Chuyện vị hòa thượng không có chỗ trú mưa
– Đây là do sư trụ trì của chúng tôi ghi vì có một lần thầy phải đội mưa về vì có một vị tên là như thế đã từ chối không cho ông trú mưa. Theo trụ trì thì hai người đã không kết được thiện duyên nên ghi tên của vị đó lên tấm bảng này. Mỗi ngày trong lúc tụng kinh, sư trụ trì cũng cầu khấn cho vị đó, hy vọng rằng có thể cùng vị này hóa giải oán duyên.
Hãy lấy tâm từ bi để trị cái ác
Và chính Đức Phật đã thường xuyên nhắc nhở chúng ta dùng lòng từ bi để đối đãi với mọi người không chỉ có thể hóa giải mọi ân oán mà còn tạo phúc đức cho bản thân mình và cho người.
Đức Phật luôn nhấn mạnh nếu ta muốn điều hòa cuộc sống này chúng ta phải tập tức là tập “Từ – Bi – Hỷ – Xả” để nhẫn nhịn và vui vẻ tha thứ cho người khác.
Lấy ác để trị ác là sai lầm
Từ việc nhỏ bé gây đổ vỡ mất hạnh phúc với bạn bè, đồng nghiệp, anh em,… cho tới việc khủng bố hay chiến tranh giữa các phe phái, tất cả đều xuất phát từ sự oán hận đang nằm sâu trong thâm tâm mỗi người.
Ta phải hiểu được cảnh khổ của việc cứ sống mãi trong cái ác từ đời này sang kiếp khác để sớm nhận ra rằng chỉ có dùng lòng từ bi để xóa đi, diệt đi lòng sân hận oán hờn. Vì thế mỗi chúng ta cần có lòng từ bi để hóa giải tất cả.
Khi một người dùng tâm từ bi của mình để cảm hóa người khác thì năng lượng từ thiện tâm còn mạnh mẽ gấp vạn lần, nên tư bi là sức mạnh vạn năng hóa giải hoàn toàn ác duyên, lại tạo ra thiện duyên vô cùng…
Nếu mỗi người biết áp dụng lòng từ bi, chắc rằng sự thù hằn độc ác sẽ giảm đi, đâu còn việc đầu độc oán hờn vương khắp nơi nữa. Nếu mọi người đều có lòng từ bi, đâu còn cảnh tạo bất an chèn ép bức đọa con người, gây khủng bố chiến tranh chết bao sinh mạng.
Từ bi là biểu hiện của trí tuệ
Lấy oán báo oán, oán ấy chất chồng
Lấy đức báo oán, oán ấy tiêu tan.
Nhan Hồi cũng từng nói: “Người thiện với ta, ta cũng thiện, người không thiện với ta, ta cũng thiện”. Đức Phật dạy: Hãy tha thứ cho người làm tổn thương bạn, bởi đó đều là người tới để độ bạn!
Lấy đức báo oán, thiện hóa người khác, đây chính là tấm lòng người hiểu biết, của bậc trí thức, chí nhân quân tử. Để phát huy được lòng từ bi, trước hết ta phải biết nhẫn để không còn cảm thấy đau thương mà người đã gây ra cho ta, không những thế ta cần khả năng thấu cảm với nỗi khổ của người khác, để cảm thông cho việc họ đã làm.
Ta cũng phải hiểu rằng làm người ai cũng có Phật tính trong người để tìm cách giúp họ hồi tâm chuyển ý, biết ăn năn sám hối. “Nhân chi sơ – tính bổn thiện”, con người vốn sẵn có đầy đủ Phật tính, nhưng họ cần đúng người khơi gợi Phật tính họ ra.
Thế nên ta cần biết dùng tâm từ bi của bản thân để cảm hóa đối phương đó mới là cách hành xử của người hiểu biết. Lấy lòng khoan dung để tiếp nhận thái độ công kích của đối phương, một nụ cười đáp lại lời châm biếm, hay lấy nhường nhịn cảm hóa sự chế giễu cũng như lấy bao dung đối đãi với khuyết điểm và sự hiểu lầm của người khác.