Mới suy nghĩ bỏ vợ mà sự nghiệp đã tiêu tan – Câu chuyện cảnh tỉnh mối nguy của ý nghĩ xấu

Mới suy nghĩ bỏ vợ mà sự nghiệp đã tiêu tan – Câu chuyện cảnh tỉnh mối nguy của ý nghĩ xấu
By Tâm Linh
Th1 08

Mới suy nghĩ bỏ vợ mà sự nghiệp đã tiêu tan – Câu chuyện cảnh tỉnh mối nguy của ý nghĩ xấu

(Tamlinhthanbi.com) Những suy nghĩ xấu gây nghiệp báo rất đáng sợ, do đó những câu chuyện sau đây mong độc giả đọc và suy ngẫm lại thật kỹ, từ đó mà tìm cách để bản thân luôn cố gắng nuôi dưỡng những suy nghĩ thiện lành.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);!!!

Những câu chuyện sau đây là lời nhắc nhở để bạn kiểm soát những suy nghĩ trong tâm mình, hãy cẩn thận kẻo tự mình rước họa vào thân khi nào không biết:

Chưa đỗ đạt đã có suy nghĩ muốn đổi vợ

Có cậu học trò Lý nổi tiếng là người giỏi văn thơ, đến mùa thi cử cậu cũng khăn gói lên đường như bạn bè đồng lứa. Đường xa nên cậu đành xin tá túc tại một quán trọ ở Cừ Châu. 
 
Học trò Lý vô cùng ngạc nhiên khi chủ quán trọ đối xử với anh thân thiện, nhiệt tình như thể đã quen từ kiếp nào. Cậu học trò cảm thấy khó hiểu nên mới hỏi nguyên do. Chủ quán nói:

– Trong giấc mơ đêm qua gặp Thần thổ địa căn dặn với tôi rằng: “Ngày mai có người họ Lý đến đây ngủ trọ. Anh ta sẽ là thủ khoa của đợt thi này, ông nhớ đối xử tốt với anh ta”.

 
Nghe được những điều này, cậu học trò mừng rỡ, đêm đó cậu không ngủ được vì quá vui, lúc này cậu còn mơ mộng rằng khi mình làm quan thì cuộc sống sẽ thay đổi thế nào, mình nên làm những gì. Khi nghĩ tới vợ ở nhà cậu chợt nghĩ:

– Cô ấy mình chỉ lấy khi nghèo khó thôi chứ được làm quan thì phải lấy người xứng đáng hơn. Chắc là nên bỏ vợ rồi cưới người khác xinh đẹp, tươi trẻ hơn.

 
Hôm sau, cậu học trò Lý ung dung lên đường ứng thí và cũng đêm đó, chủ quán lại được Thần thổ địa báo mộng:

– Người học trò này tâm địa bất thiện. Chưa thi đỗ công danh mà đã nghĩ đến việc bỏ vợ rồi. Lần này thi sẽ bị trượt.

!!!
 
Khi có kết quả, đúng là học trò Lý thi trượt, buồn bã trở về anh tìm chủ quán trọ lần trước hỏi lý do và anh được chủ quán kể lại giấc mơ gần đây của mình. Học trò Lý nghe xong vô cùng kinh ngạc, không ngờ suy nghĩ xấu gây nghiệp báo đáng sợ như vậy. Lúc này vừa xấu hổ, vừa hận bản thân mà rời đi. 
 
suy nghĩ xấu đã gây nghiệp báo
Cậu học trò mới suy nghĩ xấu đã gây nghiệp báo khiến sự nghiệp tiêu tan

Suy nghĩ tốt đẹp của Hòa thượng đã cứu người
 

Câu chuyện trên cho thấy những suy nghĩ xấu gây nghiệp báo xấu, nhưng nếu trong tâm sinh thiện niệm thì có thể cải biến vận mệnh.

Xem thêm  7 nghề không có hậu theo lời Phật dạy: Tiền nhiều đến mấy cũng nên tránh

Có một vị hòa thượng tâm thiện lương, tu luyện tinh tấn ở trong đền Quan Đế. Có đêm ông nằm mộng một vị Thần nói với mình:

– Ngày mai là ngày chết của ông. Tên cướp tên là Chu Nhị sẽ cưỡi ngựa trắng tới đây để trả thù ân oán trong kiếp trước chưa trả. Có muốn ông cũng không thể nào lẩn trốn được.

arfAsync.push(“knye9xke”);
 
Hòa thượng cầu khẩn vị Thần:

– Mong Ngài thương con, đời này con thường làm việc thiện, xin hãy cứu giúp con.

Vị Thần đáp lời:

– Ta không thể cứu ông được. Chỉ có ông mới cứu được chính mình mà thôi.

 
Đúng như những gì được báo mộng, ngày hôm sau có tên cướp cưỡi ngựa trắng đi vào đền yêu cầu hòa thượng dẫn đường tới nơi có tiền tài và phụ nữ ẩn náu.

Hòa thượng lúc này thầm nghĩ rằng:

– Dù sao hôm nay cũng là ngày tận số, nếu đã hết mệnh mà còn giúp tên cướp lấy tiền và hãm hại phụ nữ thì chẳng phải tội nghiệp càng nặng thêm hay sao.

 
Nghĩ vậy, hòa thượng bình tĩnh đáp lời tên cướp:

– Tôi không dẫn đường cho ông. Ông chẳng phải là Chu Nhị đó sao? Tôi vì oán xưa nên bị ông giết. Ông cứ giết tôi là được rồi.

 
Tên cướp kinh ngạc khi có người gọi tên mình, hắn nói:

– Sao ông lại biết tên tôi? Có phải ông là một vị cao tăng đắc đạo.

 
Lúc này hòa thượng mới ôn tồn kể lại giấc mộng gặp Thần cho hắn nghe, tên cướp liền vứt đao đi và nói rằng:

– Cứ ân oán tương báo hết kiếp này tới kiếp khác như thế thì biết đến bao giờ mới dừng lại? Thần nói không cứu ông, do đó điều thực sự cứu ông chính là ông đã không dẫn đường cho tôi. Chính ông đã tự cứu lấy mình. Tôi với ông bây giờ giải trừ tất cả ân oán trong quá khứ, thế thì còn có gì không thể nữa đây?

Xem thêm  Những cách thay đổi vận mệnh dễ dàng, ai cũng tự làm được
!!!
 
Tên cướp nói xong thì quỳ xuống lễ bái trước tượng Thần rồi xuống núi rời đi.
 
chi co y niem sai trai la da mang toi
 

Chỉ suy nghĩ thôi cũng đã gây ra tội

Con người thường nông cạn, không đủ trí để nhìn thấy con đường tội lỗi hay nghiệp báo, nhân quả của mình diễn ra như thế nào. Chúng ta chỉ đơn thuần nghĩ rằng hành động mới gây ra tội ác hay hiểu biết hơn thì tin rằng khẩu nghiệp cũng mang tội, còn bình thường không hay quan tâm tới suy nghĩ có gây ra nghiệp báo hay không. 
 
Trong câu chuyện cách phản ứng với tượng Phật hoàn toàn khác biệt đã cho chúng ta thấy rằng suy nghĩ trong từng giây từng phút cũng đã tạo nghiệp, đó được gọi là ý nghiệp. Ý nghiệp là nghiệp do ý, tư tưởng, tình cảm, hoạt động tinh thần tạo ra, hay nói cách khác chính là tâm tạo nghiệp.
Cho dù ta chưa làm việc xấu cho người khác, nhưng trong lòng nảy sinh ra những ý nghĩ, những mong muốn cái xấu xảy ra, cái tai họa cho người khác thì dẫu mới chỉ là ý nghĩ thôi, những ác niệm mong manh dấy lên cũng đã đủ để kết thành nghiệp ác, họa nghiệp cho người có những ý nghĩ như vậy.
 
Do đó, ta nên học cách để điều chỉnh tâm mình, loại bỏ tâm đố kỵ, ghen ghét, thù hằn, nếu thấy người ta thành công thì chúc tụng chứ chớ ghen tị, đừng thấy người mình ghét mang họa mà chớ vội mừng vui,… Thay vào đó, hãy vui với niềm vui của người khác, thấy khó khăn tìm cách san sẻ, cảm thông.

Có một vị sư trụ trì nhân một buổi ngồi trò chuyện cùng các đệ tử và một người dân thường rằng, có lần ông từng mơ thấy gặp một cô gái vì dùng những lời lẽ cay nghiệt phỉ báng người khác mà bị rơi xuống A tị địa ngục chịu tội.
 

Người dân thường phân vân hỏi sư trụ trì:

Xem thêm  Đới nghiệp vãng sanh về Cực Lạc có phải để ngồi chơi, hưởng nhàn?

– Cô ta đâu có phạm điều gì nên tội như giết người, trộm cắp, chỉ nói lời xằng bậy, chửi bới mà cũng bị đọa vào A tị địa ngục sao?

 
Vị sư trụ trì giải thích:

– Điều này là bởi đạo lý rằng, hành vi do “thân, khẩu, ý” gây ra đều là tạo thành tội nghiệp, tùy theo nặng nhẹ đến đâu mà phải chịu tội nặng nhẹ.

 
Ý nghiệp thường bị mọi người bỏ quên, nhưng kỳ thực nó lại tạo thành tội nghiệp rất nặng.
 
Người dân thường này tiếp tục hỏi với vẻ vô cùng ngạc nhiên:

– Vì sao lại thế? Người ta mới chỉ là suy nghĩ, đâu đã làm tổn hại đến ai? 

 
Vị sư trụ trì giải thích rằng:

– Hành vi là biểu hiện ra ngoài thân thể, mọi người đều rõ ràng nhìn thấy được. Khẩu nghiệp là nói lời gây nghiệp. Khi lời nói ra, thì mọi người đều có thể nghe thấy được. Hai loại nghiệp này, người thế gian đều có thể nhìn thấy và nghe thấy được.

Còn ý nghiệp khởi lên trong suy nghĩ của một người, không ai có thể nhìn thấy và nghe thấy. Đủ mọi hoạt động trong nội tâm và suy nghĩ thiện ác đều bị trói buộc bởi ý niệm này!

Một khi ý niệm không khởi thì lời sẽ không nói ra, thân thể cũng không thể đơn độc hành động. Cho nên mới nói thân nghiệp và khẩu nghiệp đều bị quyết định bởi ý niệm.

3 câu chuyện cảnh tỉnh về mối nguy của sắc dục, người đời nhất định phải tránh xa
Độ ta không độ nàng là gì? Hiểu mới thấy tình trạng báo động về việc hiểu sai đạo Phật

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!