- 1. Kiếp là gì?
- 2. Kiếp người là gì?
- 3. Tiểu kiếp là gì?
- 4. Trung kiếp là gì?
- 5. A tăng kỳ là gì?
- 6. Đại kiếp là gì?
- 7. Phật kiếp là gì?
1. Kiếp là gì?
Một số điều cần biết về kiếp:
- Trong tiếng Anh từ aeon được dùng để dịch từ Kappa.
- Kappa không phải khái niệm do Phật giáo sáng tạo, đó chỉ là tên gọi chung một đơn vị thời gian của Ấn Độ cổ đại, để tính những khoảng thời gian dài.
- Trong hệ thống tính thời gian của Phật Giáo, Kappa có nghĩa là một chu kỳ hay một aeon được dùng để chỉ những giai đoạn thời gian hay thời kỳ nào đó theo thứ tự chu kỳ.
- Tiếng Việt chúng ta dùng từ “kiếp” để tạm dịch, mặc dù ở đây không có nghĩa như chỉ là một “kiếp người” như ta vẫn thường dùng.
- Đại kiếp (maha-kappa),
- A tăng kỳ kiếp (asankheyya-kappa),
- Trung kiếp (antara-kappa),
- Một kiếp sống hay một kiếp người là vòng đời hay khoảng thời gian tuổi thọ của con người (ayu-kappa).
2. Kiếp người là gì?
3. Tiểu kiếp là gì?
Tiểu kiếp là là kiếp nhỏ được tính theo thọ mệnh của loài người trên địa cầu này. Theo đó, các kinh Đại và Tiểu thừa đều có chép, một tiểu kiếp có hai thời: thời giảm và thời tăng.
- Thời giảm hay còn gọi là giảm kiếp khởi đầu từ thọ mạng dài nhất của người được 84.000 tuổi, cứ quá 100 năm, giảm một tuổi, giảm tới khi thọ mệnh người chỉ còn 10 tuổi. Hết cái khoảng trăm năm mà người ta chỉ sống được đến 10 tuổi, thì sang thời tăng.
- Thời tăng hay còn gọi là tăng kiếp: Bắt từ đây trở đi, từ thọ mệnh 10 tuổi, qua 100 năm, tăng thêm một tuổi, tăng mãi đến khi thọ mạng của người ta tới được 84.000 tuổi như lúc đầu thì lại quay lại giảm kiếp.
Quá trình thời gian một lần giảm một lần tăng như vậy gọi là một kiếp nhỏ (Tiểu kiếp).
Trong kinh Phật có ghi “Khi thọ mệnh người giảm đến 10 tuổi, thì phụ nữ mới sinh được 5 tháng đã đi lấy chồng. Lúc ấy trong thế gian, không còn có các thức ăn có vị ngọt như dầu bơ, đường trắng, mật”.
Trường A Hàm có chép: “Khi thọ mệnh người đạt 8 vạn tuổi thì phụ nữ 500 tuổi mới lấy chồng. Lúc bấy giờ, đất đai trên địa cầu bằng phẳng, không có gò đống, hang hố, gai góc, cũng không có rắn rết, ruồi muỗi, côn trùng độc; gạch, ngói, đá đều biến thành ngọc lưu ly; nhân dân giàu có thóc gạo giá rẻ, hạnh phúc cùng cực”.
Trong A tăng kỳ thứ tư hay “Kỷ nguyên Đã Phát Triển”, vòng đời hay tuổi thọ của con người có tăng hay giảm tùy thuộc đức hạnh hay mức độ luân lý của loài người.
- Nếu đạo đức của con người đang phát huy, thì tuổi thọ của con người sẽ tăng lên đến mức siêu thọ 80.000 tuổi khi đó chúng ta đã đạt đỉnh cao đức hạnh của loài người.
- Nếu mức độ đạo đức con người ngày cảm giảm đi thì sẽ có lúc tuổi thọ loài người chỉ còn 10 năm, đó là tuổi thọ thấp nhất của giống loài người.
Theo sách Phật, địa cầu nơi chúng ta ở, diễn biến qua bốn giai đoạn lớn: Thành (hình thành), Trụ (tồn tại), Hoại (hủy hoại), Không (thành hư không). Mỗi giai đoạn lớn như vậy, dài bằng 200 tiểu kiếp.
4. Trung kiếp là gì?
Nhưng tất cả 4 kỷ nguyên hay A tăng kỳ kiếp đó có độ dài như nhau và trong tất cả Luận Giảng, mỗi A tăng kỳ kiếp (Asankheyya-kappa: tức một trong 4 kỷ nguyên Không Thể Tính Được) được chia đều thành 64 kỷ nguyên Trung Kiếp.
5. A tăng kỳ là gì?
Điều này là bởi vì có một kỷ nguyên khác được cho là một Trung kiếp, đó là vòng đời hay “tuổi thọ” ở cảnh giới địa ngục A Tỳ (Avici), được cho là bằng đến 1/80 của một Đại kiếp hay bằng 1/20 một A tăng kỳ kiếp.
- Kiếp A tăng kỳ lấy một kiếp làm một A tăng kỳ.
- Sanh A tăng kỳ tức là trong mỗi một kiếp trải quả vô số đời.
- Diệu hạnh A tăng kỳ tức là trong mỗi một kiếp tu hành vô số diệu hạnh.
6. Đại kiếp là gì?
Nói cách khác, một lần sinh diệt của địa cầu là một đại kiếp (kiếp lớn). Thế nhưng, trong giai đoạn Hoại kiếp, mỗi lần xảy ra hỏa tai lớn, thì thiêu cháy từ địa ngục vô gián đến cõi trời sơ thiền của sắc giới. Mỗi lần xảy ra thủy tai lớn, nước tràn ngập từ địa ngục vô gián đến cõi trời nhị thiền của sắc giới. Và cuối cùng, một trận bão lớn, gió thổi mạnh suốt từ địa ngục vô gián đến cõi trời tam thiền của Sắc giới.
Có thể nói, trong một đại kiếp, vào giai đoạn Hoại kiếp, cả thế giới này từ địa ngục vô gián cho tới cõi trời tam thiền của sắc giới, đều nằm trong phạm vi ảnh hưởng của kiếp nạn, hỏa, thủy và phong tai.
Chỉ có cõi trời thiền thứ 4 của sắc giới và 4 cõi trời thiền của Vô sắc giới mới tránh khỏi được kiếp nạn. Thế nhưng, đến giai đoạn Hoại kiếp, các chúng sinh ở thế giới này đều là chuyển sinh sang các thế giới khác, hoặc là siêu thăng lên cõi trời thiền thứ 4 của Sắc giới. Có thể nói, không có chúng sinh nào là không có nơi an thân.
7. Phật kiếp là gì?
Một đại kiếp không có xuất hiện vị Phật nào thì được gọi là Kiếp Không (suñña kappa). Một kiếp nào có một hay nhiều vị Phật xuất hiện thì được gọi là một Phật Kiếp (Buddha kappa).
- Sara-kappa: Kiếp có một vị Phật xuất hiện
- Manda-kappa: Kiếp có hai vị Phật xuất hiện.
- Vara-kappa: Kiếp có ba vị Phật xuất hiện.
- Saramanda-kappa: Kiếp có bốn vị Phật xuất hiện.
- Bhadda-kappa: Kiếp có năm vị Phật xuất hiện.
- Đức Phật Kakusandha (Câu-Lưu-Tôn),
- Đức Phật Konagamana (Câu-Na-Hàm),
- Kassapa (Ca-Diếp),
- Đức Phật Cồ-Đàm (Gotama) hay Phật Thích Ca Mâu-Ni (Sakyamuni).
- Đức Phật Di Lặc (Mettaya), chưa xuất hiện trong đại kiếp này.
Trong hơn 10 tiểu kiếp còn lại, sẽ có 996 vị Phật sẽ ra đời lần lượt trên địa cầu này, và vị Phật đầu tiên trong số này sẽ xuất hiện chính là Phật Di Lặc; vì vậy mà Phật giáo gọi “Di Lặc là Di Lặc tôn Phật hạ sinh”.
Sự kiện đức Di Lặc thành Phật trên địa cầu này diễn ra trong giai đoạn tăng kiếp của tiểu kiếp thứ 10, lúc thọ mệnh trung bình của loài người đạt 8 vạn tuổi, đại khái cách xa hiện nay đến 56 ức năm, ước tính bằng 10.000.000 năm (10 triệu), 56 ức năm là 560 triệu năm.