- 1. Ngày Thập Trai là ngày gì?
- 2. Vì sao cần lưu ý ngày Thập Trai
- 3. Ý nghĩa ngày Thập Trai
1. Ngày Thập Trai là ngày gì?
10 ngày được nhắc đến bao gồm những ngày: 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29 và 30 theo Âm lịch. Nếu tháng thiếu không có ngày 30 Âm thì Thập Trai là các ngày: 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 27, 28 và 29.
Theo cách trì trai trước đây chỉ lấy trọn ngày không ăn, gọi là Trai. Ðến khi Phật ra đời, chế lại cho thọ Bát quan trai giới trong một ngày đêm, và lấy quá Ngọ không ăn làm trai.
Trích dẫn từ Phật Học Tinh Yếu, Ðức Thế Tôn đã bảo: Nên như chư Phật, thọ trì tám giới và không ăn quá Ngọ trong một ngày đêm. Công đức ấy sẽ đưa người mau đến Niết bàn!”.
Ngày Thập Trai là ngày gì? |
2. Vì sao cần lưu ý ngày Thập Trai
Khi hiểu ngày Thập Trai là ngày gì sẽ có nhiều người mong phát nguyện muốn ăn chay trọn 10 ngày đó, thế nhưng việc này cần tùy theo điều kiện và sức khỏe mỗi người.
- Phương Đông có Thiên Vương tên là Trì Quốc Thiên Vương, luận Trí Độ gọi là Đề Đầu Lại Tra. Ngài thống lãnh Càn Thát Bà, các thần tướng và Tỳ xá xà, hộ vệ nhân dân nước Phất bà đề khỏi bị xâm lăng.
- Phương Nam có Thiên Vương tên là Tăng Trưởng Thiên Vương, luận Trí Độ gọi là Tỳ lâu lặc xoa. Ngài thống lãnh các thần Cưu bàn trà và Bệ lệ, hộ vệ nhân dân nước Diêm-phù-đề. (Đây là cõi giới mà chúng ta đang sinh sống)
- Phương Tây có có Thiên Vương cai quản tên là Quảng Mục Thiên Vương, luận Trí Độ gọi là Tỳ lâu bát xoa. Ngài thống lãnh tất cả loài Rồng và Phú đơn na, hộ vệ nhân dân nước Cù-da-ni.
- Phương Bắc có Thiên Vương tên là Đa Văn Thiên Vương. Ngài thống lãnh các Dạ xoa và La sát, hộ vệ nhân dân nước Uất đơn việt.
Sau đó, bốn Thiên Vương đem mọi việc ấy tâu lên Đế thích. Bấy giờ, Đế thích và chư Thiên nghe xong, phán: “Việc này không tốt, trong nhà lỗi đạo, các tôn trưởng của chư Thiên ắt phải hao tổn, bè bạn A tu la ắt ngày càng nhiều hơn”.
Ăn chay được coi là hình thức tu dưỡng bắt nguồn từ Phật giáo. Các nhà sư theo đạo Phật Bắc tông không ăn thịt, cá và các thực phẩm có nguồn gốc động vật, chỉ
Ngày Thập Trai tụng Kinh được phước lành
3. Ý nghĩa ngày Thập Trai
Ngày mùng 1 âm lịch
- Ngày thành Đạo của Định Quang Phật (Nhiên Đăng Cổ Phật/Dipankara).
- Ngày của Trì Quốc Thiên Vương, Tăng Trưởng Thiên Vương, Quảng Mục Thiên Vương, Đa Văn Thiên Vương ở cõi Trời Tứ Thiên Vương xuống trần đi tuần khắp cõi nhân gian, dò xét việc thiện ác của chúng sanh.
- Ngày này nếu vừa trai giới vừa niệm danh hiệu Phật Định Quang liền tiêu trừ các tội nghiệp chướng.
Ngày mùng 8 âm lịch
- Ngày thành Đạo của Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật.
- Ngày của Vua Trời Đại Tự Tại xuống trần để tra xét những việc thiện ác.
- Ngày này vừa ăn chay vừa niệm danh hiệu Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương tiêu trừ tội nghiệp chướng, tăng trưởng phước báu.
Ngày 14 âm lịch
- Ngày thành Đạo của Phổ Hiền Bồ Tát.
- Ngày của Vua Trời Đại Tự Tại xuống trần tra xét những việc thiện ác.
- Ngày này trai giới đồng thời trì tụng danh hiệu 1000 vị Phật thì tiêu trừ các điều ác, phát sanh các điều thiện.
Ngày 15 âm lịch
- Ngày đạt Đạo của A Di Đà Như Lai.
- Ngày của Trì Quốc Thiên Vương, Tăng Trưởng Thiên Vương, Quảng Mục Thiên Vương, Đa Văn Thiên Vương ở cõi Trời Tứ Thiên Vương xuống trần đi tuần khắp cõi nhân gian, dò xét việc thiện ác của chúng sanh.
- Ngày này vừa trai giới vừa niệm danh hiệu Phật A Di Đà sẽ được tiêu trừ các nạn tai, sinh trưởng trí tuệ, an vui.
Ngày 18 âm lịch:
- Ngày đạt Đạo của Quan Thế Âm Bồ Tát.
- Ngày của Trì Quốc Thiên Vương, Tăng Trưởng Thiên Vương, Quảng Mục Thiên Vương, Đa Văn Thiên Vương ở cõi Trời Tứ Thiên Vương xuống trần đi tuần khắp cõi nhân gian, dò xét việc thiện ác của chúng sanh.
- Ngày 18, niệm danh hiệu Địa Tạng Bồ Tát cùng với ăn chay sẽ giúp tiêu trừ tội nghiệp chướng, tăng trưởng tuổi thọ.
Ngày 23 âm lịch:
- Ngày đạt Đạo của Đại Thế Chí Bồ Tát.
- Ngày của Trì Quốc Thiên Vương, Tăng Trưởng Thiên Vương, Quảng Mục Thiên Vương, Đa Văn Thiên Vương ở cõi Trời Tứ Thiên Vương xuống trần đi tuần khắp cõi nhân gian, dò xét việc thiện ác của chúng sanh.
- Ngày này trai giới cùng niệm danh hiệu Đại Thế Chí Bồ Tát thì được tiêu trừ tội nghiệp chướng, tội sát sinh.
Ngày 24 âm lịch:
- Ngày đạt Đạo của Địa Tạng Vương Bồ Tát.
- Ngày của Trì Quốc Thiên Vương, Tăng Trưởng Thiên Vương, Quảng Mục Thiên Vương, Đa Văn Thiên Vương ở cõi Trời Tứ Thiên Vương xuống trần đi tuần khắp cõi nhân gian, dò xét việc thiện ác của chúng sanh.
- Ngày này ăn chay kết hợp niệm danh hiệu Phật Tỳ Lô Gia Na thì được tiêu trừ tội nghiệp chướng, diệt trừ phiền não, tăng trưởng trí tuệ.
Ngày 28 âm lịch:
- Ngày đạt Đạo của Tỳ Lư Đà Na Phật (Đại Nhựt Phật).
- Ngày đi tuần của Tứ Đại Thiên Vương. Ngày niệm danh hiệu Phật a di đà thì được tiêu trừ nghiệp chướng.
- Ngày này làm việc thiện hay ác đều nhân lên 1000 lần… Do đó, hãy nhắc nhở bản thân và gia đình ăn chay và làm việc thiện tránh việc ác…
Ngày 29 âm lịch:
- Ngày đạt Đạo của Dược Vương Bồ Tát.
- Ngày của Vua Trời Đại Tự Tại xuống trần tra xét những việc thiện ác.
- Ngày 29, nếu vừa ăn chay vừa niệm danh hiệu Dược Vương Bồ Tát thì được diệt trừ các tật bệnh, ác nghiệp, tăng trưởng thiện nghiệp.
Ngày 30 âm lịch
- Ngày đạt Đạo của Thích Ca Mâu Ni Phật.
- Ngày của Trì Quốc Thiên Vương, Tăng Trưởng Thiên Vương, Quảng Mục Thiên Vương, Đa Văn Thiên Vương sai xứ giả ở cõi Trời Tứ Thiên Vương xuống trần đi tuần khắp cõi nhân gian, dò xét việc thiện ác của chúng sanh.
- Ngày 30 này nếu ăn chay hồi hướng niệm danh hiệu Phật Thích Ca Mâu Ni thì được tăng trưởng phức đức, thành tựu Bồ Đề.