Hỏa táng theo góc nhìn Đạo Phật để thấy đó là việc chẳng hề đáng sợ

Hỏa táng theo góc nhìn Đạo Phật để thấy đó là việc chẳng hề đáng sợ
By Tâm Linh
Th1 11

Hỏa táng theo góc nhìn Đạo Phật để thấy đó là việc chẳng hề đáng sợ

(Lichngaytot.com) Hỏa táng theo góc nhìn Đạo Phật là việc rất tự nhiên như hơi thở, chỉ có người không hiểu rõ mới cảm thấy hoang mang lo lắng khi nghĩ tới việc này.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);

 

Hỏa táng theo góc nhìn Đạo Phật

Theo quan điểm của Phật giáo, mỗi người có hai phần là phần thân xác và phần tâm linh, hay còn gọi là hồn và xác. Hồn là phần quan trọng, xác chỉ là đất, nước, chết rồi chỉ về với cát bụi, nhà Phật gọi xác là thân tứ đại, trong Ngũ uẩn thì xác thuộc về Sắc uẩn.

Còn bốn uẩn còn lại là thuộc về tinh thần. Phần tinh thần khi bốn uẩn đó tan rã thì Sắc uẩn về với cát bụi, còn bốn uẩn còn lại sẽ di chuyển về kiếp sau, tái sinh một đời sống mới.

Khi con người chết đi, tức thần thức không còn trên thân xác này nữa. Thân xác đã đến thời hoại diệt, nên thân này dù chôn xuống đất hay hỏa thiêu cũng không ảnh hưởng đến thần thức, đó là linh hồn hay nghiệp thức. 

Linh hồn tùy thuộc vào sự tạo lành ác khi thân xác còn sống mà chuyển nghiệp tái sinh và luân hồi hồi lục đạo, hay thành Bồ Tát, Phật. Nên theo quan niệm của Phật giáo, việc hỏa táng không ảnh hưởng gì đến linh hồn, cũng không hề gây khó khăn cho việc tái sinh, chuyển kiếp.

Vong linh được về Trời hay xuống địa ngục là do chính bản thân ta quyết định khi còn sống trên thế gian, tất cả đều do bản thân mình tự tạo ra chứ không có ai từ bên ngoài có quyền tác động.

Theo Phật Giáo Ấn Độ, việc hỏa táng là làm theo phong tục sẵn có của Ấn Độ thời cổ chứ không phải là một sự bắt buộc nhằm nhắc nhở rằng khi chết rồi thì đừng nên luyến tiếc gì nữa, vì họ tin rằng tro cốt cuối cùng sẽ hợp nhất với lực đã khai sáng ra nó. 

Xem thêm  Thưởng trà - giao thoa của tu tâm và nghệ thuật

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trước khi mất đã dặn các đệ tử hỏa táng, sau đó thu các xá lợi và chia cho các nước. Các đệ tử đã làm theo di huấn của Ngài. Các vị Thánh tăng trước đây cũng hỏa táng, hỏa táng rất sạch sẽ, văn minh, chúng ta không phải lấp xuống, đào lên.

Khi hỏa táng, vong linh sẽ không chấp trước vào thân xác, bản thân vong linh cũng rất lợi ích, người sống cũng rất nhàn hạ. Tuy nhiên, việc Đức Phật có khuyến khích việc hỏa táng hay không không hề được ghi lại.  

 
Việc này theo các nhà nghiên cứu, nó không ảnh hưởng đến văn hóa tâm linh. Việc người quá cố có độ trì cho người sống hay không là tùy thuộc vào cách sống của chúng ta chứ không phải nhất nhất phải chôn cất mới được người mất phù hộ. 
 
hoa tang theo goc nhin cua Dao Phat
 

Người Việt quá quen với tập tục chôn sau khi chết

 

Hỏa táng có nên hay không cho đến nay vẫn là câu hỏi của nhiều người Việt vì từ xa xưa đến giờ, trong khi các quốc gia khác nhau có nhiều cách xử lý thân xác sau khi chết, còn ở Việt Nam đa phần là địa táng.

Thậm chí có những vùng, người thân trong nhà tập trung tiền của xây nhà mồ thật to, thật tốn kém để mong được phù hộ để làm ăn thuận lợi. Hiện tượng này chẳng qua là những cuộc phấn đấu của những người xưa kia nghèo, thua sút người khác, nay có tiền xây nhà mồ cho ông bà, tổ tiên, để được bù đắp, thỏa dạ lúc còn sống.

Trong khi đó, ở các nước giàu có, văn mình họ rất biết tôn trọng môi trường nên các khu an táng nghĩa địa rất đơn giản. Các khu mộ gần như là đất bằng, chỉ có tấm bia, không lăng tẩm, không mồ mả cao to, cầu kỳ như ở Việt Nam.

Thực tế là khi chúng ta địa táng, xây mồ mả đẹp thì vong linh lại chấp trước, họ cứ quanh quẩn ở đó thì sẽ rất khó siêu thoát. 

Xem thêm  Chuyên gia tâm linh nói gì về việc tháng Cô hồn kiêng phơi quần áo ban đêm?

Chính quan niệm có tính cố hữu này trong tâm trí của từng người Việt nên việc thực hiện hỏa táng không quá phổ biến vì họ sẽ chấp trước, tức giận khi cho rằng thân mình bị đau đớn khi bị lửa đốt. Hỏa táng giúp cho người sống xem nhẹ thân này, và thấy được thân này rất giả tạm, chúng ta không bị chấp mắc vào cuộc đời và hơn thế nữa giải quyết được vấn đề đất, người sống sẽ không phải lo thiếu đất.

arfAsync.push(“knye9xke”);
 
lua chon hoa tang cung can nguoi than hieu va mong muon
 

Cần khai thị cho người đã khuất trước khi hỏa táng

 
Trong những năm gần đây thì hình thức hỏa táng sau khi chết khá phát triển và mọi việc có vẻ nhu rất yên ổn, không có vấn đề gì. Thế nhưng khi có những gia đình giải quyết phần tâm linh không tốt, khiến cho vong linh chấp trước, phần thần thức mến tiếc thân xác đó, họ cảm thấy mình nóng, tức giận con cháu nên có nhiều gia đình gặp những chuyện không vui sau khi hỏa táng.

Chính những điều bạn chưa biết về hỏa táng và nghĩ rằng thân xác nếu mang vào lò thiêu sẽ thấy rất nóng, đau đớn, đây là hiểu lầm cơ bản, điều này xuất phát từ sự chấp trước, do tâm chấp trước sinh ra mà thôi.

 
Nhiều vong linh sau khi chết sẽ thấy nóng và về báo mộng cũng chỉ là vì họ chấp trước vào thân xác, trong khi sự thật không phải như vậy.

Thế nhưng cũng không thể ép hay áp đặt suy nghĩ của chúng ta lên người thân hay người đã mất được. Để xử lý tốt việc này, tránh sự hiểu nhầm rồi gây ra những bất lợi cho cả người sống lẫn người chết thì chúng ta phải khai thị.

Việc khai thị nhằm mục đích giải thích cho họ hiểu rằng thân này không phải là của mình, không phải là chính mình, trước hết là của cha mẹ cho mình mượn, chúng ta mượn máu huyết của cha mẹ, sau đó ra đời mượn đất nước đắp vào. Đến lúc chết rồi thì phải trả lại.

Xem thêm  Lời Phật dạy về lòng biết ơn: Trân trọng thứ mình đang có bạn sẽ có nhiều hơn

Nhà Phật coi thân xác như chiếc áo, mỗi kiếp chúng ta mặc vào rồi hết hạn lại cởi bỏ ra, cho nên trong nhà Thiền từng nói: “Sinh như đắp chăn đông, Tử như cởi áo hạ”.

Nói cho người đó rõ quan niệm về thân, thần thức với thân có thể rời nhau để họ không chấp vào thân làm gì vì không còn quan trọng nữa, để người đó giác ngộ, họ tự nguyện rằng sau chết sẽ chấp nhận hỏa táng.

Ta có thể khai thị cho người đó để họ giác ngộ trước khi chết, hoặc nếu người đó qua đời, ta sẽ khai thị cho vong linh, để cho vong linh không chấp trước nữa, họ đồng thuận việc chọn hình thức hỏa thiêu.

Phải đến khi họ hiểu và chấp nhận việc hỏa thiêu thì quá trình này mới diễn ra, tránh để họ hoang mang, hoảng sợ, tưởng rằng người thân ép họ phải làm thế.
 

Đây là một việc làm rất quan trọng, bởi vì quan niệm chôn ở đất đã từ lâu quen với tập tục chôn sau khi chết, cho nên chúng ta phải giải quyết khâu tư tưởng này trước đối với người sống và đối với vong linh đều phải khai thị. 

(Tổng hợp)

Đức Phật nói về tái sinh, cuộc sống sau khi chết
Bảy cửa ải sau khi chết con người phải trải để đầu thai sang kiếp khác
Nếu một mai đến hồi tạ thế, bạn sẽ chọn điều gì để mang theo?

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!