Ý nghĩa của rải tiền trong đám tang
Do đó, khi đi qua đây, chúng ta rải tiền và gạo, muối cũng chỉ vì mong họ sẽ không quấy nhiễu cuộc sống người ở trên dương thế:
– Đối với đám tang:
Người xưa quan niệm khi có người thân chết đi, họ dùng những thỏi vàng mã và tiền xu mã rải ra đường với hai mục đích:
+ Rải tiền xu mã nhằm phân phát cho ma quỷ để chúng không quấy phá, bắt nạt vong hồn người chết.
+ Rải những thỏi vàng mã là nhằm đánh dấu đoạn đường từ nhà ra nơi chôn cất để linh hồn người chết biết đường về nhà.
Với mục đích này, người thân của người chết sẽ rắc các thỏi vàng dọc đường và rắc nhiều nhất ở các ngã ba, ngã tư để cho vong hồn người chết chú ý khỏi lạc đường về và cũng là để phân phát cho ma quỷ để chúng không quấy phá, bắt nạt vong hồn người chết.
Số vàng, tiền mã thừa còn lại sẽ chôn cùng người chết hoặc đốt ngay bên cạnh phần mộ đó để người chết có tiền mua sắm khi sang thế giới bên kia.
Không chỉ trong đám ma mà trong ngày tổ chức hôn lễ, họ sẽ chuẩn bị những gói tiền lẻ nhỏ và một ít muối gạo để rải khi đi qua những nơi có đền, chùa, miếu hoặc qua các cây cầu. Người ta quan niệm làm như vậy thì hôn nhân mới may mắn và thuận buồm xuôi gió.
Rải tiền trong đám tang có thực sự mang lại lợi ích?
Hơn nữa, âm – dương cách biệt, cho dù chúng ta đưa tiền thật thì với thế giới đó cũng là tiền giả vì thế việc rải vàng mã chỉ gây phung phí, ô nhiễm môi trường. Mọi người thay vì tốn kém vào việc rải vàng mã, tiền thật thì nên dùng số tiền đó để giúp người, làm những việc thiện, có ích cho người, cho đời.
Hơn nữa, đây chỉ là một biện pháp trấn an về mặt tâm lý chứ không có một ý nghĩa nào. Việc rải tiền thật hay tiền vàng mã chỉ là nghi thức hoặc dựa vào niềm tin không có cơ sở của mọi người mà thôi.
Theo Giáo sư – Nhà văn hóa Trần Lâm Biền (nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa Việt Nam) hành động vô nghĩa đó chỉ xuất hiện thời gian gần đây: “Việc làm này không chỉ xuất phát từ các quan niệm mê tín dị đoan mà còn làm cho tâm hồn bị nhòe đi giữa thế giới hư và thực”.
Đừng chỉ rải tiền với tâm lý sợ hãi
Thay vì sợ hãi thì ta nên nhận ra rằng những vong linh chết đường, chết chợ đó cần sự cảm thông, do đó, thay vì thái độ “ném” cho họ những gói nhỏ, vứt tiền để bố thí, ta có thể trao cho họ với thái độ trân trọng, chân thành hơn. Khi suy nghĩ được như thế thì ngay lập tức, trong tâm ta nỗi sợ hãi, ám ảnh biến mất, từ đó ta xem việc bố thí dần trở nên tự nhiên và thoải mái, ai cũng nên học để biết bố thí đúng cách để tránh phạm phải sai lầm.
Cẩn thận kẻo tạo thêm nghiệp
Dù là tiền có mệnh giá nhỏ nhưng cũng không vì thế mà dễ dàng ném đi ở dọc đường như vậy. Trách nhiệm bảo vệ đồng tiền quốc gia cùng những chế tài đối với hành vi không tôn trọng đồng tiền do Nhà nước ban hành đã được luật hóa. Vì thế, nếu còn vứt tiền là còn phạm pháp.
Thậm chí, việc thả tiền ở đám tang hay những nơi xảy ra tai nạn có người chết đôi khi lại tạo thêm nghiệp vì gây họa cho người khác mà bạn không biết. Có những người vì cố chạy ra nhặt tiền bất chấp mất an toàn giao thông. Thậm chí không ít trường hợp vì cố nhặt tiền mà bị tai nạn thậm chí là thiệt mạng.
Vì thế, việc có nên rải tiền trong đám tang hay đám cưới, sự kiện lớn của gia đình hay không thì bạn cũng cần cân nhắc kỹ nhé.