Lịch trình đại lễ Vesak 2019 và những điều cần biết

Lịch trình đại lễ Vesak 2019 và những điều cần biết
By Tâm Linh
Th1 09

Lịch trình đại lễ Vesak 2019 và những điều cần biết

Tamlinhthanbi.com Đại lễ Vesak 2019 và những điều cần biết: diễn ra ở đâu, lịch trình ra sao, thảo luận về những vấn đề gì, tổ chức những sự kiện nào, miễn phí gì…? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);
 

1. Lịch trình chi tiết và các chương trình chính trong khuôn khổ Đại lễ Vesak 2019

dai-le-vesak-2019-va-nhung-dieu-can-biet-la-gi-hay-doc
 

Đại lễ Vesak 2019 và những điều cần biết là gì? Đại lễ Vesak 2019 được tổ chức tại chùa Tam Chúc (Ba Sao, Hà Nam), lịch trình cụ thể như sau:

 
– Ngày 10 và 11-5-2019: Các đại biểu quốc tế được đón tại sân bay, sau đó về nghỉ ngơi tại các khách sạn.
 
+ Tối 10-5-2019: Khai mạc Hội chợ Văn hóa Phật giáo tại chùa Tam Chúc.

+ Chiều 11- 5: Khai mạc Triển lãm Mỹ thuật Phật giáo Việt Nam và thế giới, diễu hành xe hoa từ TP.Phủ Lý về chùa Tam Chúc, tiệc chiêu đãi tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội).

 
– Ngày 12-5-2019: Đại lễ chính thức diễn ra tại Hội trường chính, với các chương trình:

+ Tuyên đọc Thông điệp của Đức Pháp chủ GHPGVN, Phát biểu của Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Vesak Quốc tế 2019; 

+ Phát biểu của lãnh đạo, Đảng, Nhà nước Việt Nam;

+ Tuyên đọc thông điệp của Tổng Thư ký LHQ; Phát biểu của Tổng thống Myanmar; Phát biểu của Thủ tướng Nepal;

+ Thuyết trình chính của Phó Tổng thống Ấn Độ; Thuyết trình của các lãnh đạo Phật giáo các nước trên thế giới, các chính trị gia…

 
– Tối 12-5: Thuyết pháp ý nghĩa Phật đản; Chương trình giao lưu biểu diễn nghệ thuật quốc tế, kết thúc là màn bắn pháo hoa trong 15 phút.
 
– Ngày 13-5: Hội thảo tại các Hội trường ở Tam Chúc, tối có Lễ hội hoa đăng và tụng kinh tại Đại lễ cầu quốc thái dân an, hòa bình thế giới.
 
– Ngày 14-5: Chương trình nghệ thuật Đại lễ bế mạc chào mừng thành công Vesak 2019; phát biểu của đại diễn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ; Báo cáo Tổng kết Đại lễ và Tuyên bố chung Vesak 2019, chuyển giao đăng cai Vesak 2020.
 
– Từ chiều 14-5 đến hết ngày 15-5: các đại biểu quốc tế tham quan Yên Tử, Fansipan, Tràng An…

Xem thêm: 15/4 âm lịch mừng Đại lễ Phật Đản, kính ngưỡng Đức Phật Thích Ca

 

2. Những điều cần biết về đại lễ Vesak 2019

 
dai-le-vesak-2019-va-nhung-dieu-can-biet
 

2.1.  Thành phần tham gia

 
Đại lễ Vesak 2019 và những điều cần biết: đây là lần thứ ba Việt Nam đăng cai tổ chức sự kiện Phật giáo quốc tế này. Lần đầu tiên năm 2008, diễn ra tại Trung tâm Hội nghị  Quốc gia Mỹ Đình – Hà Nội, lần thứ hai vào năm 2014 diễn ra tại chùa Bái Đính, Ninh Bình. 
 
arfAsync.push(“knye9xke”);
Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak 2019 diễn ra tại Chùa Tam Chúc – ngôi chùa có nhiều cái NHẤT trên thế giới, do Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai chủ trì với sự phối hợp tổ chức của Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc (ICDV), sự giúp đỡ và bảo trợ của Chính phủ Việt Nam.
 
Đại lễ có sự tham gia của 112 quốc gia, vùng lãnh thổ; hơn 570 phái đoàn quốc tế và cá nhân. Số lượng đại biểu quốc tế là 1.650 người trong đó có các vị Tăng vương, Tăng thống, chủ tịch và lãnh đạo các Giáo hội, hệ phái, truyền thống Phật giáo, các giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu, nhân sĩ, trí thức học giả Phật giáo.
 
Sự kiện này cũng có sự tham gia các nguyên thủ quốc gia như Tổng thống Myanmar, Thủ tướng Nepal, Phó Tổng thống – Chủ tịch Thượng viện Ấn Độ, Chủ tịch Thượng viện Bhutan, Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc; hơn 20 đại sứ và các tổ chức Quốc tế tại Việt Nam.

Xem thêm  Học Phật yêu thương theo “từ, bi, hỉ, xả” để tìm được tình yêu lâu bền ở đời

Đại lễ có sự tham dự và phát biểu của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, MTTQ Việt Nam, các ban, bộ, ngành Trung ương và hơn 20.000 đại biểu là đại điện các Hội Phật tử Việt Nam ở nước ngoài, Phật tử Việt kiều tiêu biểu; lãnh đạo các tôn giáo bạn và đồng bào Phật tử, nhân dân cả nước…

Có thể bạn quan tâm: Xây chùa to để làm gì? CÔNG ĐỨC hay TẠO NGHIỆP?

 

2.2. Các chủ đề hội thảo

 
Đông đảo người tới thăm Chùa Tam Chúc bất kể những nghi ngại, được sự góp ý từ nhiều phía, Đại lễ năm nay có 5 chủ đề được được tại hội thảo:
 
Chủ đề 1: Sự lãnh đạo có trách nhiệm vì xã hội bền vững
 
Hiện nay, đạo đức xã hội có dấu hiệu không tốt. Phật giáo muốn góp sức xây dựng nền tảng đạo đức cho xã hội, nhằm mục tiêu tạo dựng xã hội bền vững.

dai-le-phat-dan-veska-2019
 
 
Chủ đề 2 và 3: Cách tiếp cận của Phật giáo về gia đình hòa hợp và Cách tiếp cận của Phật giáo về giáo dục
 
Hiện nay bạo lực học đường gây cảm giác nhức nhối, tỉ lệ ly hôn gia tăng, Phật giáo muốn mang đạo đức Phật giáo để hướng thiện tốt hơn cho con người.
 
Chủ đề 4: Phật giáo và cách mạng công nghiệp 4.0
 
Các  đại biểu sẽ bàn chuyện ứng dụng công nghệ vào việc hoằng pháp lợi sinh.
 
Chủ đề 5: Phải sử dụng công nghệ số sao cho có chánh niệm?
 
Phật giáo muốn đem những triết lý nhà Phật để “giúp công dân mạng tỉnh táo”.
 

2.3. Miễn phí cơm chay và xe điện tại Tam Chúc

 
– Toàn bộ khuôn viên diễn ra Đại lễ Vesak rất rộng lớn, lên đến hơn 5.000 ha. Trong đó, trọng tâm là Trung tâm Hội nghị quốc tế sẽ diễn ra các chương trình nghị sự Vesak, bao gồm lễ khai mạc, bế mạc, các hội thảo, diễn đàn… Toàn bộ khu vực này sẽ được lực lượng an ninh, cảnh sát bảo vệ nghiêm ngặt, chỉ những người có thẻ đại biểu, thẻ báo chí mới được vào. 
 
– Còn lại, tất các các khu vực khác của chùa sẽ diễn ra các hoạt động tâm linh cầu nguyện hòa bình, hội chợ triển lãm, văn hóa ẩm thực, các hoạt động nghệ thuật chào mừng Đại lễ, bắn pháo hoa… những người có thẻ Phật tử đều được tự do đi lại. Ban Tổ chức đã phát ra 20 nghìn thẻ Phật tử. Cửa chùa luôn rộng mở, nên những người dân, du khách không có thẻ Phật tử vẫn được vào  chùa để chiêm bái Phật, tham dự các hoạt động tâm linh, văn hóa nghệ thuật. 

 
– Không gian chùa Tam Chúc rất lớn, khoảng cách từ Tam quan ngoại vào đến Tam quan nội tới 4 km. Nhà chùa đã bố trí trên 400 xe điện phục vụ liên tục 24/24 giờ trong các ngày diễn ra Đại lễ. Phật tử, du khách sau khi qua cổng tam quan ngoại, đến bãi đỗ xe của chùa để gửi xe ô tô, xe máy, sau đó được đi xe điện đến các điện thờ, các khu vực tham quan. 
 
– Toàn bộ xe điện phục vụ miễn phí, cả với Phật tử có thẻ và người dân không có thẻ đều được đi xe điện miễn phí. Ban Tổ chức cũng chuẩn bị khoảng mỗi ngày 40 nghìn suất cơm hộp và nước uống để phát miễn phí cho Phật tử và người dân.

2.4. VTV tổ chức chương trình

 
Chào mừng Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak 2019, tối 12/5, VTV sẽ tổ chức chương trình với chủ đề “Đại lộ di sản” là khu du lịch tâm linh Tam Chúc, tỉnh Hà Nam.
 
Chương trình gồm 2 phần với thời lượng 100 phút. Trong đó, phần 1 của chương trình có tên gọi “Việt Nam – Đất Phật ngàn năm” sẽ tái hiện quá trình Phật giáo du nhập vào Việt Nam, kết hợp với văn hóa bản địa tạo ra nét riêng vừa dân dã, vừa hàn lâm. Tiếp đó, phần 2 với chủ đề “Đại lộ di sản” sẽ giới thiệu những di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.
 
Chương trình có sự tham gia của nhiều đoàn nghệ thuật quốc tế như Đoàn nghệ thuật quốc gia Odisha – Ấn Độ; Đoàn nghệ thuật Hoàng gia Bhutan, Đoàn nghệ thuật Nhật Bản, Đoàn nghệ thuật Indonesia…    
 
Xem thêm: 10 lời nguyện chúc cát lành mừng ngày Đại lễ Đức Phật đản sinh
 

2.5. Ý nghĩa sự kiện

 
– Sự kiện đối ngoại quan trọng góp phần nâng cao vai trò của Phật giáo Việt Nam trong hội nhập quốc tế:

Xem thêm  BÙA NÓI NGHE có gì mà được mệnh danh là bùa đáng sợ nhất của người Thái

+ Khẳng định truyền thống lịch sử, giá trị nhân bản của Phật giáo, một tôn giáo hòa bình hữu nghị, hợp tác cùng phát triển trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc;

+ Tăng cường mối quan hệ giữa Giáo hội Phật giáo Việt Nam với giáo hội và các truyền thống Phật giáo các nước trên toàn thế giới;

+ Khẳng định vai trò, vị thế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một tổ chức hợp pháp duy nhất đại diện cho tăng ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước.

 
– Khẳng định nỗ lực và thành tựu của Việt Nam về đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, thúc đẩy giao lưu, hợp tác quốc tế tôn giáo; khẳng định vai trò một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế và sự ủng hộ của Việt Nam đối với nỗ lực của Liên hợp quốc trong thúc đẩy hòa bình, hòa hợp giữa các tôn giáo và các nền văn hóa, thể hiện trách nhiệm của Việt Nam đối với Liên hợp quốc.
 
– Giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, văn hóa, truyền thống, lịch sử, văn hóa Phật giáo Việt Nam với các đại biểu quốc tế tham dự Đại lễ, phát triển tiềm năng du lịch tâm linh góp phần vào sự phát triển hợp tác toàn diện Việt Nam với các quốc gia trên thế giới.
 
 T.T (TH)

Tại sao lại có ngày lễ Phật Đản?
Vì đâu núi Yên Tử là nơi trở về của các Phật tử trong ngày lễ Phật đản
10 lời nguyện chúc cát lành mừng ngày Đại lễ Đức Phật đản sinh
Tìm hiểu lý do vì đâu lễ Phật đản ở Hàn Quốc hoành tráng đến vậy?

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!