Lời khuyên Chuyên gia Tâm linh về thắp hương thờ cúng ngày Tết – Ngộ ra nhiều điều trước nay vẫn nhầm lẫn!

Lời khuyên Chuyên gia Tâm linh về thắp hương thờ cúng ngày Tết – Ngộ ra nhiều điều trước nay vẫn nhầm lẫn!
By Tâm Linh
Th1 18

Lời khuyên Chuyên gia Tâm linh về thắp hương thờ cúng ngày Tết – Ngộ ra nhiều điều trước nay vẫn nhầm lẫn!

(Lichngaytot.com) Thắp hương ngày Tết là nghi thức được các gia đình Việt chú trọng, quan tâm hàng đầu. Thông qua nén tâm hương, con người muốn gửi đi lời nguyện cầu về những điều tốt lành, may mắn nhất sẽ đến với họ và gia đình.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);
Mục lục (Ẩn/Hiện)
  • 1. Thắp bao nhiêu nén hương trên bàn thờ ngày Tết?
  • 2. Cách thắp hương thờ cúng cơ bản
  • 3. Có nên thắp hương liên tục ngày Tết?
  • 4. Các loại hương thường được sử dụng trong ngày Tết
  • 5. Những lưu ý quan trọng khi thắp hương ngày Tết
   
Moi dieu can biet ve thap huong ngay Tet
 
Mỗi nơi, mỗi vùng miền khác nhau lại có nghi thức thắp hương thờ cúng khác nhau. Vậy đâu mới là cách thắp hương ngày Tết cơ bản và đúng chuẩn phong tục cổ truyền dân tộc?

1. Thắp bao nhiêu nén hương trên bàn thờ ngày Tết?


– 1 hay 3 nén?

Trong các buổi lễ của Phật giáo, hương là một trong sáu lễ vật dâng cúng, gồm có: Hương, hoa, đèn, trà, quả, thức ăn. Tuy nhiên quan điểm của nhà Phật, việc cúng Phật chỉ nên dùng hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, quả tốt, nước trong là đủ chứ không phải cần mâm cao cỗ đầy.

Phật không phải ở trên bàn thờ, trong những pho tượng, mà là ở trong tâm của tất cả con người. Đạo Phật cũng cho rằng việc đốt hương chỉ mang tính biểu tượng là chính chứ không có kinh sách nào nói về việc phải làm điều này trong các buổi lễ.

Thắp 1 nén hương:

Cách thường dùng để thờ cúng thần linh trong nhà và được gọi là Bình An hương. Theo đó, nếu muốn cầu người nhà bình an, mọi việc thuận lợi thì gia chủ có thể thắp 1 nén hương mỗi buổi sáng tối trong 1 ngày là đủ.

Thắp 3 nén hương:

Theo Đạo Phật, cách thắp hương này gọi là Tam Bảo Hương. Tam Bảo chính là Phật, Pháp và Tăng, trong đó Pháp chính là kinh Phật, còn Tăng là người xuất gia.

 
Theo Đạo giáo, 3 nén hương này gọi là Tam Thanh Hương, trong đó Tam Thanh là Ngọc Thanh: Thiên tôn nguyên thủy; Thượng Thanh: Thiên tôn Linh Bảo và Thái Thanh: Thiên tôn Đạo Đức.
 
Trong 3 nén hương này, nén ở giữa là hưởng chủ, gọi là hương Giáo chủ; nén bên trái là hương Thanh Long; còn nén bên tay phải là hương Bạch Hổ. Mục đích của việc thắp 3 nén hương này là linh ứng báo tin, bảo vệ người trong nhà và xua đuổi mọi tai ương.

Phổ biến các gia đình Việt Nam thắp 1 hoặc 3 nén hương. Ngày lễ Tết, cúng giỗ, động thổ, cưới xin, những khi tiến hành các việc quan trọng trong đời người Việt thường thắp 3 nén hương. 

Thap huong ngay tet
 

– Dâng hương theo số lẻ?

 

Theo quan điểm của ông Nguyễn Mạnh Cường (nhà nghiên cứu Phật học, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Tiềm năng con người), có nhiều quan niệm về số nén hương cần dâng, nhưng thường thắp hương theo số lẻ 1, 3, 5, 7, 9. Tuỳ từng lễ mà số lượng hương nên thắp khác nhau.

  • Thắp 1 nén hương thể hiện tôn kính, người dương thành tâm cầu nguyện được Trời Phật phù hộ an lành, may mắn…. 
  • Thắp 3 nén có thể đó là đại diện Tam bảo (Phật – Pháp – Tăng); Tam thời (Quá khứ – Hiện tại – Tương lai)…
  • Thắp 5 nén hương tượng trưng cho 5 hướng thần linh, hay ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ).
  • Thắp 7 và 9 nén hương – tượng trưng cho “vía” của con người (nam 7, nữ 9).
Xem thêm  Tâm sinh tướng, tướng sinh mệnh: Tướng mạo thể hiện rõ ràng thái độ sống của một người

Trong đó 7 nén hương này được gọi là Bắc Đẩu Thất Tinh hương với tên gọi lần lượt là Thiên Xu, Thiên Toàn, Thiên Cơ, Thiên Quyền, Khai Dương, Ngọc Hoành và Dao Quang. Cách thắp 7 nén hương cùng lúc để mời gọi thần linh, thiên tướng, nếu không đến mức độ bất đắc dĩ thì không nên dùng cách thắp hương này.

Còn 9 nén hương được gọi là Cửu cửu liên hoàn hương, được bày theo 3 hàng và 3 cột, trên mời Ngọc Hoàng Đại Đế, dưới mời Thập điện Diêm Vương. Cách thắp hương với 9 nén này là tín hiệu dùng để cầu cứu, trong trường hợp bất đắc dĩ và hầu như không có sự trợ giúp nào của con người thì mới sử dụng, hi vọng Ngọc Hoàng Đại Đế và Thập điện Diêm Vương cứu giúp muôn dân, cứu khổ cứu nạn.
 

arfAsync.push(“knye9xke”);
Về việc thắp hương ngày Tết hay các ngày rằm mùng một, giỗ chạp… có nhiều quan niệm khác nhau về số lượng các nén hương thắp khi cầu khấn. Từ xưa các cụ đã thắp hương theo số lẻ 1, 3, 5, 7, 9, những con số có tính dương, để tưởng nhớ, dâng cúng lễ vật tới gia tiên, thần phật, mong được phù hộ sức khỏe, may mắn, mọi sự hanh thông. 
Mỗi nén tâm hương được thắp lên, gửi gắm nhiều thông điệp của con người với đất trời, tổ tiên, nó cũng làm gia đình ấm áp, lòng người được thanh thản hơn.

Xem lý giải chi tiết tại: Thắp bao nhiêu nén hương trên bàn thờ là tốt nhất?

2. Cách thắp hương thờ cúng cơ bản

Theo chuyên gia tâm linh, dù là thắp hương ngày Rằm, mùng một thông thường hay thắp hương ngày Tết, sau khi chu đáo bày biện sắp xếp vật phẩm, lễ cúng trên bàn thờ gia tiên, thì gia chủ sẽ thắp hương và dâng hương.
Nguyên tắc lên hương cơ bản là rút hương, châm lửa rồi tách các que hương qua kẽ các ngón tay để khi đưa tay về phía trước rồi rút lại nhanh là lửa dễ tắt.

Hai tay cầm hương để trước mặt định thần cho tĩnh lại rồi xá 3 vái. Sau đó mới cung kính đưa lên ngang tầm trán, bắt đầu xá khấn thỉnh Phật (nếu có bàn thờ phật), thỉnh thần linh, gia tiên. 
 
Tiếp đó khấn tên tuổi, địa chỉ… xong xá 3 vái nữa, rồi tiến lên cắm từng nén hương vào bát hương.
 
Trường hợp thắp 3 nén hương để cắm vào 1 bát hương thì: 1 nén chính giữa, 2 nén 2 bên trái phải của nén chính giữa.
 
Nếu là nam giới, cắm nén hương bên trái (mình) trước. Nếu nữ giới cắm nén bên phải (mình) trước. Nếu nhà có nhiều bát hương, thì thắp mỗi bát một nén. Sau khi khấn nguyện xong, xá 3 vái nữa. Tất cả là 9 vái.
Lưu ý:
Nhiều người cho rằng, ngày Tết hay mùng 1 và Rằm phải thắp 3 nén hương. Nhưng chỉ cần thắp mỗi bát 1 nén, 3 bát 3 nén là được. Vấn đề không phải ở số lượng nén hương thắp, mà là người thắp hương cần có tấm lòng dâng hương chân thành.
Mỗi lần dâng hương trước bàn thờ cần dâng bằng tấm lòng thành kính, tập trung (có chánh niệm). Phong thái thắp hương cần nghiêm cẩn, thái độ ôn hòa, tránh lo lắng, vội vã.
Nên cắm từng nén hương với hai tay và cắm cho ngay thẳng, tượng trưng cho tấm lòng ngay thẳng. Nén hương trầm tỏa ra mùi thơm ngào ngạt như sợi dây kết nối giữa người đang sống với gia tiên và cõi thiêng liêng.

Xem thêm  Những điều kiêng kị khi thờ Phật tại nhà

Tư thế cầm hương đúng: Sau khi châm hương, nên cầm hương với tư thế tay trái ở bên ngoài còn tay phải ở bên trong. Sau đó để hai tay giơ cao ngang mày, cung kính hành lễ. Khấn lễ xong, dùng hai tay cắm hương vào bát. Nếu là lễ trước tượng Phật, thì cắm vào lư hương, bắt đầu làm lễ cúng dường chư Phật Bồ tát.

Thap huong ngay Tet co truyen
 

3. Có nên thắp hương liên tục ngày Tết?

– Không nên thắp hương liên tục ngày Tết

Việc thắp hương ngày Tết được rất nhiều gia đình chú trọng. Có gia đình còn thắp hương liên tục cả ngày, mỗi khi hết hương lại châm tiếp nén hương khác.
 
Tuy nhiên theo ý kiến của một số chuyên gia phong thủy, thắp hương liên tục ngày Tết là điều không nên, đặc biệt là khi đồ cúng trên bàn thờ không được bổ sung mới. Hiểu theo một góc độ nào đó thì nó có hàm ý như “mời” gia tiên về “ăn đi ăn lại”. Như vậy là thiếu kính tâm thành ý với bề trên. Tốt nhất là chỉ nên thắp hương trước lúc vào cúng, đồng thời thắp một nén hương vào mỗi bát là đủ.

– Trường hợp ngoại lệ

Trong trường hợp nếu muốn thắp hương liên tục thì có thể dùng hương vòng để được lâu hơn.
 
Lưu ý khi thắp hương vòng thì không nên để vào bát hương mà nên để lên một chiếc đĩa riêng. Việc này với mục đích vừa không động bát hương và cũng vừa dễ làm sạch bàn thờ.
 
Nhiều người vẫn hay đặt thanh sắt vào giữa bát hương rồi châm hương vòng đặt lên trên. Nhưng theo góc nhìn của tâm linh, đó là hành động “yểm bùa”, không nên lạm dụng.
 
Tốt nhất, các gia đình hãy dùng thanh tre, thanh gỗ để thay thế và thay mới thường xuyên.
Xem chi tiết tại bài viết: Có nên thắp hương liên tục ngày Tết?

4. Các loại hương thường được sử dụng trong ngày Tết

Thông thường trong các ngày Tết ở Việt Nam, mọi người thường sử dụng 3 loại hương sau.
 

– Hương que:

Loại hương này xuất hiện từ thời kỳ Tống Minh. Thời gian cháy của hương khá dài nên còn được gọi là hương trường thọ hay hương tiên.

Hương que có hai loại, một có lõi và một không lõi. Thông thường, hương dùng trong gia đình là hương que nhỏ, thời gian cháy ngắn, sinh ít khói. Còn hương que to, thời gian đốt dài, được sử dụng cúng ở đình chùa.
 

– Hương vòng:

So với hương que, thời gian đốt của hương vòng lâu hơn. Có thể chia hương vòng thành 2 loại. Loại cỡ lớn có thể treo trực tiếp lên để đốt hoặc đặt trên giá hương trong lư hương để đốt ở chùa viện, đạo quán hay từ đường.

Còn hương vòng cỡ nhỏ được dùng trong cúng dường hay tu hành cá nhân, thắp ở ban thờ Phật chứ không phải trên bàn thờ gia đình.
 

– Hương tháp:

Loại hương này được làm từ trầm hương, đàn hương, đinh hương, nhũ hương cộng với nước rồi ép thành hình chóp nhọn nhỏ. Thông thường, tháp hương được đặt trực tiếp trên đĩa hương phẳng để đốt hoặc đốt trong lư có rải tàn hương.

Sau khi đốt, tàn hương loại này sẽ có dạng tháp nhọn, không bị rơi vãi ra xung quanh, sử dụng tương đối tiện lợi, thời gian đốt hương tháp sẽ ngắn hơn so với hương que và hương vòng nên thường được sử dụng trong gia đình.

Xem thêm  Tụng Kinh Dược Sư – Bệnh tật tiêu tan, Thân Tâm thoát khỏi bể khổ

Lưu ý:

Dù lựa chọn loại hương nào đi chăng nữa nhưng nên sử dụng hương có nguồn gốc từ hương liệu thiên nhiên. Tránh dùng các loại hương làm từ chất hóa học, vừa tổn hại sức khỏe lại không biểu đạt được tấm lòng thành kính đối với thần linh, người đã khuất.

Cách lưu trữ hương: Nên để hương ở nơi cố định, sạch sẽ và khô ráo. Khi mua, nên chọn những hộp hương có thể đậy kín. Không nên để hương chưa đốt trên ban thờ. Khi lấy hương cần phải nhẹ nhàng, thận trọng, tránh làm hương đổ, rơi vãi xuống đất.

Xem chi tiết ở bài viết: Sai lầm trong việc thắp hương ngày Tết
 

5. Những lưu ý quan trọng khi thắp hương ngày Tết

Thap huong tho cung trong ngay tet
 
Tựu chung lại, dù tôn giáo, vùng miền khác nhau có cách thờ cúng khác biệt, nghi thức cụ thể cũng khác, nhưng có những quy phạm cơ bản giống nhau. Cần lưu tâm những điểm đáng chú ý sau:
  • Sắp xếp chu đáo vật phẩm cúng dường (hoa quả tươi, nước sạch) trước khi thắp hương.
  • Dùng hương làm từ hương liệu thiên nhiên, tránh dùng hương có hóa chất vì tổn hại đến sức khỏe của mọi người.
  • Cất giữ hương nơi khô ráo và sạch sẽ. Có hộp đậy kín càng tốt.
  • Lấy hương nhẹ nhàng, không nên để hương bị rơi vãi hoặc đổ xuống đất.
  • Thường xuyên lau rửa sạch thìa hương, lư hương, hộp hương.
  • Khoảng cách người đứng với bát hương vừa tầm, không quá xa, hoặc quá gần.
  • Chỉ nên thắp một nén hương. Nếu là bát hương mới có thể dùng 3 nén. Không nên châm cả bó hương vì khói quá nồng, không khí lễ bái bị ô nhiễm, ngột ngạt.
  • Sau khi việc cúng bái xong, nếu tàn hương rơi vãi nên dùng khăn sạch để lau. Không dùng miệng thổi tàn hương.
  • Nếu hương bị tắt có thể châm lại là được (ở chùa sẽ thu lại thành bó để đốt), không nên tự ý vứt bỏ.
  • Không nên thắp hương khấn vái quá nhiều, nhất là khi đồ cúng không có bổ sung mới. Dân gian quan niệm là mời gia tiên về ăn đồ cũ không thể hiện sự thành tâm.
  • Hành động mọi người châm lửa vào các nén hương, rồi thổi, hoặc phẩy tay, vẩy cho tắt… sau đó cắm chụm cả 3 nén, thậm chí cả bó hương vào bát hương là không chuẩn, nên bỏ.
  • Để tránh động bát hương, không nên tuỳ tiện cắm thêm trụ sắt vào trong bát hương để thắp hương vòng. Nếu dùng, nên thắp hương vòng trong đĩa. 
  • Việc cắm que hương vào đồ ăn để dâng cúng cũng có thể gây ngộ độc cho người ăn, bởi chân hương thường có lẫn hoá chất. 
  • Nhà có trẻ nhỏ không nên lạm dụng đốt hương nhiều, ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ. 
Tin bài cùng chuyên mục: 
Cách dâng hương khi lễ cúng ở nhà, ở chùa, ở đền
Hiện tượng bát hương bốc cháy là điềm báo tốt hay xấu từ cõi âm?

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!