Lời dạy của cao tăng: Một người càng quan tâm đến 4 điều này, thì càng khó hạnh phúc – Sai lầm của rất nhiều người

Lời dạy của cao tăng: Một người càng quan tâm đến 4 điều này, thì càng khó hạnh phúc – Sai lầm của rất nhiều người
By Tâm Linh
Th1 08

Lời dạy của cao tăng: Một người càng quan tâm đến 4 điều này, thì càng khó hạnh phúc – Sai lầm của rất nhiều người

(Tamlinhthanbi.com) Đức Phật dạy rằng, những bất hạnh của đời người hầu hết đều do bản thân tự chuốc lấy. Dưới đây là 4 điều nên bớt quan tâm để sống hạnh phúc, bạn nhất định phải ghi nhớ bởi nếu muốn có được những thứ tốt đẹp hơn bạn phải biết buông bỏ những gì không đáng hay những việc không cần thiết, cản trở bước tiến của mình.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);!!!
  • Phật dạy: 5 kiểu người KHÓ được PHẬT ĐỘ, chăm chỉ lễ bái cúng dường cũng vô ích – Mong rằng không có bạn!
  • Lời khuyên của vị cao tăng: Dù tin Phật hay không, người làm được 4 điều TỪ BI này chắc chắn CÔNG ĐỨC vô lượng
  • Phật dạy cách kiềm chế cơn giận: Chỉ cần nhẩm 3 câu này để giữ tâm bình tĩnh, tiêu trừ rất nhiều ÁC NGHIỆP

 

4 dieu nen bot quan tam de song hanh phuc
 
Có người từng hỏi một vị cao tăng rằng:
 
“Tôi từng nghĩ mình không có tiền là bất hạnh, nên tôi đã làm việc vô cùng chăm chỉ để kiếm tiền, nhưng bây giờ khi đã có tiền rồi, mặc dù những lo lắng trước đây đã biến mất, nhưng lại có nhiều lo lắng mới. Tôi đã nghĩ rằng tôi không hạnh phúc vì chưa lập gia đình, nhưng sau khi kết hôn và sinh con, tôi lại có nhiều lo lắng và áp lực hơn. Vậy tôi có thể làm gì để giảm bớt lo lắng và đạt được hạnh phúc thật sự trên đời này?”
 
Vị cao tăng đáp: “Căn nguyên của phiền não là ‘chấp trước’. Muốn được cái gì thì sợ mất cái đó. Muốn trời nắng thì sợ mây đen rắc rối. Muốn có xe xịn nhà đẹp thì trăn trở vì mãi không có. Suốt ngày đầu óc chỉ lo được và mất. Đời người còn có lúc nào được hưởng hạnh phúc?”
 
Theo Phật giáo, con người ta thông thường truy cầu mọi thứ thì vẫn luôn tưởng rằng bản thân đang sở hữu thật nhiều thì hạnh phúc cũng sẽ thật nhiều. Chính vì thế mà chúng ta mơ màng bước lên con đường dẫn vào ngõ cụt mà chẳng thể nhận ra.
!!!
 
Rồi có một ngày chúng ta nhận ra, mọi u buồn và sầu muộn hay mọi đau khổ, phiền não cũng với những thứ mà chúng ta truy cầu đều có mối quan hệ với nhau. Chúng ta chợt hiểu ra rằng vì sao chúng ta sống mà chẳng bao giờ thấy thoải mái. Có phải là bởi vì chúng ta đã khát vọng quá nhiều thứ hay bởi luôn cố chấp vào một chuyện gì đó, bất tri bất giác đẩy cuộc sống của mình ra khỏi quỹ đạo thông thường.
 
Có thể thấy rằng gốc rễ của hạnh phúc không phải là những gì bạn nhận được, mà là những gì bạn buông bỏ. Trên đời có 4 điều càng quan tâm đến chúng thì càng khó có được hạnh phúc. Cùng xem 4 điều nên bớt quan tâm để sống hạnh phúc đó là gì?
 

1. Sự tôn trọng

 
Ở đời ai cũng muốn được người khác tôn trọng, nếu bị người khác coi thường hay khinh rẻ thì trong lòng sẽ cảm thấy không chịu nổi.
 
Một số người bị ám ảnh bởi điều này luôn yêu cầu người khác phải tôn trọng họ, nếu không họ sẽ cảm thấy bị coi thường, như thể người khác đang cố tình gây gổ với mình, thậm chí nảy sinh mâu thuẫn, thù hận. Nhưng chính những điều này sẽ gây thêm nhiều phiền phức cho cuộc sống của họ.
 
Tuy nhiên cũng phải nói rằng, chẳng phải bản tính của con người là muốn được người khác tôn trọng sao? Có ai lại muốn người khác coi thường mình?
arfAsync.push(“knye9xke”);
 
Về vấn đề này, vị cao tăng giải thích: “Đúng là chúng ta không ai muốn người khác không tôn trọng mình, nhưng chúng ta không nên bị chấp trước vào những gì người khác nghĩ về bản thân.”
 
Một người trước tiên phải tôn trọng chính mình để trở nên tuyệt vời. Nếu bạn không tôn trọng chính mình và suốt ngày làm những việc lén lút thì làm sao người khác tôn trọng bạn?
 
Vì vậy, trong cuộc sống, đừng quá vướng mắc vào việc người khác có tôn trọng mình hay không, hoặc người ta có coi thường mình không quan trọng, quan trọng là bản thân mình quý trọng bản thân. Bạn đánh giá bản thân như thế nào? Vị cao tăng nói: “Muốn được người khác tôn trọng thì phải có đạo đức.”
 
Thay vì nghĩ đến việc thay đổi người khác, hãy nghĩ đến việc làm thế nào để thay đổi chính mình. Nếu trong cuộc sống, bạn có thể chú ý tu dưỡng đức hạnh của bản thân, bênh vực lẽ thật, thật lòng với bạn bè, coi trọng đạo đức, thì việc gì phải lo người khác không tôn trọng mình?
 
Cổ nhân thường nói: “Sống có đức thì ở đâu Thần Phật cũng biết”. Khi lòng không yên thì sống giữa đền, giữa chùa cũng không thấy yên. Khi lòng không từ bi thì quỳ dưới chân Thần Phật trong tiếng mõ, tiếng chuông… lòng vẫn bất an. Khi lòng không hiểu được hạnh phúc thì nằm giữa bạc vàng, châu báu cùng vẫn thấy bất hạnh.

!!!

2. Sự thấu hiểu

 
Ai cũng mong trong đời có được một người tri kỷ có thể chia sẻ mọi nỗi vui buồn, người mà luôn có thể nhìn ra những cảm xúc thầm kín nhất của chúng ta cho dù ta không nói ra bằng lời.
 
Nhưng cũng có câu: “Lòng người cách nhau một gang tay.” Xã hội phức tạp, lòng người khó lường, người người đề phòng lẫn nhau nên để hiểu nhau không dễ.
 
Thực tế, hiểu người khác là niềm vui, được người khác thấu hiểu cũng là niềm hạnh phúc. Nhiều khi chúng ta mong muốn được người khác hiểu nhưng lại không bao giờ muốn hiểu người khác. Tuy nhiên, hiểu người khác cũng quan trọng như hiểu mình vậy. Được bạn thấu hiểu, đối phương sẽ cảm thấy mạnh mẽ hơn, không lùi bước, không đau khổ, tủi thân.
 
Có một câu nói rằng: “Trong quá trình giao tiếp, việc thấu hiểu, trân trọng lẫn nhau sẽ mang đến mang đến niềm vui cho người kia và cho chính mình.” Hãy luôn cố gắng để trở thành người thấu hiểu người khác.
 
Đứng trước những người hiểu mình, ta không cần che giấu, ta có thể là chính mình. Bất kể bạn là ai, đối phương cũng sẽ bao dung, ủng hộ bạn.
 
Một số người nói rằng mối quan hệ tốt nhất trên thế giới là khi hai người hiểu nhau. Trong cuộc sống này nếu con người ta có thể hiểu cho nhau thì thật là hạnh phúc. Biết bao người đến rồi đi, chỉ người hiểu ta mới có thể ở lại bên ta. Và khi bạn hiểu ai đó thì người đó mới có động lực, lý do để ở lại bên bạn.
!!!
 
Phật giáo nói rằng chúng ta đang cố gắng tìm kiếm hạnh phúc, nhưng sự thật là hầu hết mọi người đều đi sai hướng. Vậy hạnh phúc là gì, hạnh phúc ở đâu khi bạn xây dựng nó từ việc kỳ vọng vào người khác, vào những điều sẽ phải xảy đến theo ý muốn của bạn? Việc dựa dẫm vào một ai khác hay một điều gì khác sẽ không mang lại hạnh phúc vĩnh hằng. Cái họ nhận thấy chỉ là tuyệt vọng, trầm cảm và lo âu.
 
Vậy phải làm gì để ngăn chặn những tổn thương do “kỳ vọng” tạo ra?
 
Câu trả lời tốt nhất là không kỳ vọng. Nhiều người sẽ dễ dàng mắc phải cái bẫy rằng không kỳ vọng tức là chẳng suy nghĩ gì, lúc nào nằm dài ra đấy, và cứ thế để từng phút trôi qua một cách lãng xẹt. Đó không phải là “không kỳ vọng” một cách tích cực mà đó là hưởng thụ, là lãng phí thì giờ. Bạn có thể tạo ra một hy vọng nhưng hãy chuẩn bị tốt hy vọng đó có thể không xảy ra theo cách bạn muốn.
 
Hãy tìm kiếm hạnh phúc từ trong chính tâm hồn bạn và cả sự bình yên. Nếu bạn không kỳ vọng quá cao vào một tình huống, một câu chuyện nào đó, hay một người bạn, thì bạn sẽ có mọi thứ. Và trên hết là hạnh phúc. Nói cách khác, bạn mở lòng với mọi kết quả, bạn mỉm cười với mọi điều xảy ra trong cuộc sống.
!!!
 
Trong cuộc sống, quá nhiều người phàn nàn rằng người khác không hiểu mình, bạn bè không hiểu khó khăn của mình, bạn đời không hiểu sự vất vả của mình, sếp không hiểu sự nỗ lực của mình.
 
Nếu nghĩ khác đi, bạn đã thực sự cố gắng hiểu họ bằng trái tim chưa? Bạn có biết những khó khăn của bạn bè, những nỗi vất vả của bạn đời và những khó khăn của các ông chủ?
 
Vị cao tăng tin rằng: “Dù cuộc đời có thể không nhất thiết phải hoàn toàn trung thực, nhưng đừng hiểu lầm nhau”. Nếu bạn cảm thấy bạn bè, bạn đời và sếp không hiểu mình, hãy cứ làm đúng việc, đúng vị trí của mình, đừng dò đoán rồi để trí tưởng tượng của bạn bay xa, điều đó sẽ chỉ phá hỏng các mối quan hệ của bạn mà thôi.

Xem thêm  Lời Phật dạy về danh lợi: Tranh giành về mình cũng chắc gì đã có được nhiều thêm

Xem thêm: Lời phật dạy về hành vi gây tổn hại phúc đức, gây nghiệp về sau

 

3. Sự kỳ vọng

 
Việc chúng ta hy sinh, dành sự quan tâm cho ai đó và mong muốn được đền đáp hay nhận lại điều tương tự không phải chuyện xấu. Nhưng, chính sự mong cầu thường trực mà khi chúng ta cho đi mà không thể nhận lại hoặc bị phản bội, sự oán trách, hoài nghi, trách móc sẽ xuất hiện khiến chúng ta không thể kiềm chế được cảm xúc và dẫn tới những hành động bất thường.
!!!
 
Đôi khi, những người xung quanh không thể hiện các phẩm chất hay hành động mà chúng ta trông đợi. Do đó, chúng ta cảm thấy khó chịu, bực bội hoặc thậm chí là bị xúc phạm. Và điều này sẽ gây ra nhiều căng thẳng đáng sợ cho mối quan hệ của bạn.
 
Thực tế những thất vọng lớn nhất trong cuộc đời của chúng ta thường là kết quả của những kỳ vọng đặt sai chỗ. Điều này đặc biệt đúng khi nói đến các mối quan hệ và tương tác của bản thân với người xung quanh.
 
Giảm bớt kỳ vọng của bạn về người khác sẽ giúp hạn chế đáng kể sự thất vọng và đau khổ không cần thiết, trong cuộc sống của bạn và của họ, đồng thời giúp bạn tập trung vào những điều thực sự quan trọng.
 
Cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn ra theo kế hoạch, vậy việc gì bạn phải góp phần đè nén hạnh phúc của mình bằng cách chồng chất thêm nhiều kỳ vọng nặng nề?
 
Bạn cần hiểu rằng bạn không thể kiểm soát những gì người khác nghĩ về bạn. Tuy nhiên, những gì bạn có thể làm là chấp nhận rằng mỗi người đều có ý kiến riêng của họ và bạn không thể thay đổi nó. 
 
Tất cả chúng ta đều muốn được nhận những bình luận tốt về bản thân mình. Tuy nhiên, điều đó không thể xảy ra thường xuyên. Do đó, đừng mong cầu, kỳ vọng người khác đối xử với bạn như bạn mong muốn.
!!!
 
Hãy nhớ rằng, mỗi người có một cách nhìn, quan điểm sống khác nhau, và chúng ta cần phải tôn trọng điều đó.
 
Vậy nên, khi chúng ta còn đủ yêu thương, hãy cứ yêu thương, trân trọng từng phút giây và đừng quá mong cầu. Người đến, người đi. Người nào trân trọng được thì trân trọng, người nào cảm ơn được thì hãy cảm ơn, người nào tha thứ được thì hãy tha thứ bới có thể, hôm nay là ngày cuối cùng bạn được gặp người đó.

4 dieu nen bot quan tam
 

4. Lời phàn nàn

 
Phật dạy, cuộc sống này vốn dĩ không dài, dù cho có gặp chuyện phiền não đến đâu, khó khăn đến mức nào thì cũng đừng phàn nàn, chẳng thể nào khiến cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn.
 
Phàn nàn đâu có thể giải quyết được gì, phàn nàn nhiều càng khiến tinh thần tiêu cực. Mọi người xung quanh cũng chán nản không muốn kết giao.
 
Nhiều khi chúng ta dễ dàng buông lời phàn nàn về công việc không được suôn sẻ, phàn nàn rằng bạn đời không đủ tốt, phàn nàn xã hội quá khắc nghiệt. Song thực tế chúng ta chỉ biết kêu ca chứ không đi tìm lý do của vấn đề.
!!!
 
Thế giới này luôn khách quan và công bằng với tất cả mọi người. Phàn nàn, oán trách không phải là cách bạn giải quyết mọi chuyện, trái lại chỉ cho thấy bạn đang tràn đầy sự thất vọng về cuộc sống và cả chính bản thân mình.
 
Khi bạn ngồi phàn nàn về mọi thứ cũng là lúc bạn chống lại cả thế giới, không chỉ không giải quyết được vấn đề mà còn khiến bản thân chịu thêm sự giày vò và mệt mỏi. 
 
Còn đối với những lời phàn nàn từ người khác, bạn nên học cách bỏ ngoài tai bởi đó cũng là 1 trong 4 điều nên bớt quan tâm để sống hạnh phúc.
 
Cuộc sống này nếu mỗi người lúc nào sống chỉ để làm hài lòng người khác thì vĩnh viễn cũng không thể nào tìm thấy được hạnh phúc. Thay vì cứ quan tâm đến cảm nghĩ của người khác để khiến bản thân mình khó chịu thì việc của bạn là sống vì chính mình.
 
Khi bạn bị ai đó chê cười vì họ cho rằng bạn thấp kém, bạn không cùng đẳng cấp với họ thì cũng buồn. Lý do là mỗi người sinh ra đều có cá tính riêng, chẳng ai giống ai cả. Bạn là bạn, chứ chẳng cần sống vì ai.
 
Mỗi người khi sống chắc chắn đều có những sai lầm, sai lầm đó chính là không biết kiềm chế cảm xúc, sống quá bản năng nên đôi lúc làm hỏng hết mọi chuyện.
!!!
 
Phật dạy, đừng để bản thân sống vì miệng đời, bởi chẳng có ai thật lòng với bạn cả đâu. Miệng của người ta thì người ta nói, nhưng tai là của mình, nghe hay không là do mình. 
 
Nhà thơ Rabindranath Tagore từng nói, nếu như bạn khóc vì đã bỏ lỡ ánh Mặt trời, vậy thì bạn sẽ bỏ lỡ cả những vì sao. Đôi khi nếu chúng ta vì một chút phiền muộn mà sinh lòng oán trách, chúng ta sẽ chỉ tiếp tục nhận được phiền muộn mà thôi.
 
Bởi vậy dù ở độ tuổi nào hãy buông xuống sự phàn nàn, oán trách vì đó là con đường duy nhất để thoát khỏi phiền não. Khi nỗ lực thoát ly cảm xúc oán giận, bạn sẽ phát hiện ra rằng, chẳng có gập ghềnh nào không thể vượt qua.
 
Đừng khiến phàn nàn và than vãn trở thành thói quen. Nếu bạn thỉnh thoảng phàn nàn hoặc than vãn, không sao cả. Tuy nhiên, nếu nó trở thành thói quen, nó sẽ tương tự như ban sử dụng đồ uống có cồn: bạn càng uống, bạn càng khát.
 
Trong cuộc đời này chẳng có ai là thích nghe những lời cay đắng cả. Nhưng hãy nhớ rằng chẳng ai có thể sống thay bạn được cả, chỉ có chính bạn thì mới có quyền chịu trách nhiệm cuộc đời mình. Buồn nào rồi cũng sẽ qua, chỉ cần bạn không đặt mình vào tay người khác là được.
 
Người có trí tuệ hãy thổi bay những cấu uế của bản thân mình, như một người thợ rèn thổi sạch những cặn bã của chất bạc, từng tí một, từng cái một, và từng lúc một. Không ai có thể cứu ta ngoại trừ chính ta. Không ai có thể và không ai sẽ làm thế. Chúng ta phải đi trên con đường của chính mình.
 
Thay vì cứ nghe những lời châm chọc, chê bai thì hãy bỏ qua hết để mà sống. Bởi chúng ta sinh ra là để tận hưởng cuộc sống tươi đẹp này.  

Phật dạy cách làm giàu không mất PHƯỚC: Làm đúng ung dung hưởng phúc trọn đời
Người có CĂN ÂM là gì? Vì sao có những người được định sẵn căn cao số nặng?
Vì sao sống lương thiện vẫn gặp xui xẻo? Nghe xong lời giải thích của Phật, bạn sẽ tỏ tường tất cả!

Xem thêm  Giáo lý nhà Phật dạy về kiếp trước của một người

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá XinhDũng Cá Xinh
Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!