- 1. Thời niên thiếu và duyên lành xuất gia
- 2. Sự tích về La Hầu La trở thành Sa di đầu tiên
- 3. Vì sao La Hầu La là Mật hạnh đệ nhất?
- 4. Tiền kiếp của La Hầu La
- 5. Ngài La Hầu La những ngày cuối đời
1. Thời niên thiếu và duyên lành xuất gia
Tên La Hầu La được chính Đức Phật đặt cho con trai với ý nghĩa “ràng buộc” – có trách nhiệm đối với Thái tử, là sợi dây ràng buộc tình cảm duy nhất của Ngài với trần bụi, với cuộc sống luân hồi sinh tử.
Lần đầu tiên La Hầu La được gặp bố mình là lúc lên bảy tuổi, đúng lúc Đức Phật về thăm lại quê nhà lần đầu tiên sau 3 năm thành đạo.
Trong chuyến về thăm nhà, nhà vua cùng nhân dân đi đón Phật, vợ của Ngài là Da Du Ðà Là và con trai La Hầu La không đi, chỉ lên lầu ngó trông.
Một hôm Phật bảo La Hầu La mang cho Ngài một chậu nước để Phật rửa chân, rửa chân xong, đức Phật bảo:
– Chậu này không dùng được vì mặt chậu bám đầy chất dơ. Chậu dơ không dùng được, thân thể cũng thế, mang danh xuất gia mà không tu giới định huệ, không thanh tịnh thân khẩu ý, mình dính đầy ba độc cấu uế thì có khác gì cái chậu dơ này. Đã không dùng đến thì thà đập bể còn hơn. Phật đá nhẹ vào khiến cái chậu vỡ làm đôi. Hỏi: Nhà ngươi có tiếc cái chậu không?
2. Sự tích về La Hầu La trở thành Sa di đầu tiên
3. Vì sao La Hầu La là Mật hạnh đệ nhất?
Tìm hiểu La Hầu La là ai chúng ta biết rằng đây là vị Thánh Tăng, một trong thập đại đệ tử của Đức Phật được Ngài ca ngợi là bậc Mật hạnh đệ nhất. Kinh tạng đề cập đến Ngài tuy không nhiều nhưng cũng đủ để nói lên mật hạnh của Ngài.
Đức Phật dùng thần thông biết chuyện mới hỏi chon trai:
– Này La Hầu La, sao con nằm ở đây?
– Vì không có chỗ ở, bạch Thế Tôn, trước đây các Tỳ Kheo cho con ở chung, nay vì sợ phạm tội, không cho con chỗ ở. Nghĩ rằng, đây là một chỗ không va chạm một ai, nên con nằm ở đây.
La Hầu La luôn nhận lỗi về mình, không muốn va chạm một ai, không chống đối một Tỳ Kheo nào, kham nhẫn với chướng ngại là hạnh thầm lặng, ẩn mật của La Hầu La.
– Này La Hầu La, hãy tu tập sự tu tập như đất. Này La Hầu La, do tu tập sự tu tập như đất, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại. Này La Hầu La, ví như trên đất người ta quăng đồ tịnh, quăng đồ không tịnh, quăng phân uế, quăng nước tiểu, nhổ nước miếng, quăng mủ và quăng máu; tuy vậy đất không lo âu, không dao động hay không nhàm chán; cũng vậy, này La Hầu La, hãy tu tập như đất.
– Này La Hầu La! Người không biết nhẫn nhục không thể thấy Phật, thuận Pháp, gần Tăng, thường bị đọa lạc vào đường dữ. Có nhẫn nhục mới có bình an, mới tiêu trừ được họa hoạn, khai thông trí tuệ. Trí tuệ tối cao là con đẻ của nhẫn nhục. Người có trí tuệ mới thấy được quả báo thâm viễn, khắc phục sân tâm, thường hành tinh tấn, thể hiện chân tinh thần và chân ý nghĩa của Phật pháp hòa hợp với thế tục mà không bị ô nhiễm. Nhẫn nhục là tăng thượng duyên của đạo pháp, giúp hành giả sớm chứng giải thoát.
4. Tiền kiếp của La Hầu La
– La Hầu La không phải nay mới ham học, thuở trước cũng đã ham học như vậy.
5. Ngài La Hầu La những ngày cuối đời
Về năm Niết Bàn của La Hầu La cũng có hai truyền thuyết. Một thuyết nói La Hầu La Niết bàn trước Phật vài năm, thuyết khác ghi khi Phật Niết Bàn La Hầu La còn quỳ bên Phật.
Theo truyền ký Da Du Đà La cùng tuổi với Phật, nhưng niết bàn năm 78 tuổi như thế là trước Phật 2 năm. Còn La Hầu La niết bàn không quá 50 tuổi trước cả Phật và Da Du Đà La.