Khu rừng tự sát Aokigahara: Nơi tăm tối và im lặng tuyệt đối với những câu chuyện rùng rợn đầy ám ảnh

Khu rừng tự sát Aokigahara: Nơi tăm tối và im lặng tuyệt đối với những câu chuyện rùng rợn đầy ám ảnh
By Tâm Linh
Th1 14

Khu rừng tự sát Aokigahara: Nơi tăm tối và im lặng tuyệt đối với những câu chuyện rùng rợn đầy ám ảnh

Rừng Aokigahara còn có một cái tên gọi khác là “khu rừng tự sát” của Nhật Bản. Đây là một nơi bí ẩn, hoang vu, rùng rợn và là một địa điểm hoàn hảo để tự sát. Đôi khi người dân địa phương còn gọi khu rừng này là Jukai, có nghĩa là biển cây.

Khu rừng tự sát Aokigahara: Nơi tăm tối và im lặng tuyệt đối với những câu chuyện rùng rợn đầy ám ảnh - Ảnh 1.

Aokigahara là một khu rừng im lặng tuyệt đối, bất kì ai bước chân vào cũng đều dễ dàng bị lạc và khó có thể thoát ra được. Những người đến đây tự sát hầu hết đều bị thất tình, trầm cảm hoặc những doanh nhân thất bại. Có rất nhiều câu chuyện ma quái được dựng lên quanh khu rừng này và nhiều người cũng tin rằng hồn ma của người đã chết vẫn còn lang thang, vất vưởng quanh đó.

Một khu rừng kì dị nằm dưới chân núi Phú Sĩ

Nằm ngay dưới chân núi Phú Sĩ, ngọn núi cao nhất Nhật Bản, khu rừng Aokigahara gồm rất nhiều cây thân gỗ cao, to, tán dày bao phủ cả mặt đất. Rễ cây mọc nổi lên cả mặt đất tạo nên rất nhiều hình thù kì dị. Những ai đi vào khu vực này để tìm kiếm thi thể thường rất dễ bị lạc đường vì các hàng cây quanh co tạo ra một mê cung bí ẩn và không có lối thoát.

Ngoài ra, các tán cây của khu rừng này dày đặc đến mức hầu như không thể nhìn thấy bầu trời. Các mỏ sắt trong đất cũng khiến GPS và điện thoại di động trở nên vô dụng. Chính vì thế, người ta thường dùng băng dính màu quấn vào cây để đánh dấu con đường họ đã đi.

Khu rừng tự sát Aokigahara: Nơi tăm tối và im lặng tuyệt đối với những câu chuyện rùng rợn đầy ám ảnh - Ảnh 2.

Mức độ phát triển của cây cối ngăn gió xâm nhập vào khu rừng này, điều đó mang lại cho Aokigahara một sự tĩnh lặng tuyệt đối. Chính vì vậy, bất kì âm thanh nào lọt vào đây cũng có thể nghe thấy rõ mồn một dù ở khoảng cách khá xa.

Xem thêm  Chớ làm điều này khi đi lễ chùa, HỌA nhiều hơn PHÚC

Hầu như không có động vật hoang dã sống tại khu vực này. Sự dày đặc của cây khiến cho động vật khó đi vào và tìm kiếm thức ăn. Bất kì động vật nào sống trong các tán lá rậm rạp đều sống về đêm và không bao giờ được nhìn thấy bởi con người.

Truyền thuyết về những hồn ma

Cái chết đầu tiên ở Aokigahara xuất phát từ hủ tục ubasute từ thời xa xưa. Đây là một hủ tục độc ác vì vào thời kì đói kém, hạn hán và khi không có đủ thức ăn, người ta thường sẽ đem những người già yếu, chủ yếu là phụ nữ vào rừng Aokigahara và bỏ mặc họ cho đến chết. Những người này sẽ chết dần chết mòn trong khu rừng và linh hồn của họ không thể siêu thoát vì thế họ ám vào những cái cây.

Khu rừng tự sát Aokigahara: Nơi tăm tối và im lặng tuyệt đối với những câu chuyện rùng rợn đầy ám ảnh - Ảnh 3.

Trong văn hóa dân gian Nhật Bản, những linh hồn được gọi là yurei được cho là ám ảnh khu rừng này. Họ thường có hình dạng là một người phụ nữ nhợt nhạt, mặc một chiếc váy dài trắng và có mái tóc đen dài. Những hồn ma này quanh quẩn bên những cành cây cong, dẫn dắt người sống tìm đến cái chết.

Nhiều người đi bộ qua khu rừng thường nghe thấy tiếng rên rỉ, khóc lóc và điều đó càng làm cho câu chuyện thêm phần rùng rợn.

Các vụ tự tử đại diện cho cuộc sống ở Nhật Bản

Có rất nhiều người đến Aokigahara để từ bỏ mạng sống của chính mình. Hầu hết là những người làm công ăn lương ở Nhật Bản và bị cho thôi việc. Nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều người trẻ tuổi vì thất tình mà tự tử, hoặc bệnh nhân mắc bệnh nan y, người bị trầm cảm và gần đây nhất là người thân của những người thiệt mạng trong vụ động đất, sóng thần năm 2011.

Khu rừng tự sát Aokigahara: Nơi tăm tối và im lặng tuyệt đối với những câu chuyện rùng rợn đầy ám ảnh - Ảnh 4.

Bệnh tâm thần, thất nghiệp, nợ nần, bệnh tật đều được cho là lý do của những vụ tự tử trong rừng.

Xem thêm  Nghe cuộc đối thoại của quỷ và Phật giúp ta khai mở và nâng tầm trí tuệ vượt bậc

Để ngăn chặn các vụ tự tử, chính quyền Nhật Bản đã lắp đặt bảng chỉ dẫn và đưa ra những câu slogan khích lệ, động viên người dân quanh khu vực rừng Aokigahara như “Cuộc sống là một món quà quý giá mà cha mẹ bạn ban tặng!” hay “Hãy nghĩ về gia đình của bạn!” và “Làm ơn tới gặp cảnh sát trước khi bạn quyết định chết!”.

Aokigahara là nơi có nhiều vụ tự tử lớn thứ hai trên thế giới

Người ta ước tính rằng khu rừng này là nơi nhiều người đến tự sát nhất, chỉ đứng sau Cầu Cổng Vàng. Chính quyền Nhật Bản không công bố số liệu các vụ tự tử xảy ra ở Aokigahara nhằm ngăn chặn việc này trở nên phổ biến hơn nữa. Được biết, các nhân viên lâm nghiệp tìm thấy khoảng 70 xác chết mỗi năm, nhưng người ta nghĩ rằng nhiều người đã biến mất hoặc bị nuốt chửng bởi thảm thực vật dày đặc ở đây.

Khu rừng tự sát Aokigahara: Nơi tăm tối và im lặng tuyệt đối với những câu chuyện rùng rợn đầy ám ảnh - Ảnh 5.

Bước chân vào khu rừng này, người ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh rùng rợn như xương người, xác chết nằm rải rác khắp nơi. Hình thức tự tử phổ biến nhất trong khu rừng là treo cổ tự tử, vì thế cảnh vật xung quanh càng khiến cho nhiều người khiếp đảm và ám ảnh.

Không phải tất cả những người đến khu rừng này để tự sát đều đã lên kết hoạch cho cái chết của mình. Đôi khi đó là những du khách, khi bước chân vào khu rừng liền bị lạc và mất phương hướng. Điều này khiến tâm trí họ bị hỗn loạn và dễ dàng bị những hình ảnh ma quái xung quanh làm cho hoảng loạn rồi tìm đến cái chết.

Xem thêm  Tụng Kinh Dược Sư – Bệnh tật tiêu tan, Thân Tâm thoát khỏi bể khổ

Các nhân viên lâm nghiệp Aokigahara làm nhiệm vụ tìm kiếm thi thể trong khu rừng thường thực hiện một “nghi thức” dành cho những người đã khuất. Họ sẽ phải đem những thi thể này từ trong rừng ra đồn cảnh sát địa phương và đặt thi thể vào trong một căn phòng đặc biệt. Các nhân viên sau đó sẽ lựa chọn ra một người ngủ lại trong phòng với xác chết qua một đêm. Đây là nghi thức để linh hồn của người quá cố không bị bỏ lại một mình.

(Theo Ranker)

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!