Từng là người cai quản thế giới này nên Ma Vương dùng đủ mọi hình thức để chống phá không cho Đức Phật thành đạo nhưng cuối cùng lại nhận về sự thất bại. Ma Vương đã đưa ra lời nguyền và dường như chúng là lời tiên đoán về thời kỳ khi Đức Phật qua đời và dường như chúng đã, đang là hiện thực hiện nay mà chúng ta đang đối mặt.
Học được gì từ cách Phật đánh bại được Ma Vương?
Và chính mỗi con người của chúng ta cũng tồn tại Phật tính và Ma tính, đó là lý do nếu bạn muốn phát huy Phật tính cũng đồng nghĩa với việc là bạn phải chiến thắng Ma tính trong chính chúng ta. Đó là lý do có câu nói: Kẻ thù lớn nhất đó là chính mình.
Muốn có được sự thanh tịnh thì phải chấp nhận sự khó chịu, đớn đau khi ta bắt đầu phải buông bỏ ham dục, danh lợi, vui thú… để giữ tâm trong sáng, an lành. Thế nhưng, ta ưa sự nhàn hạ nên con người mãi không đủ lý trí và tịnh tâm để thoát khỏi vòng luẩn quẩn này. Xem thêm: Đức Phật dự đoán về tương lai: Quá nhiều điều đau lòng đang thực sự diễn ra.
Lời nguyền của Ma Vương đối với Đức Phật đang ứng nghiệm?
Trước khi bỏ đi trong trận thua với Đức Phật, Ma Vương có lời nguyền rằng: “Này ông Cồ Đàm! Hôm nay ta thua ông, vì ông còn trụ ở thế giới này, nên ta không làm gì được ông. Ông nên biết rằng, sau khi ông diệt độ, sau này các đệ tử của ông, dù là lớn hay nhỏ, tuy là hình thức tu theo ông, chớ việc làm của họ phải làm theo sự điều khiển của ta cả, ông phải chống mắt mà xem ta sai khiến họ!”.
Lời nguyền của Ma Vương đối với Đức Phật nếu soi xét đến thời điểm này chúng ta có thể thấy chúng đang ứng nghiệm.
Người có chức có quyền tàn phá giá trị Đạo Phật
Hiện nay có quá nhiều sự biến tướng về chùa chiền với những người đứng đầu đã lợi dụng niềm tin của người dân nhằm thu lợi về mình, họ sẵn sàng dùng lời Phật chỉ dạy và biến tướng chúng đi theo cách hiểu của mình bất chấp hậu quả.
Với những sai lầm của “người dẫn đường” tưởng là đệ tử của Phật nhưng họ đang xa rời các giá trị cao quý, từ đó chúng ta cũng bị mê lầm theo.
Việc cúng lạy cầu xin vô số kể
– Ma Vương nhấn mạnh: Ta cũng báo cho ông Cồ Đàm biết, số người tu theo đạo của ông, một ngàn người chưa chắc có một người biết pháp môn thanh tịnh thiền này, nhưng việc cúng lạy và cầu xin thì là vô số kể. Ông đừng mong đem giáo pháp thiền thanh tịnh này để đưa người sống trong vật lý (vật chất) do ta cai quản, hầu thoát ra ngoài sự cuốn hút của vật lý (vật chất) được!”.
Đức Phật dạy ta cần phải giữ tâm thanh tịnh, và dùng trí tuệ bát nhã, chứ đâu có dạy xây chùa, thắp hương lễ bái, cầu khấn, đốt vàng mã, phóng sinh ồ ạt như hiện nay? Đau lòng hơn nữa việc này lại hoàn toàn xuất phát từ tâm Ma mà ra.
Hay những ngày rằm mồng một, đặc biệt là dịp lễ tết, đến các chùa sẽ thấy Ma Vương đang tha hồ hoành hoành thế giới này với sự vắng mặt của Đức Phật khi quá nhiều nghi lễ bày ra gây hao tốn tiền bạc, sức lực và mất đi giá trị niềm tin chân thực.
Nếu soi chiếu về chính con người mình thì có thể nói, ta đang ngày một nuôi dưỡng tâm Ma và đánh rơi tâm Phật bằng việc tham lam mong cầu, thiếu hiểu biết.
Thử hỏi việc cố xây thêm nhiều chùa thật to hiện nay hay cố đi hết nơi này để cầu xin Phật ban ơn thì có ích gì trong khi việc nhà thì tan hoang, không ai trông nom, chăm sóc. Tâm của bạn có thực sự an khi chính lòng bạn còn nhiều phiền nhiễu và những người xung quanh mình cũng đang hoang mang giữa cuộc đời.
Chúng ta nên hiểu rằng, việc cúng chùa chỉ là cách tưởng nhớ tới lòng thành, là việc khơi gợi tâm Phật trong mỗi chúng ta chứ không phải thỏa mãn điều kiện gì cho Phật để Ngài trả ơn lại cho ta bằng một điều kỳ diệu gì đó.
Nhiều pháp môn mạo danh để kiếm tiền
– Ma Vương lại nói thêm: “Này ông Cồ Đàm, sau này có rất nhiều người đem pháp môn tu trong vật lý (vật chất), mạo danh thanh tịnh thiền để dụ nhiều người đến nghe để họ kiếm tiền, những người này cũng là do ta xúi bảo cả”.
Những thuyết giảng của Phật Thích Ca sau 2500 năm đã sai lệch đi ít nhiều, người học thời nay đã không tiếp cận được nguyên văn lời giảng của Ngài qua nhiều lần biên dịch, phiên dịch, qua nhiều ngôn ngữ khác nhau, và qua lời giải thích kinh sách của những người ở các tầng thứ, nhận thức khác nhau, khiến nghĩa lý ban đầu đã không còn mấy.
Từ đấy, có quá nhiều mạo danh khiến thực hư lẫn lộng và nhiều người thiếu niềm tin về Đức Phật khi nhận thấy các giá trị sau những lần “tam sao thất bản” đã chẳng có chút ích lợi lạc gì. Thời Đức Phật, với sự chỉ dẫn của Ngài, con trai La Hầu La đã đạt được giác ngộ viên mãn khi mới tròn 20 tuổi, vợ của Đức Phật đắc quả A-la-hán ngay trong một đời… nhưng ngày nay chúng ta có học mãi vẫn chưa thấy trí tuệ khai thông và mãi lầm được lạc lối mãi không tìm đâu ra lối đi cho mình. Tham khảo: Vợ của Đức Phật là ai? Người phụ nữ tài sắc vẹn toàn không phải ai cũng biết
Kathy (Tổng hợp)