“Lời nói do tâm sinh”, người có tâm tính tốt xấu thế nào đều được thể hiện rõ nét qua từng lời nói, hành động.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);
1. Lời nói do tâm sinh
Lắng nghe lời Phật dạy về nhận biết người tốt xấu. Lời nói chính là biểu hiện rõ rệt nhất của một người có đức hay không, lời nói cần giữ thủ đức, có như vậy mới giữ được phúc báo. Tại sao chỉ mất 2 năm để học nói nhưng ta phải dành cả đời để học cách im lặng?
Nói là một loại năng lực, im lặng là một loại trí tuệ. Mệnh của con người có tốt hay không có thể nhìn cách người đó nói chuyện là có thể nhận biết. Hàng ngày không nhất định đều phạm phải việc tổn đức, nhưng nói chuyện thốt ra những điều khó nghe, làm tổn thương người khác thì đương nhiên sẽ mất đi phúc báo.
Cuộc sống của những người hay dùng những lời lẽ sắc nhọn làm tổn thương người khác thường là những người cô đơn, ít bạn bè. Thực tế là không người chồng nào muốn về nhà nếu có một cô vợ thường xuyên chì chiết, trách móc; không có đứa con nào hạnh phúc nếu có cha mẹ không nói lời dịu dàng mà chỉ quát nạt, la mắng; không có người bạn nào hứng thú giao thiệp với người hay nói lời cay độc, bình phẩm ác ý…
Người có vận mệnh tốt là người ăn nói có chừng mực, mỗi lời nói đều thể hiện là người có đạo đức, họ không dùng ngôn từ mạnh để phê phán, chê bai người khác, không dài dòng nói từ chuyện nọ sang chuyện kia, không kể công của bản thân mình sau khi đã giúp ai đó. Lời nói của họ luôn chân thành, với tâm ý động viên, khích lệ người khác.
Biết rõ về một người, không cần nhất thiết phải tận nói, hãy lưu lại cho người ta ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu lại chút “khẩu đức” cho mình. Trách một người không cần phải tận trách, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút độ lượng cho mình.
Có công không cần đòi hỏi tận cùng, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút khiêm nhượng cho mình.
Đúng lý cũng không cần đoạt tận, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút khoan dung cho mình.
arfAsync.push(“knye9xke”);
Tài năng đừng quá ngạo mạn, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu chút đức khiêm hư cho mình.
Ngày tháng tích tụ, bao nhiêu phúc báo cũng từ cái miệng mà đi hết nếu cứ thường xuyên gây khẩu nghiệp. Lời nói không hay sẽ làm tan vỡ mọi mối quan hệ, dù trước đó phải khó khăn để xây đắp. Thực tế là không người chồng nào muốn về nhà nếu có một cô vợ thường xuyên chì chiết, trách móc; không có đứa con nào hạnh phúc nếu có cha mẹ không nói lời dịu dàng mà chỉ quát nạt, la mắng; không có người bạn nào hứng thú giao thiệp với người hay nói lời cay độc, bình phẩm ác ý…
Cổ nhân nói: “Lời do tâm sinh“, một người có tâm tính như thế nào thì sẽ nói ra những lời như thế. Người có lòng bao dung lời nói ra sẽ nhẹ nhàng hòa ái, người trong tâm đầy oán hận, lời nói ra sẽ hung hăng, cay nghiệt. Người khiêm nhường lời nói ra sẽ chừng mực nhã nhặn. Người tự cao lời nói thường khoa trương phách lối.
2. Nước sâu thì dòng chảy chậm, người tôn quý thì nói năng từ tốn
1. Việc gấp, từ từ nói. Gặp chuyện gấp cũng bình tĩnh suy nghĩ một chút, sau đó từ từ nói rõ ngọn ngành, sẽ khiến cho người nghe cảm thấy ổn định, từ đó tăng độ tin cậy của mọi người đối với bạn.
2. Việc nhỏ nói hài hước. Đặc biệt là một vài lời nhắc nhở có thiện ý, bạn nên dùng những câu nói đùa hài hước, sẽ khiến cho người không cảm thấy cứng nhắc, nặng nề. Nói đùa một chút khiến chuyện to thành chuyện nhỏ, họ không những vui vẻ chấp nhận lời nhắc nhở của bạn mà còn tăng thêm thiện chí với bạn.
3. Việc chưa hiểu rõ, hãy nói một cách cẩn thận. Đối với những việc bạn chưa nắm rõ, hãy cân nhắc để diễn đạt một cách cẩn thận, sẽ khiến cho người nghe cảm thấy rằng bạn là người đáng tin cậy.
4. Việc chưa xảy ra, không nên nói linh tinh. Mọi người ghét nhất ăn nói hàm hồ, nếu bạn chưa bao giờ phỏng đoán một cách tùy tiện hoặc nói những chuyện chưa xảy ra, bạn sẽ khiến cho mọi người cảm thấy rằng bạn là người trưởng thành, có tu dưỡng, cũng là một người làm việc chăm chỉ, có trách nhiệm.
5. Việc chưa làm, đừng nói lung tung. Tục ngữ có câu “không có khoan kim cương, thì đừng mong ôm nghề đồ gốm”, bạn không nên hứa làm một việc gì đó mà bạn không chắc có thể làm được, sẽ khiến cho người nghe cảm thấy bạn là một người “nói là tin, làm là được”, và họ sẽ rất tin tưởng bạn.
6. Không nên nói những chuyện làm tổn thương người khác.Không được tùy tiện dùng lời nói làm tổn thương người khác đặc biệt là giữa những người thân. Như vậy mọi người sẽ cảm thấy bạn là người lương thiện, giúp cho việc duy trì và gia tăng tình cảm.
7. Đối với những việc đau lòng, bạn không nên gặp ai cũng nói. Khi ai đó bị tổn thương trong lòng, đều muốn thổ lộ với người khác, nhưng nếu cứ gặp ai bạn đều nói, sẽ khiến người nghe phải chịu một áp lực lớn, rất dễ sinh nghi ngờ và xa lánh bạn. Đồng thời, bạn sẽ để lại ấn tượng muốn trút bỏ đau khổ của bạn lên người khác.
8. Những việc của người khác thì nên cẩn thận trong lời nói. Giữa con người với con người cần phải có một khoảng cách an toàn, không nên bình luận hay nói ra những chuyện của người khác, sẽ mang lại cảm giác an toàn cho những người mà bạn giao tiếp.
9. Việc của bản thân, lắng nghe người khác nói như thế nào. Bạn nên lắng nghe cách nhìn của người khác khi nói về mình, điều đó có thể để lại ấn tượng khiêm tốn cho người khác, đồng thời biểu hiện rằng mình là một con người thấu tình đạt lý.
10. Chuyện của con cái, cần nói rõ ràng. Đặc biệt là khi con bạn còn ở thời kỳ thanh thiếu niên, chúng rất dễ bị kích động, bạn hãy dùng thái độ ôn hòa, vừa kiên định để nói với chúng một cách rõ ràng, điều đó có thể khiến cho con bạn có tình cảm tốt đối với bạn, coi bạn như một người bạn, đồng thời điều đó cũng có tác dụng thuyết phục.
3. Nói chỉ là khả năng, nhưng biết những gì không nên nói đó chính là trí huệ
Nói chuyện là cả một nghệ thuật, dù là lời hay ý đẹp cũng phải đắn đo trước khi nói. Nói điều không tốt khiến đôi bên nghe xong đều mất hứng thì đương nhiên là không nên nói.
Những lời nói không tốt, đừng nên nói ra:
1. Không nói những lời chán nản, thối chí
Có người bình thường thích nói những lời chán nản làm người khác nhụt chí. Kỳ thực, trong cuộc sống rất cần những lời cổ vũ động viên từ người khác, cho dù không có ai khích lệ thì cũng phải tự khích lệ chính mình. Bản thân không cổ vũ chí hướng của mình, trái lại còn nói ra những lời thoái chí thì đương nhiên sẽ rơi vào vực sâu của sự suy sụp.
2. Không nói những lời tức giận
Con người đang lúc tức giận thường không tự chủ được mà nói ra những lời giận dữ, có lúc làm tổn thương người khác, có khi lại làm tổn thương chính mình. Người ta khi bị xúc phạm thì cần nhất là giữ được tỉnh táo, không nên tùy tiện phát ngôn, vì lời nói lúc nóng giận thường rất khó nghe, vì vậy nhất định đừng nên nói.
3. Không nói những lời oán trách
Khi không hài lòng, người ta thường nói ra những lời bất mãn, oán giận ông chủ, oán giận bạn bè, thậm chí oán giận cả người nhà. Nếu bạn thường xuyên nói những lời oán trách, người khác nghe được sau này sẽ mượn đó làm đề tài để nói về bạn, gây ra bất hòa thị phi, khiến bạn phải đối phó với người này, đối phó với người kia, cuối cùng tự mình làm khổ mình, bạn việc gì phải khổ như vậy?
4. Không nói những lời tổn thương
Có người lỗ mãng nói năng tùy tiện, không biết bao dung tôn trọng người khác, thường hay nói những lời tổn thương người khác, có lúc “hại người ích ta”, nhưng cũng có khi “hại người hại mình”.
Lời Phật dạy về lời nói không biết dễ phạm lỗi khiến bản thân hối hận. Lời nói tổn thương người khác có thể chỉ là nhất thời, nhưng nhân cách của mình đã bị người ta xem thường rồi đó, tổn thương ấy là vĩnh viễn!
5. Không nói những lời khoe khoang
Có người khi nói chuyện thường thích tuyên truyền về bản thân, tự mình quảng cáo rùm beng, tự mình thổi phồng chính mình, người khác nghe xong nhất định không đồng tình. Cho nên khoe khoang thực tế cũng chẳng được lợi ích gì, trái lại còn làm mình bị tổn thương. Con người muốn vĩ đại thì phải làm những việc vĩ đại, vĩ đại ấy là phải để người khác nói, không thể tự nhận được đâu, bản thân mình khiêm tốn là tốt hơn cả.
6. Không nói những lời dối trá
Phật giáo giảng “ngũ giới”, “cấm nói dối” là một trong năm giới cấm này. Nói dối tức là “thấy mà nói không thấy.
Truyện ngụ ngôn “Sói đến rồi” (hay “Chú bé chăn cừu”) từng nói về hậu quả nghiêm trọng của việc nói dối. Một ví dụ khác, ban đầu có 1 chiếc máy bay, qua tai người khác nói thành 11 chiếc, cuối cùng biến thành 91 chiếc, đây chính là những tin đồn thất thiệt, chuyện bé xé ra to, cũng tương tự như là nói dối.
7. Không nói những lời bí mật
Trên đời này có lắm điều bí mật, từ gia đình đến công ty không đâu là không có, nghiệp vụ có bí mật nghiệp vụ, quốc gia có bí mật quốc gia. Hiện nay các quốc gia đều rất coi trọng việc bảo mật, nếu chẳng may tiết lộ bí mật quốc gia thì bạn sẽ bị xử lý nghiêm khắc và chịu hình phạt nặng nề.
Cho nên chúng ta cần phải tạo thành thói quen giữ bí mật, không được tùy tiện phát ngôn. Trước khi nói ra những chuyện bí mật, bạn phải nghĩ đến những hậu quả xấu có khả năng xảy ra, hiểu rõ tính nghiêm trọng của nó thì sẽ không dám tùy tiện ăn nói lung tung.
8. Không nói những lời riêng tư
Mỗi người đều có những chuyện riêng tư, việc riêng của mình đương nhiên không muốn người khác biết, việc riêng của người khác cũng không thể mang ra nói lung tung. Cho dù bạn có nói ra hết chuyện riêng của người khác mà họ không phản kháng lại thì tính xấu của bạn cũng đã lộ ra rồi, sau này bạn sẽ khó mà có được hậu phúc nữa.
Cho nên người xưa thường nhắc nhở, nói chuyện cần phải giữ khẩu đức, đừng nên nói những lời lạnh lùng, khó nghe làm tổn hại người khác. Miệng nói lời hay, tâm giữ điều tốt, luôn nghĩ cho người khác chính là đang tạo phúc cho bản thân mình.
ST
Lời Phật dạy: Gặp một người là tăng thêm một nhân duyên
Lời Phật dạy: Đời người là mộng ảo
Thấm thía lời Phật dạy về cuộc sống