Lời Phật dạy: Trên đời có 4 thứ này khó trường tồn, ôm lấy chúng là rước họa vào thân!

Lời Phật dạy: Trên đời có 4 thứ này khó trường tồn, ôm lấy chúng là rước họa vào thân!
By Tâm Linh
Th1 15

Lời Phật dạy: Trên đời có 4 thứ này khó trường tồn, ôm lấy chúng là rước họa vào thân!

(Lichngaytot.com) Đức Phật chỉ ra những thứ không thể trường tồn trên đời này, dù là bậc thần thánh hay ai đi chăng nữa thì cũng không thể thay đổi quy luật này.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);

1.  Mọi thứ đều là vô thường

Duc Phat chi ra nhung thu khong the truong ton

Đời người thật ngắn ngủi 

Điều đó có nghĩa là, bất kỳ sự vật nào tồn tại trên đời này đều không thể giữ nguyên mãi mãi không thay đổi và tiếp tục duy trì hình dáng ban đầu, nó luôn luôn thay đổi, bản chất của nó sẽ từ từ thay đổi, và cuối cùng sẽ biến mất.

Ví dụ, thân thể chúng ta luôn luôn chuyển hóa, trải qua sinh, lão, bệnh, tử rồi cuối cùng biến mất trên cõi đời này, kể cả núi sông, đất trời, đại địa và vũ trụ cũng vậy, chúng đang trải qua quá trình thành, sống, thay đổi, không, sinh, sống và chết.

Hãy tu tập để thấy mọi thứ trên đời này đều là vô thường, khi thấu hiểu được điều này, bạn sẽ không còn đau khổ hay bất an nữa, chấp nhận mọi sự việc một cách nhẹ nhàng.

Đời người thật ngắn ngủi để rồi thoáng chốc hiểu ra một điều được sống thanh thản hưởng chọn niềm yêu thương là điều quý giá.

Các bạn nên hạn chế việc đổ thừa cho hoàn cảnh, cho số phận, cho cái này cái kia nếu bỗng một ngày, mọi việc xảy ra không như ý muốn.

Người nghèo có nỗi khổ của người nghèo. Người giàu có nỗi khổ của người giàu, chẳng ai sung sướng mãi mãi cả và cũng chẳng ai khổ hoàn toàn cả. Nghèo khổ vì không đủ no ấm. Giàu khổ vì áp lực mất tiền vào tay kẻ khác. Tất nhiên là còn hàng trăm ngàn lý do khác!

Xem thêm  Bói bài Tây - Những kiến thức cơ bản nhất

2. Chẳng ai giàu có được mãi

Đức Phật chỉ ra những thứ không thể trường tồn nói rằng con người dù giàu có và quyền lực đến đâu thì cuối cùng cũng sẽ trở nên suy đồi.

Tục ngữ có câu: “Phú quý không qua 3 đời”, chỉ có làm việc thiện và tích đức từ đời này sang đời khác mới có thể duy trì sự thịnh vượng và phú quý cho con cháu.

Nhưng phàm phu chúng ta có tâm tham lam, có được thì càng mong có nhiều hơn nữa, có nhiều rồi thì mong những thứ mình đang có trường tồn mãi mãi. Do đó, không bố thí thì của cải sẽ không tồn tại lâu dài.

Nghèo rồi sẽ giàu. Giàu rồi cũng có thể nghèo. Không có điều gì nói trước được cả. Cũng giống như hôm nay bạn vui, mai bạn buồn. Cuộc sống không vì thế mà dừng lại. 

Phật dạy về nguyên tắc của sự giàu có khuyên bạn đừng tự hào vỗ ngực nói rằng mình có thể giàu có mãi mãi, bởi không ai biết được ngày mai sẽ có chuyện gì xảy ra.

Thay vì tham lam lo ôm của cải khư khư cho riêng mình thì nên tu tâm dưỡng tính, chăm chỉ tích đức hành thiện, cố gắng hướng con cháu đến sự thiện lành thì mới giàu có bền vững được.

Người trẻ hay già đều cần được giáo dục nghiêm khắc, biết coi trọng đạo đức hành vi của bản thân để biết cách gìn giữ cơ nghiệp của tổ tiên mãi bền lâu.

Không ai có thể nắm chắc được tương lai ra sao, chỉ có vận mệnh là thay đổi theo tính cách, hành vi, lối sống ác hay thiện của mỗi người mà nhận phúc báo hay quả báo mà thôi. 

3. Gặp gỡ rồi sẽ có chia ly

Lục thân (cha, mẹ, vợ, chồng, anh, em) ở cùng một chỗ hoặc là bạn bè người thân đã gặp gỡ hẳn sẽ có ngày phải chia cách, nên mới có câu “không có gia đình nào không có sự chia ly”
 
Đặc biệt là sự cách biệt thế hệ, vì con cái sau khi trưởng thành thường rời xa quê hương, tự bươn trải ngoài đời để kiếm sống. 

Cho dù cha mẹ và con cái có sinh sống cùng nhau thì đến một ngày nào đó, cũng sẽ phải đối mặt với “sinh ly tử biệt” hoặc chia tay nhau vì cuộc sống cơm áo gạo tiền.

Trong tình yêu cũng vậy, yêu đương sâu đậm lâu dài tới đâu rồi sẽ có lúc chia tay, ở bên cạnh nhau được đến hết đời hay không là do duyên số.

Có duyên tương ngộ thì hãy trân quý, nếu phải xa nhau xin cứ mỉm cười mà quay gót bước đi. Nhân sinh được mấy chục năm, hà tất phải bó buộc bản thân quá chặt.
 
Đời người chẳng dễ dàng gì, sau khi mất đi mọi thứ đều trở thành hư ảo. Trân quý ngày hôm nay, bạn mới có năng lực để ôm trọn ngày mai.
 

5. Khỏe mạnh đến đâu rồi cũng có lúc trở về cát bụi

Đức Phật chỉ ra những thứ không thể trường tồn nói rằng bạn hãy tập làm quen với quy luật sinh tử ở đời, bởi sinh lão bệnh tử là quy luật tất yếu của đời người mà bất kỳ ai cũng phải trải qua. 

Con người cho dù là sức khỏe mạnh mẽ đến thế nào thì cũng sẽ có lúc phải ra đi. Cho dù là sống thọ đi nữa thì cuối cùng cũng về với cát bụi vĩnh hằng.
 
Lời Phật dạy về cái chết nói con người từ khi sinh ra đã bị phán ” tử hình ” chưa rõ ngày hành án, cái chết luôn trực chờ bên cạnh mỗi chúng ta.

Xem thêm  Kiến trúc nhà vườn - bí mật phong thủy các khu lăng tẩm Huế

Nên có câu: “Nhân sinh tự cổ thuỳ vô tử “, hỏi thế gian này có ai không phải đối diện với cái chết? Vậy nên chúng ta đều phải sống và tiếp tục giải quyết đại sự đời sau, để được sống an lạc, chết cũng an lạc.

Chúng ta sinh ra từ cát bụi thì sẽ trở về với cát bụi, vì thế đừng để bản thân bị ràng buộc bởi những thứ vốn không thuộc về mình.

Sống trên đời, hãy cứ chân thành, nhẫn nại và thiện lương thì những thứ tốt đẹp sẽ tự tìm đến với bạn thôi.

 
Vì thời gian của mỗi người là hữu hạn, vì cuộc đời là những vòng tuần hoàn đáng quý của sinh mệnh, không ai luôn được, cũng không ai luôn mất, vậy nên hãy biết sống để cho đi trước khi trở về với cát bụi một cách có ý nghĩa nhất.
arfAsync.push(“knye9xke”);
 

Mời bạn tham khảo thêm tin cùng chuyên mục:

Đức Phật chỉ cách giúp bạn vượt qua khó khăn: Đời là bể khổ, muốn hết khổ hãy tự CỨU lấy mình!
Gặp đại nạn không chết: Hiểu sao cho đúng về vấn đề hết sức kỳ lạ này
Tháo gỡ mọi vướng mắc về chuyện ăn chay không phải ai cũng thấu tỏ

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!