Nét tướng siêu phàm của Đức Phật được bao người kính ngưỡng là gì

Nét tướng siêu phàm của Đức Phật được bao người kính ngưỡng là gì
By Tâm Linh
Th1 16

Nét tướng siêu phàm của Đức Phật được bao người kính ngưỡng là gì

(Lichngaytot.com) Trong các tài liệu kinh Phật Nam truyền hay Bắc truyền đều có ghi chép về tướng tốt của Đức Phật. Đó là những nét tướng xuất hiện từ khi Đức Phật mới đản sinh, góp phần tạo nên sự toàn diện ở Ngài, chẳng những trí tuệ và đức hạnh khiến bao người nghiêng mình kính nể mà ngay hình thái nhân tướng học cũng sớm được định đoạt là quý nhân quý tướng.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);
 

Thế nào là tướng tốt?

 

duc phat co nhung net tuong tot nao
 
Theo quan điểm nhân tướng học của Á Đông thì tướng tốt không chỉ đơn giản là thỏa mãn cái đẹp về hình thể qua góc nhìn thẩm mỹ mà còn thể hiện được cái đẹp của đức hạnh nữa.

Người có hình tướng đắc cách thì cuộc sống giàu sang sung túc, hạnh phúc ấm êm. Những nét tướng này có nguồn gốc từ phúc đức của ông bà tổ tiên hay của chính bản thân chúng ta khi nhận được phúc báo trong quá khứ.

 
Còn trong Phật giáo, tướng tốt, thân tướng đắc cách lại được phản ánh qua đời sống tốt đẹp, chánh báo đi đôi với y báo.

Những điều tốt đẹp ta có được ngày hôm nay chính là công đức tích lũy trong quá khứ, đúng theo quy luật Nhân Quả: gieo nhân nào gặt quả nấy. Làm điều tốt thì cả đời được hưởng phúc báo. Theo đó, tướng tốt của Đức Phật chính là được tích lũy từ công đức vô lượng trong nhiều kiếp mà nên. 

 

32 nét tướng tốt của Đức Phật

 
Tương truyền, khi Đức Phật đản sinh (khi đó còn được gọi là thái tử Tất Đạt Đa), nhà vua đã cho triệu các thầy tướng số giỏi nhất trong xứ đến xem tướng, tiên đoán vận mệnh cho Thái tử.

15/4 âm lịch mừng Đại lễ Phật Đản, kính ngưỡng Đức Phật Thích Ca
15/4 âm lịch hàng năm xưng ngày Phật Cát Tường, tức ngày Phật Thích Ca Mâu Ni sinh ra, thành đạo, nhập Niết Bàn. Ba ngày này trùng với nhau, gọi là đại lễ

phan tich 32 net tuong tot cua duc phat
 

Các thầy tướng số xem xong đều vô cùng kinh ngạc mà tâu rằng: Thái tử hội tụ đủ 32 tướng tốt nhất của 1 bậc Đại nhân, là điều hiếm có trên đời. Đó là những dấu hiệu báo trước Ngài sẽ là bậc vĩ nhân vĩ đại nhất trong thiên hạ. Nếu Ngài làm vua thì sẽ là vị Chuyển luân thánh vương, còn nếu xuất gia tu hành thì Ngài tất sẽ là Bậc Đại Giác Ngộ.” 

 
Hãy cùng xem 32 nét tướng tốt của Đức Phật nằm ở đâu nhé.
 
1. Lòng bàn chân bằng phẳng, không lồi lõm.
arfAsync.push(“knye9xke”);
2. Dưới lòng bàn chân nhiều đường vân hội tụ lại có hình bánh xe với ngàn tăm xe trục xe, vành xe đầy đủ.
3. Chân tay mềm mại, không thô cứng.
4. Ngón tay thuôn dài, trắng nõn như tuyết.
5. Tay chân có màng da lưới.
6. Gót chân thon tròn đầy không có lồi lõm.
7. Có mắt cá tròn.
8. Ống chân tròn đầy như con nai chúa.
9. Tay dài quá gối, lưng thẳng như núi.
10. Nam căn ẩn tàng bên trong.
11. Tướng lưỡi rộng dài.
12. Mỗi chân lông chỉ mọc 1 sợi lông có màu xanh và thoảng ra mùi thơm.
13. Lông mọc xoáy lên và xoáy về hướng mặt.
14. Thân hình có màu sắc như vàng kim.
15. Thân có hào quang phát ra các phía.
16. Da mịn màng trơn nhu.
17. Hai vai bằng thẳng không khuyết.
18. Bảy chỗ hõm như: hai lòng bàn lòng tay, hai lòng bàn chân,
hai vai, sau ót đều đầy đặn.
19. Thân cao thẳng, uy nghi đĩnh đạc.
20. Các khớp xương đầy đặn, bằng phẳng. 
21. Cánh tay, khỉu tay, bả vai tròn trịa.
22. Có đủ 40 răng.
23. Răng đều đặn và trắng đẹp.
24. Răng khít khao, không hở khuyết.
25. Hai má tròn đầy như má sư tử.
26. Trong cổ họng thường tiết ra nước miếng đầy đủ cam lồ mỹ vị.
27. Lưỡi rộng, dài và mềm mại.
28. Tiếng nói trong trẻo thanh tao như tiếng chim Ca lăng tầng già, ở xa cũng có thể nghe.
29. Mắt màu xanh biếc, trong như nước biển.
30. Ngọc hành ẩn kín như mã vương.
31. Giữa hai lông mày có lông trắng phóng hào quang.
32. Trên đảnh đầu có nhục kế, và không nhìn thấy đảnh đầu.
 
Tương truyền, 32 tướng tốt của Đức Phật ấy là do phúc báo của lòng đại bi mà Đức Phật luôn tu mình mà có được. Chuyển luân thánh vương cũng có 32 tướng ấy, song không được rõ ràng như tướng Đức Phật.

Xem thêm  4 điều kiêng kị cho bé sơ sinh mà bà mẹ bỉm sữa nào cũng cần biết

Có thể bạn quan tâm: Kinh Phật – Tổng hợp tất cả các bài kinh phổ biến nhất hiện nay, hướng dẫn cách trì tụng đúng chuẩn
 

80 vẻ đẹp của Đức Phật

 

duc phat thich ca
 
Ngoài 32 tướng tốt thì Đức Phật còn có thêm 80 vẻ đẹp, mà theo các nhà nghiên cứu Phật giáp thì những vẻ đẹp đó đã làm trang nghiêm cơ thể ứng hóa của Ngài, khiến cho chúng sinh nhìn thấy là đem lòng tôn kính và hoan hỷ.
 
80 vẻ đẹp này dựa theo 32 tướng tốt của Đức Phật mà hiển hiện nên còn được gọi là chủng hảo hoặc tùy hảo. Nói nhiều thuyết về 80 vẻ đẹp của Phật theo thứ tự khác nhau, nhưng nhìn chung bao gồm những điểm dưới đây.
 
 
1. Tướng quý nhất của Đức Phật là chữ Vạn ở ngực.
2. Thân mình tỏa hào quang dài 1 trượng.
3. Khi đi có hào quang chiếu trên thân.
4. Dáng điệu, dung mạo, cử chỉ như sư tử.
5. Đi đứng đằm thắm, oai nghiêm như voi chúa.
6. Tướng đi như ngỗng chúa.
7. Dung mạo ngay chính không lệch lạc.
8. Hình thể tốt đẹp đủ đều.
9. Khi trở mình, xoay người như voi chúa.
10. Thân không vật gì làm lu mờ hoặc lem luốc được.
11. Mọi thành phần cơ thể đều đầy đủ và hoàn thiện.
12. Thân trì trọng, không khuynh động.
13. Thân mình cao lớn, rắn chắc.
14. Coi chúng sinh bình đẳng như nhau.
15. Tuần tự ứng với nhân duyên mà thuyết pháp.
16. Thuyết pháp chẳng chấp trước.
17. Tùy theo ngôn ngữ của chúng sinh mà thuyết pháp.
18. Âm thanh tùy theo chúng sinh chẳng tăng chẳng giảm.
19. Pháp âm ứng với thanh của chúng sinh.
20. Tiếng nói vang trầm.
21. Thân trong sạch, mềm mại, không cong vẹo.
22. Thân bóng bẩy mượt mà, không uốn éo.
23. Trụ xứ yên không động.
24. Oai chấn hết thảy.
25. Mọi chúng sinh thấy đều vui mừng.
26. Chẳng khinh chúng sinh.
27. Chúng sinh có ác tâm khi thấy Ngài cũng đều hòa nhã, vui vẻ.
28. Chúng sinh ngắm thân tướng Phật mà chẳng thể ngắm hết.
29. Chúng sinh ngắm mãi không chán.
30. Nói năng hòa nhã vui vẻ với chúng sinh đúng theo ý thích họ.
31. Khi đi chân cách mặt đất 4 tấc và hiện ấn văn.
32. Khối xương chắc như móc khóa.
33. Lỗ chân lông tỏa ra mùi thơm.
34. Miệng tỏa ra mùi thơm tuyệt vời.
35. Lông mềm mại, sạch sẽ.
36. Lông xoắn theo chiều bên phải.
37. Lông màu hồng.
38. Mạch máu sâu ẩn kín.
39. Không thấy đỉnh tướng. Chỏm đỉnh đầu Phật ngẩng nhìn càng nhìn càng cao, nên không thấy đỉnh.
40. Đầu rất nở nang.

xem tuong duc phat
 
41. Tóc xoăn đẹp, có hình những chữ Thánh như chữ Vạn, chữ Kiết / Cát, chữ Đức.
42. Tóc màu ngọc xanh đen.
43. Tóc có hàng ngũ vén khéo, rất đều, không rối.
44. Tóc có mùi thơm, sợi không cứng.
45. Mặt và trán đối với nhau rất cân phân.
46. Mắt rộng dài, như cánh hoa sen xanh
47. Mắt sáng, trong, vui.
48. Lông mày như trăng non.
49. Lông mày màu đen.
50. Cặp lông mày đều nhau, cân phân đều đặn.
51. Cặp lông mày châu vào nhau.
52. Mặt mũi thanh tịnh đầy đặn như vầng trăng tròn.
53. Mũi cao, lỗ mũi không lộ.
54. Dái tai rủ xuống.
55. Hai gò má đầy đặn.
56. Môi đỏ như quả tần bà.
57. Mấy răng cửa thì bầu tròn.
58. Mấy cái răng cửa trắng và sắc nhọn đằng đầu.
59. Mấy cái răng cửa đều với nhau hết.
60. Lưỡi màu đỏ hồng.
61. Lưỡi mềm.
62. Bụng thon.
63. Bụng chẳng lộ.
64. Bụng hình cây cung.
65. Rốn đều.
66. Rốn sâu tròn đẹp.
67. Tay chân trắng đỏ như màu hoa sen.
68. Tay chân tròn trịa.
69. Tay chân sáng bóng.
70. Tay chân mịn màng.
71. Tay chân rất cân phân với nhau.
72. Tay chân mềm mại, sạch sẽ.
73. Cánh tay dài.
74. Ngón tay tròn thon nhỏ.
75. Móng như màu đồng đỏ, mỏng và láng bóng.
76. Vân tay sáng thẳng.
77. Vân tay dài không dứt.
78. Xương đầu gối rắn chắc tròn đẹp.
79. Mắt cá ẩn sâu.
80. Gót chân rộng rãi.
 

Phân tích những nét tướng tốt của Đức Phật

 

32 net tuong tot cua duc phat va 80 ve dep
 

Tướng nhục kế (Usnissa)

 
Tướng nhục kế có nghĩa là trên đỉnh đầu có 1 cục thịt nổi lên. Theo thuyết nhân tướng của Phật giáo thì đây là nét tướng có được nhờ công đức hiếu kính cha mẹ, kính thuận sư trưởng và các bậc trưởng thượng mà có. 
 
Quan điểm của Đại thừa cho rằng đây là nét tướng biểu thị cho trí tuệ của Đức Phật. Một nét tướng phụ từ tướng nhục kế chính là Vô kiến đảnh tướng. Vô kiến đảnh tướng là không thể nhìn thấy đỉnh đầu bằng mắt thường, chỉ có tuệ nhãn mới nhìn thấy được. Qua tướng này có thể thấy được đó là người công đức tu hành nhiều hay ít. 
 

Tướng chữ Vạn (Svastika)

 
Có 2 quan điểm giải thích về nét tướng này của Đức Phật. Theo đó, chữ Vạn có nghĩa là Kiết tường – 1 loại chữ linh thiêng của ấn độ, có khả năng mang đến những điều tốt lành may mắn.

Quan điểm còn lại thì cho rằng đó là biểu phù hiệu chứ không phải chữ viết, có thể ban đầu là linh tự, nhưng về sau biến đổi thành biểu tượng với ý nghĩa tượng trưng cho sự viên mãn tâm – trí – đức, thể hiện công đức vô lượng, từ bi vô lượng và trí tuệ vô lượng của Đức Phật.

Đây cũng được xem là nét tướng dùng để phân biệt Phật Thích Ca và Phật A Di Đà.

 

Tướng lưỡi rộng dài (Pahutaiivaho hoti)

 
Theo kinh Phật, lưỡi của Đức Phật có thể liếm đụng đến tai. Kinh Di Đà có nói: “Chư Phật mười phương le lưỡi rộng dài che cả tam thiên Đại Thiên thế giới mà nói lời thành thật rằng…”  Ngài sở hữu tướng lưỡi rộng dài, do công đức luôn nói lời chân thật, không thóa mạ người… mà có được. Nét tướng này còn là biểu tượng cho tính ngay thẳng, nói năng đúng mực, không xảo trá.
 
Còn theo thuyết nhân tướng học, khi xem tướng lưỡi, nếu lưỡi dài mà liếm được lên đến mũi thì là số đại phú đại quý, không phải lo lắng về tiền bạc. Nếu đầu lưỡi dài mà môi dày thì là người có hậu vận cực kì tốt, phú quý an lạc vô cùng.
 

Bàn chân có đường vân chạy thành hình bánh xe

 
Tài liệu xưa cho rằng dưới lòng bàn chân Đức Phật có ngàn tăm, tạo thành hình bánh xe, được xem là tướng lạ về bàn chân của Đức Phật. Kì thực nó do rất nhiều đường chỉ hay vân dưới lòng bàn chân cùng tụ lại 1 điểm tạo thành hình giống bánh xe. Đó là dấu hiệu của bánh xe pháp, chỉ khi giác ngộ viên mãn mới có thể chuyển bánh xe pháp và đem lại hạnh phúc, an lạc cho chư thiên và loài người.
 
Lòng bàn chân của Đức Phật cũng đầy đặn, các chuyên gia nhân tướng học cho rằng lòng bàn chân ít lõm khuyết thì cuộc sống đầy đủ, sung sướng, hạnh phúc.
 
Tùy theo tiêu chuẩn và truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc mà tiêu chí đánh giá tướng đẹp, tướng tốt lại khác nhau, không nên áp đặt mà cần phải rộng lượng khi nhận định về tướng pháp. Còn nhiều nét tướng tốt khác của Đức Phật song chỉ mang tính biểu tượng tiêu biểu, phạm vi bài viết này không thể đề cập hết được. Tuy nhiên, ta có thể thấy được rằng ngoài ý nghĩa nhân tướng ban đầu thì những nét tướng này còn có ý nghĩa sâu xa và cao đẹp hơn, thể hiện tinh thần và trí huệ của Đức Phật vĩ đại. 
 
Thiên Thiên

Nhân ngày lễ Phật Đản, nhìn lại cuộc đời Đức Phật từ khi sinh ra tới khi tu thành chánh quả
10 thiện nghiệp Phật Thích Ca dạy, học theo để hưởng phúc báo
Lễ Phật Đản sắp tới, Phật tử chớ quên làm những điều này

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!