Làm gì với đồ của người thân đã qua đời? Câu hỏi không phải ai cũng dễ tìm ra lời đáp

Làm gì với đồ của người thân đã qua đời? Câu hỏi không phải ai cũng dễ tìm ra lời đáp
By Tâm Linh
Th1 09

Làm gì với đồ của người thân đã qua đời? Câu hỏi không phải ai cũng dễ tìm ra lời đáp

Tamlinhthanbi.com Việc phải làm gì với đồ của người thân đã qua đời luôn có nhiều quan điểm khác nhau với những lập luận riêng và dưới đây cũng là một góc nhìn để độc giả tham khảo.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);

Làm gì với đồ của người thân đã qua đời 

 
Việc thực hiện các nghi lễ cần thiết khi người thân qua đời không phải ở địa phương nào hay gia đình nào cũng giống nhau. Vì thế, ngay cả việc nên làm gì với đồ của người thân đã qua đời cũng có nhiều ý kiến trái chiều.

Thông thường, mỗi chúng ta có rất nhiều đồ đạc bên mình như quần áo, túi xách, giày dép, đồ trang sức… và khi một người qua đời thì những đồ này của họ vẫn còn mới, có thể tái sử dụng được. Thế nhưng vì sợ hãi nên theo quan điểm dân gian, các vật dụng cá nhân của những người này đều được chôn, hoặc đốt để họ mang theo.

Ít người dám mặc lại đồ của người đã khuất vì họ từng kể cho nhau về câu chuyện người chết vì tiếc chiếc khăn hàng hiệu của mình mà vẫn hiện về trong giấc mơ để đòi lại chiếc khăn yêu thích đó.  Thực hư về những câu chuyện tương tự như thế nào thì chưa ai biết nhưng nghi thức này vẫn được người Việt thực hiện cho đến tận bây giờ.

 
Thế nhưng theo góc nhìn của Đạo Phật, con người sinh ra tuân theo quy luật tự nhiên “Sinh, Lão, Bệnh, Tử” và mọi thứ đều vô thường, ta vốn chẳng sở hữu cái gì, khi chết đi thì cũng chỉ là cát bụi mà thôi. Vì vậy khi chết đi thì ta chẳng mang theo được gì.

Do đó, thậm chí vong linh người đã khuất đòi đồ nhưng họ cũng đâu có thể dùng được, chỉ là cái tâm tham đắm đang hành hạ họ, khiến họ không siêu thoát được. Việc này giống như việc những người nghiện chết đi vẫn đi theo những người nghiện để được quay trở lại cảm giác cũ chứ thực tế họ chẳng còn đủ cảm nhận mùi vị gì như người sống. 

 
lam gi voi do cua nguoi than da qua doi
 
Với những người đã khuất được siêu thoát thì hoàn toàn chẳng còn vương vấn bụi trần, bạn có gọi hồn trăm nghìn lần thì cũng chẳng thể được vì có thể họ đã tái sinh sang kiếp khác, người hiện về nếu có thể cũng chỉ là một vong hồn lai vãng nào đó mà thôi.

Xem thêm  Trạng thái tu tập cao nhất của Phật giáo chỉ là 8 CHỮ này, hãy xem bạn có làm được không!

Chỉ có những vong hồn này sợ hãi với sự cô quanh của mình, họ lạc lối trong không gian, không biết đi đâu về đâu nên họ cảm thấy đói, rét và lạnh chứ thực tế họ cũng chẳng thể ăn được gì. Nếu ta có cúng cho họ thì cũng chỉ là họ tưởng tượng ra chứ cũng chẳng thể nếm hay cảm nhận mùi vị.

 
Chúng ta cần phải tìm hiểu khía cạnh tâm linh để hiểu rằng khi chết ta còn lại gì, sức mạnh của con người là Trí tuệ và đó là cái duy nhất ta có thể mang đi từ kiếp này sang kiếp khác chứ không phải quần áo, tiền bạc,…
 
Nói về việc mặc lại đồ người chết chưa có nghiên cứu nào khẳng định nó gây nguy hiểm cho người dùng nó vì vậy tùy vào mong muốn của gia đình để quyết định có nên giữ lại các kĩ vật hay không
 
arfAsync.push(“knye9xke”);
Chính vì vậy, nói về việc mặc lại đồ người chết chưa có nghiên cứu nào khẳng định nó gây nguy hiểm cho người dùng nó vì vậy tùy vào mong muốn của gia đình để quyết định có nên giữ lại các kĩ vật hay không.

Nhưng nhìn chung cũng chẳng ai muốn mặc đồ của người chết, nhưng việc đốt những đồ chưa bị hỏng đi quả là phí phạm, thậm chí còn có tác động xấu tới môi trường. Trong khi đó, những người có hoàn cảnh khó khăn vẫn đang rất cần dùng những bộ đồ này thì ta vẫn nên cho họ, hoặc những đồ hiệu có giá trị lớn vẫn nên bán để chuyển chúng thành tiền mặt để người nhà chia nhau hay làm từ thiện sẽ ý nghĩa hơn là đốt hết chúng đi.

Nhìn chung thì tùy theo tính chất đồ vật và giá trị của đồ vật mà người chết để lại mà chúng ta có những cách xử lý khác nhau. Cũng tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và quan niệm của mỗi gia đình để xử lý sao cho ổn thỏa nhất.

Xem thêm: Lời Phật dạy: “Người chết có thể mang theo thứ gì? 

 
dot do cua nguoi da khuat hoan toan phu thuoc vao quan diem ca nhan
 

Hiểu thêm về cái chết theo góc nhìn Đạo Phật

 
Những thời điểm như khi ta chào đời, sinh nhật và chết đi đều được xem là dấu mốc quan trọng nhưng ít khi chúng ta muốn bàn về cái chết vì sợ hãi, vì lẩn tránh. Thực ra hiểu về cái chết rất quan trọng vì việc này giúp chúng ta có được nhận thức đúng đắn hơn từ trước đó để khi nhắm mắt xuôi tay sẽ thanh thản, nhẹ nhàng như không.

Xem thêm  Như thế nào được gọi là linh hồn trưởng thành?

Có nhiều quan điểm khác nhau về cái chết, thậm chí là ngay lúc đưa tang cũng mỗi nơi có một góc nhìn khác nhau, người theo Đạo Phật thường không khóc sợ làm chấn động thần thức người chết khó mà siêu thoát.

Trong khi đó, một số người miền Bắc hoặc Trung mặc định là phải khóc thật to để thể hiện sự thương xót, hoặc có nơi có khi tang chủ thuê người khóc hộ.

Xem thêm: Hãy cho người thân của mình cơ hội để siêu thoát
 

Hiểu biết về cái chết của chúng ta từ xưa đến nay vẫn thường khá mơ hồ, ta chỉ biết mặc định rằng trần sao âm vậy nên chúng ta xây mộ kiến thiết nhà mồ thật trang trọng, lúc nào cũng giữ sạch, dáng vẽ uy nghi tráng lệ nhằm để nói lên phần mộ nầy có con cháu báo hiếu chăm sóc hằng ngày. 

Còn từ thời phong kiến các vua chúa như Tần Thủy Hoàng ((259-210) trước công nguyên), vừa lên ngôi năm 13 tuổi. Đến năm 22 tuổi đã cho xây cung điện thu nhỏ ở âm phủ, tạo thế đứng cho mình sau khi chết vẫn còn có cuộc sống như dương gian.

 
vua chua ngay xua chet di chon theo ca cung tan
 

Hay từng có quan niệm chôn theo cả tài sản, thê thiếp còn sống cũng phải chôn theo. Trong sử học Việt Nam có Công nữ Ngọc Vạn làm Hoàng hậu thời vua Chetta đệ nhị, vương quốc Campuchia bị chôn theo vua khi Ngài mất, nhưng sau đó bà tìm cách trốn được về nước Đại Việt.

Thế nhưng từ khi họ qua đời chẳng ai biết là cuộc sống của họ dưới âm gian ấy có được như họ muốn với đời sống vương giả và thê thiếp mang theo. Riêng theo Phật giáo thì mỗi người khi chết đi sẽ thuận theo nghiệp quả của mình mà chuyển kiếp, các vị vua ấy và thế thiếp của họ không biết bao nhiêu đời mới có thể tái hợp?

Xem thêm  Các động vật khác có tu tập hay không? Liệu chúng có khả năng cảm nhận về tâm linh?

Thế nhưng theo góc nhìn Đạo Phật, khi chúng ta chết đi sẽ có người chuyển kiếp hoặc bị đày xuống địa ngục, người lên thiên đường,… đều là do nghiệp dẫn. Nhưng dù thế nào thì cuộc sống của người sống và người đã khuất không giống như nhau, đó là khoảng cách rất lớn nên người ta hay khuyên rằng: Hãy để người chết được yên.

Chúng ta là người đang ở dương thế thì nên lo chuyện dương thế, đừng cố tìm tới người âm để hỏi chuyện này chuyện kia, trong khi ta đâu biết được người mà ta đang nói chuyện là người thân của mình hay là một vong linh xa lạ vì tâm tham của họ mà kéo tới để xin “con cái” mình làm việc này việc kia. Hãy giúp họ siêu thoát bằng việc buông bỏ sự tham đắm này bằng các giá trị của Đạo Phật.

Hiểu rằng cái chết là chấm dứt đi một đời người để ta chuẩn bị cho một kiếp khác thì nếu ta có sở hữu hàng hiệu đắt tiền, nhà cửa, xe cộ,… khi còn sống thì khi chết đi ta sẽ chẳng thể đòi lại chúng cho mình. Khi ta là người của cõi âm, hãy hoàn thành tốt việc của cõi âm, chẳng nên vì một món đồ mà ám ảnh người sống.

Nếu là vong linh mà chẳng chịu tu thân thì nghìn kiếp vẫn chỉ là vong lai vãng, chẳng thể nào thoát kiếp này. Việc này cũng giống như bạn không chịu xuống con tàu này thì làm sao có thể bắt được chuyến tàu mới phải không nào?

(Tổng hợp)

Tập tục tuẫn táng ở Ai Cập – Nơi người dân sinh sống hạnh phúc ngay cạnh mộ người chết
Có nên mua nhà cũ có người chết hay chủ cũ làm ăn thất bát?

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!