Lời Phật dạy về lòng tin
Niềm tin tưởng là điều nhỏ nhoi nhưng nó lại là yếu tố quan trọng nhất điều phối suy nghĩ, hành động của chúng ta mỗi ngày. Vì thế, chớ nên xem thường những gì mang lại giá trị niềm tin. Thực tế là đã có những người cảm thấy không còn niềm tin với cuộc sống, với những người xung quanh nên họ chọn cách tự tử.
Ai mà chẳng từng đôi lần mất niềm tin về một người, một việc nào đó, tại vì người ta đặt niềm tin thường là người mà ta dành quá nhiều tình cảm cho họ. Ta đâu biết rằng mọi thứ trong cuộc sống này đều vô thường, chẳng có gì bất biến, nên ta đặt niềm tin nhầm chỗ thì đau đớn là điều không thể tránh khỏi.
Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy từng được nghe nói đến.
Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy được quảng bá rộng rãi.
Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy do truyền thống để lại.
Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy được kinh điển truyền tụng.
Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy do một vị giáo chủ nói ra.
Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ do suy đoán.
Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ do suy luận.
Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì mình thấy điều đó có lý.
Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều đó phù hợp với thành kiến, quan điểm nhận thức của mình.
Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy do thầy mình nói ra.
+ Lời dạy thứ nhất: Đừng tin vì nghe theo lời truyền khẩu: Vì dù cùng nghe một câu chuyện nhưng mỗi người hiểu theo một ý khác nhau và truyềnđạt lại cho người khác một cách khác (thường chúng ta thổi phồng lên một chút cho câu chuyện hay ho hơn). Lời truyền miệng đó từ người này qua người khác, từ vùng này qua vùng khác, từ năm này qua năm khác sẽ làm mất đi giá trị nguyên gốc của nó.
Chính Đức Phật khuyên rằng không nên tin vào Ngài nếu chưa thật sự hiểu về Ngài để tránh tội phỉ báng. Chúng ta cần phải có trải nghiệm và tự mình thu lượm kiến thức mới có thể đánh giá được vấn đề.
Nên đặt niềm tin vào đâu?
Khi nào chính các người biết rằng những điều đó là chân chính, những điều đó không bị chê trách, những điều đó được người hiền trí khen ngợi, những điều đó khi được chấp nhận và thực hành sẽ dẫn đến an lạc hạnh phúc, thì các người phải nỗ lực thực hành”.
Niềm tin phải có trí tuệ
Chúng ta tìm thấy niềm vui và hạnh phúc trong những phút giây làm việc để phục vụ cho tha nhân và không phải bận tâm lo lắng nhiều đến kết quả của nó. Lòng tin khi phát sinh trí tuệ đã giúp cho chúng ta giải thoát được cái tôi dính mắc cố chấp vào sự hiện hữu của nó.
Mình là chỗ nương tựa của chính mình
Không nên bám víu hay chỉ đặt niềm tin vào một người, nếu người ấy cũng sẽ thay đổi như bất cứ điều gì đang tồn tại trong cuộc sống này, và sẽ có lúc ta mất nơi nương tựa tinh thần và lạc lối.
Không phải chỉ tin qua lời nói suông, mà không có sự thực hành bằng hành động, như vậy không đưa đến lợi ích. Một bài học ta có thể tự ghi nhận từ Đức Phật đó là giữa hành động và việc làm của Phật luôn đồng hành cùng nhau, không chống trái nhau.
Việc thông tin bị hoán đổi, bóp méo hiện nay đã khiến nhiều người dễ dàng bị lôi cuốn, chạy theo tà đạo, rơi vào mê tín dị đoan, cũng vì không có niềm tin chân chính bền vững.
Tin vào khả năng giác ngộ của chính mình, tin rằng mình sẽ thành Phật nếu nỗ lực tu hành. Bởi sự giác ngộ là tự mình giác ngộ chứ không ai có thể giác ngộ thay thế được và trong Kinh Pháp Cú có nhấn mạnh: “Các ông phải tự mình nỗ lực, các đấng Như Lai chỉ là người thầy dẫn đường”.