1. Điểm chung giữa Phật giáo Tiểu thừa và Đại thừa
Cả hai Tiểu thừa và Đại thừa đều bắt nguồn từ vị Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni, nhưng khác nhau nơi sự quan tâm về thực hành giáo pháp và tư tưởng.(sa. sarvasattva). Hình tượng tiêu biểu của Đại thừa là Bồ Tát (sa. bodhisattva) với đặc tính vượt trội là lòng bi (sa., pi. karuṇā). Bộ kinh được xem là kinh văn Đại thừa đầu tiên là Bát-nhã bát thiên tụng
Ở Việt Nam – một trong những trung tâm phát triển sớm của Phật giáo thế giới, chứng kiến sự phát triển của cả hai trường phái Tiểu thừa và Đại thừa.
Với tư tưởng nhân văn, “từ bi hỉ xả”, bình đẳng giữa các chúng sinh, khuyên con người làm việc thiện, tránh điều ác… Phật giáo Tiểu thừa và Đại thừa đều đã nhanh chóng đi vào lòng người, được đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình, hưởng ứng và gắn liền với mỗi giai đoạn phát triển của quốc gia, dân tộc.
2. Sự khác nhau Tiểu thừa và Đại thừa
2.1. Phật giáo Tiểu thừa
Phái Tiểu (Hyayana) thừa được truyền bá ra nhiều nơi, từ Xri Lanka đến Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam… Quá trình phát triển của phái Tiểu thừa cũng chia thành nhiều chi phái, tiêu biểu như Thành thực tông, Luật tông, Câu xá tông…
+ Theo phái Phái Tiểu thừa chỉ có Thích Ca là Phật duy nhất.
+ Chỉ những người xuất gia tu hành mới được cứu vớt. Phái này cho rằng những người theo Tiểu thừa phải tự giác ngộ, tự giải thoát cho bản thân mình, không thể giải thoát cho người khác.
Theo các môn đồ Tiểu thừa thì phái này đại diện cho học thuyết thuần khiết và khởi thủy như những gì mà Phật đã thuyết giảng. Những quan niệm của nó chủ yếu dựa vào các kinh ghi lại lời dạy của Phật tổ, quy tắc kỷ luật tu hành dựa vào Luật tạng.
2.2. Phật giáo Đại thừa
Phật giáo Đại thừa được truyền bá đến nhiều nơi trên thế giới, trước hết là các nước châu Á. Từ Ấn Độ truyền sang Tây Tạng rồi vào Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam… Trong quá trình đó, phái Đại thừa cũng chia thành nhiều chi phái, tiêu biểu có Pháp tương tông, Tam luận tông, Hoa nghiêm tông, Mật tông, Tịnh độ tông, Thiền tông.
+ Giáo lý Đại thừa có nhiều cái mới so với đạo Phật nguyên thủy.
+ Họ cho rằng không chỉ những người xuất gia tu hành mà cả những phật tử cũng được cứu vớt.
+ Họ quan niệm rằng sinh tử luân hồi và Niết Bàn không phải là hai phạm trù khác biệt, ngay trong quá trình tồn tại (quá trình sinh tử) cũng có thể đạt được Niết Bàn. Theo phái Đại thừa, Niết bàn là nơi cực lạc, là thế giới của các vị Phật, giống như Thiên đường của các tôn giáo khác.
Bồ Tát cũng là đối tượng được thờ cúng. Bồ Tát là những người đã đạt được sự hoàn thiện bằng tu luyện, đáng được lên Niết bàn song tự nguyện ở lại trần gian để cứu độ chúng sinh. Trong các vị đó, Quan Âm Bồ Tát được kính trọng nhất.
3. Hiểu thế nào cho đúng về Tiểu thừa và Đại thừa
Phật giáo Bắc Tông theo khuynh hướng phát triển lời Phật, còn Phật giáo Nam Tông theo khuynh hướng bảo thủ (giữ nguyên giá trị) lời dạy của Đức Phật và các vị Thánh Tăng thuyết trong 5 bộ Kinh Nikāya.
Không nên chê bai Tiểu Thừa hạ liệt, căn cơ yếu kém nhưng nên hiểu rằng, trải qua hơn 400 năm khẩu truyền và hơn 2000 năm truyền bá, kinh giáo không tránh khỏi sự thêm bớt của người thụ trì, nghĩa là vẫn không mang tính Nguyên Thủy “thuần túy”.
Mặc dù vậy, Đạo Phật có Tứ Diệu Đế là chân lý rốt ráo cùng tột và 3 pháp ấn là 3 chân lý không thể nào chối cãi là “Các pháp hữu vi là Khổ, Vô Thường, Vô Ngã” và pháp vô vi là Vô Ngã. Người học Phật cần phải soi sáng mọi lời dạy xem coi nó có mâu thuẫn với Tứ Diệu Đế và Tam Pháp Ấn hay không? Nếu mâu thuẫn thì nên cẩn thận trước những tư tưởng của người khác.
MiMo (Tổng hợp)