Lời Phật dạy về lòng biết ơn: Trân trọng thứ mình đang có bạn sẽ có nhiều hơn

Lời Phật dạy về lòng biết ơn: Trân trọng thứ mình đang có bạn sẽ có nhiều hơn
By Tâm Linh
Th1 07

Lời Phật dạy về lòng biết ơn: Trân trọng thứ mình đang có bạn sẽ có nhiều hơn

(Tamlinhthanbi.com) Theo những lời Phật dạy về lòng biết ơn bạn sẽ sớm nhận ra rằng mình đã rất may mắn khi có mặt trên Trái đất này và được sống trong tình yêu thương của mọi người.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);!!!
>>> Đừng bỏ lỡ: Lời Phật dạy về đạo làm người: Đừng nản chí vì đó là việc cả đời <<<  
 
Sự giác ngộ không làm cho đức Phật trở nên vô cảm với mọi thứ xung quanh mình, mà ngược lại, nó khiến tấm lòng của ngài trở nên rộng lớn hơn. Đạo Phật gọi đó là tâm từ. Và tâm từ ấy cũng thường được biểu hiện bằng một thái độ biết ơn. Hãy lắng nghe Lời Phật dạy về lòng biết ơn để trái tim mình được rộng mở với những yêu thương:

 

Lời Phật dạy về lòng biết ơn 

 
Đức Thế Tôn từng khuyên răn các Tỳ kheo: Nếu có chúng sanh biết báo đền, người này đáng kính, ân nhỏ còn chẳng quên huống là ân lớn. Cho dù người ấy rời nơi đây ngàn do tuần, trăm ngàn do tuần mà chẳng là xa, vẫn không khác gần Ta. Vì sao? Tỳ kheo nên biết, Ta thường khen ngợi người biết báo đền.
 
Có các chúng sanh chẳng biết báo đền, ân lớn còn chẳng nhớ hà huống nhỏ. Người đó chẳng gần Ta, Ta chẳng gần người đó. Ngay cho họ đắp Tăng-già-lê ở sát bên Ta, người này vẫn xa. Vì sao? Ta thường chẳng nói về người không báo đền. Thế nên, các Tỳ kheo, hãy nghĩ báo đền, chớ học không báo đền. Như thế, này các Tỳ kheo, nên học điều này. 
 
loi Phat day ve long biet on
 
Trong kinh có ghi lại rằng, sau khi thành đạo dưới cội bồ đề, đức Phật đã đứng yên một khoảng xa để chiêm bái cây bồ đề trong suốt một tuần. Phật bày tỏ lòng tri ân sâu xa của mình đối với cây bồ đề đã che chở nắng mưa cho ngài trong suốt thời gian tầm đạo. Có lẽ bài pháp đầu tiên đức Phật dạy cho cuộc đời, là một bài học về lòng biết ơn.
 
Trong cuộc sống này chúng ta được tiếp nhận ơn nghĩa nhiều lắm từ cha mẹ, thầy cô, bạn bè và cả những người không quen biết.
 
Sự sống của chúng ta được hình thành từ những mối quan hệ chằng chịt trùng trùng trong tinh thần đạo lý duyên sinh. Nhờ thấy rõ nhân duyên sinh nên biết rằng một mình ta thì không thể tồn tại, cần phải hàm ơn tất cả từ hữu tình cho đến vô tình. Chúng ta được sống hạnh phúc ở đời là nhờ cha mẹ sanh dưỡng, nhờ mọi người trợ duyên nâng đỡ, nhờ đất nước chở che, nhờ Tam bảo soi đường.
 
Khi tâm từ tiếp xúc với khổ đau nó chuyển hóa khổ đau, khi tâm từ tiếp xúc với niềm vui nó làm tăng trưởng thêm hạnh phúc. Không phải vì ta có hạnh phúc mà ta biết nhớ ơn, nhưng chính vì lòng biết ơn mà ta có được hạnh phúc.
 
Biết đủ và biết ơn, biết tiếp nhận những gì xảy đến cho mình như là một bài học trên con đường đạo, là một hạnh phúc. Và nó sẽ mang lại cho ta một phước đức lớn nhất.
 
Thái độ ấy thật ra không phải phát xuất từ một sự cố gắng nào của một cái tôi, mà chỉ là trở về với sự tĩnh lặng và trong sáng sẵn có của mình. 
 
 

Cách thực hành lòng biết ơn

 1. Hãy dành một khoảng thời gian vào buổi sáng cho sự “tri ơn”

Ai trong chúng ta lại không chịu ơn nhiều người, và nhiều thứ: những người sinh thành, dạy dỗ ta, những người yêu thương giúp đỡ ta, sức khỏe, công việc ta đang làm, một mái nhà che nắng mưa, và quần áo ấm trong một ngày đông giá….? Và chính cuộc sống, từng ngày ta đang sống, chẳng đáng cho chúng ta tri ân sao?

Xin dành một phút vào buổi sáng của bạn và biến một phút này thành một thói quen hàng ngày, để nhớ đến những người đã làm một điều gì đó tốt, đẹp cho bạn, và nghĩ đến tất cả những gì bạn chịu ơn trong cuộc đời mình.

Bạn sẽ không nghĩ được hết mọi điều trong một phút, nhưng như thế cũng đủ rồi. Và một phút ấy sẽ ngay tức khắc làm cho ngày của bạn khởi sắc hơn, và giúp bạn bắt đầu một ngày nhẹ nhàng, đúng hướng. Bạn có nghĩ ra cách nào tốt hơn cho một phút ấy ?

2. Khi đối mặt với một trở ngại lớn

Đã là con người thì luôn đối diện với rất nhiều khổ đau như khổ vì nghèo đói, bệnh tật, cầu mà không được, yêu mà không thành… Nhiều người trong chúng ta thường xem những khó khăn trong công việc, trong cuộc sống là điều tệ hại. Dẫu trong hoàn cảnh nào, cho dù bạn sinh ra với gia cảnh cơ hàn, bạn cũng hãy biết ơn điều đó. 
Thay vì than thở, hãy cám ơn những thách thức, trở ngại ấy bởi đó là cơ hội để bạn lớn lên, để học, và để biết cách làm tốt hơn. Điều này sẽ mang lại cho bạn sức mạnh, sẵn sàng đối mặt với khó khăn và hoàn thiện mình. 

Xem thêm  Lời Phật dạy về lòng tin: Tiết lộ nơi bạn có thể đặt 100% niềm tin vào đây

Vì nó cho bạn ý chí, sức mạnh để vượt qua những khó khăn, chông gai để thành công. Điều mà nhiều người được sinh ra trong nhung lụa chưa chắc có được. Và đến một ngày, khi bạn có chén cơm, có một mái nhà che nắng che mưa, hãy trân trọng nhựng thành quả mà mình có được đồng thời chia sớt cho những người còn nghèo khó.

 

Khi bạn gặp một bất hạnh, một tai họa, xin bạn hãy cám ơn vì bạn còn được sống. Hãy cảm nhận vẻ đẹp mong manh của cuộc sống vô thường. Tình yêu người vẫn còn đó trong trái tim bạn. Xin hãy nhân cơ hội này thể hiện yêu thương với những người còn hiện hữu trong đời bạn. Và nhất là hãy vui sống đi khi bạn còn có thể.
 

3. Khi muốn nổi giận với ai đó 

Theo học thuyết nhân duyên của nhà Phật, không có gì là đơn độc, chúng ta sinh ra giữa cộng đồng người và xung quanh là vô vàn những nhân tố. Một cá thể lớn lên là nhờ  sự nương tựa vào một cộng đồng lớn trong xã hội này.

Khi muốn nổi giận với ai đó, hãy kiềm chế để đừng bắn ra những lời nặng nề, gay gắt, hay phản ứng trong cơn thịnh nộ. Thay vào đó, hít vài hơi thở sâu, tự trấn tĩnh rồi dịu xuống.

Hãy tập trung vào những điều khiến bạn chịu ơn người ấy. Chính điều này sẽ thay đổi cơn giận dữ lúc đó.

Trong hôn nhân, nếu bạn không ngừng chỉ trích, phê phán người chồng/vợ của mình, là bạn đang dần hủy hoại cuộc hôn nhân của mình. 
 

Thay vì phàn nàn về con cái, hãy cám ơn các con. Xem thêm: Lời Phật dạy về đối nhân xử thế: Sống hài hòa nhưng chớ để hòa tan!
 
Sự thành công của mỗi người, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực không ngừng của bản thân còn là nhờ sự giúp đỡ rất nhiều của bạn bè đồng nghiệp tốt. Họ sẵn sàng dành thời gian, công sức để hỗ trợ bạn. Bởi vậy, mỗi người phải luôn nhắc nhớ rằng phải luôn biết ơn những người đã hỗ trợ để chúng ta có được thành công.
 

4. Khi nghĩ về thứ mình không có

Thay vì nghĩ suy, đau khổ về những gì bạn không có, hãy nhìn xem bạn có gì.

Xem thêm  Đứng trước Bồ Tát Quán Thế Âm, chỉ cần nhẩm niệm 3 nguyên tắc này sẽ cầu được ước thấy khổ nạn tất qua

Thật dễ dàng khi bạn quên đi hàng tỉ người trên hành tinh này còn sống trong nghèo khổ- những người chưa có một mái nhà ( dù lụp xụp) che nắng mưa hay manh áo ấm, chưa đủ cơm ăn, những người không có một việc làm, hoặc chỉ làm những việc lao động tay chân quần quật,…

Xin bạn so sánh cuộc đời bạn với của họ, để cám ơn cuộc đời và những gì bạn đang có. Và hãy nhận ra rằng bạn đã có nhiều hơn sự đủ đầy, nhất là hạnh phúc không phải là một điểm đến của ngày mai – hạnh phúc đang ở đây, trong những gì bạn có và trong lòng bạn.

Không thể cô độc sống một mình mà phát triển, tạo dựng thành công hạnh phúc được – chúng ta phải sống nương tựa lẫn nhau, sự tồn vong của xã hội đều phụ thuộc vào đạo đức con người – lòng biết ơn tạo nên sức mạnh cho con người trong cuộc sống ngày hôm nay mà chính chúng ta không thể ngờ tới.

Kathy (Tổng hợp)

Lời Phật dạy về giúp đỡ người khác: Đổi vận không ngờ từ việc làm nhỏ
Lời Phật dạy về gia đình: Càng hiểu càng nâng niu, trân trọng
Nghe lời Phật dạy học bí quyết thoát nghèo từ việc cực kỳ đơn giản

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!