- 1. Những tài sản cần có theo lời dạy của Đức Phật
- 2. Giải thích 7 loại tài sản đáng giá nhất cuộc đời
- 3. Lợi ích của 7 tài sản quý giá nhất đời người
1. Những tài sản cần có theo lời dạy của Đức Phật
7 loại tài sản cần có theo lời dạy của Đức Phật |
Vì vậy, Thế Tôn giới thiệu một phương thức tích lũy tài sản khác, bền vững, tuyệt đối ổn định. Ai có đủ 7 tài sản đó mới là bậc đại phú, kẻ giàu có nhất trong thế gian, kể cả cõi trời.
2. Giải thích 7 loại tài sản đáng giá nhất cuộc đời
Ngoài việc tạo dựng tài sản thế gian hợp pháp, điều quan trọng mà chúng ta cần nhớ đó là nỗ lực tạo dựng và tích lũy bảy loại tài sản Đức Phật kể trên.
2.1 Tín tài
Tín tài tức là có tín ngưỡng tâm linh giúp dẫn dắt một người đi theo chánh đạo. Đó là tài sản có được nhờ niềm tin đúng đắn. Kinh Hoa nghiêm dạy: “Niềm tin (tín) là mẹ sinh ra các công đức”.
Một người có niềm tin vào Phật thì mới cố gắng theo gương của Ngài. Một người tin nhân quả thì mới tập trung làm việc thiện, điều lành. Người buôn bán tin việc làm ăn sẽ thành công thì mới bỏ tiền ra đầu tư. Một người tin rằng mình nỗ lực sẽ được đền đáp thì họ mới cố gắng… Như vậy, nhờ những niềm tin chân chính mà chúng ta tạo được nhiều phước đức và công đức.
Đức Phật chỉ ra những thứ không thể trường tồn trên đời này, dù là bậc thần thánh hay ai đi chăng nữa thì cũng không thể thay đổi quy luật này.
2.2 Giới tài
Giới tài nghĩa là người đó biết rời xa 5 giới: sát sinh, trộm cắp, tà hạnh, nói dối, say sưa.
Chỉ cần dừng hết tất cả những giới này thì tiền bạc ở thế gian của người đó lập tức gia tăng.
Năm giới này không những đưa người mạnh tiến trên đường giải thoát, mà còn đem lại trật tự, an vui, hòa bình cho gia đình, quốc gia, xã hội.
Năm giới chính là năm thành trì ngăn chặn cho ta đừng đi lạc vào đường ác, là năm hàng rào ngăn chặn cho ta khỏi rơi xuống vực sâu, trong khi ta đi con đường giải thoát.
2.3 Tàm tài
Người biết xấu hổ đối với thân, miệng, ý làm ác, gọi là tàm tài; điều này có nghĩa ta ý thức được tác hại do chúng gây ra. Khi nhận ra được những điều này, ta cảm thấy hổ thẹn với lòng mình, về những sai lầm của bản thân.
Trong Kinh có ghi: “Hổ thẹn ví như móc sắt có thể ngăn dứt được sự phi pháp của người. Thế nên thường phải biết hổ thẹn, không được quên bỏ. Nếu xa lìa hổ thẹn thì mất các công đức. Người có hổ thẹn thì có các thiện pháp. Người không biết hổ thẹn so với loài cầm thú không khác chút nào vậy”.
2.4 Quý tài
May mắn hay tai họa cũng từ thân, miệng, ý mà ra. Thế nên khi có quý tài thì ta biết sợ hãi những quả xấu gây ra, ta sợ hãi đối với thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ sợ hãi vì thành tựu các pháp ác, bất thiện.
Như thế mới có mong muốn tìm cách kiểm soát bản thân, tránh phạm những lỗi lầm đó. Thế nên, chỉ qua quá trình tu dưỡng thì một người mới có được quý tài và khi đó chắc chắn cuộc sống của họ rất an vui, được nhiều người yêu mến, mọi sự nhờ thế mà trở nên thuận lợi hơn.
2.5 Văn tài
Văn tài là những tài sản đến từ kiến thức, khả năng đọc hiểu, tìm tòi những thông tin giá trị. Những ai nghe nhiều, suy nghĩ, nghiền ngẫm, áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể để hiểu vấn đề,….
Nhờ việc bản thân đề cao đời sống phạm hạnh, đọc tụng nhiều lần, chuyên tâm quán sát, thành tựu chánh kiến, mới được gọi là văn tài.
2.6 Thí tài
Thí tài đó là việc biết bố thí cúng dường – việc này tưởng là mang lợi cho người khác nhưng lại cho thấy ta đã có thể từ bỏ xan tham, ưa thích xả ly.
Từ bỏ xan tham có nghĩa là không tham đắm ngũ dục – những thứ dễ khiến con người sa đọa vào tội lỗi, gieo tạo nhiều ác nghiệp và cuối cùng chuốc lấy khổ đau rồi cứ trở đi trở lại trong kiếp này cho tới kiếp khác.
Kinh Tứ thập nhị chương từng ghi: “Thấy người bố thí, vui vẻ giúp họ thì được phước rất lớn”. Nhờ biết cúng dường, bố thí, làm lợi ích cho chúng sinh mà được sinh ra trong hoàn cảnh tốt, mang thân phận cao sang quyền quý.
2.7 Tuệ tài
Tuệ tài tức là có trí tuệ, không bị vô minh che mờ lý trí, từ đó mà đoạn trừ được mọi khổ đau trong đời.
Kinh Bát đại nhân giác nói về văn và tuệ tài: “Bồ tát thường nhớ học rộng nghe nhiều, tăng trưởng trí tuệ, thành tựu biện tài, đều vì niềm vui lớn”, hay “An vui với cái nghèo mà giữ đạo, chỉ lấy trí tuệ làm sự nghiệp”.
3. Lợi ích của 7 tài sản quý giá nhất đời người
3.1 Hết buồn, hết khổ
Trong khi đó, những thứ họ đang sở hữu lại trường tồn, bền vững, mang lại cho họ khí chất thực sự, ung dung giữa đời mà không phải ai cũng có được.
Khi không còn bị hoàn cảnh tác động, họ hết buồn, hết khổ, không bị đời sống vật chất làm bận tâm. Cũng như lời kinh Bát đại nhân giác nói: “Muốn ít, vô vi thì thân tâm được tự tại”.
3.2 Mang lại giá trị đạo đức
Ví dụ một người sở hữu thí tài sẽ luôn làm chủ tâm mình, hạn chế và đi dần đến diệt trừ tất cả mọi sự tham muốn thấp hèn, sống điều độ, siêng năng hành trì thiện pháp để tâm luôn được an tịnh.
Một người có giới tài lại biết ăn nói thu phục lòng người (tàm tài, quý tài) sẽ thường hướng đến những điều tốt đẹp, mang lại năng lượng tích cực cho bản thân và những người xung quanh, khuyến khích những người khác làm điều tốt, điều lành.
3.3 Từ tài sản trên có thể tạo ra tiền bạc
Những tài sản trên tưởng chừng chỉ liên quan tới tinh thần nhưng thực tế từ đó lại có thể tạo ra tài sản vật chất cực kỳ bền vững. Vì theo nhân quả, những nhân tốt đẹp trên sẽ lại mang tới hoa thơm, quả ngọt mà không phải ai dễ mà có được.
Vậy nên ai có đủ bảy loại tài sản này được xem là người giàu có, đúng với những gì Đức Phật từng nói: “Này các Tỳ-kheo, đây gọi là bảy tài sản, ai có được những tài sản này được gọi là không nghèo khổ”.
Đây là bảy thứ tài sản tồn tại mãi mãi, trừ khi ta hủy hoại nó khi chúng ta không còn niềm tin, sống không có đạo đức, không biết xấu hổ, hổ thẹn khi làm điều lỗi lầm, không còn tinh tấn học hỏi, sống tham lam ích kỷ,…
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: