- 1. Ngũ khảo là gì?
- 2. Đặc điểm cụ thể của từng khảo
- 2.1 Minh Khảo
- 2.2 Ám khảo
- 2.3 Trừng khảo
- 2.4 Thuận khảo
- 2.5 Nghịch khảo
1. Ngũ khảo là gì?
Để tìm hiểu ngũ khảo là gì, ta có thể tạm dịch “ngũ” là 5, “khảo” là kiểm tra, theo đó ngũ khảo là 5 “bài kiểm tra” mà người tu hành nào cũng phải trải qua mới mong thành đạo. Ngũ khảo đó bao gồm: Minh Khảo, Ám Khảo, Trừng khảo, Thuận khảo, Nghịch khảo.
Những “bài thi” có độ khó dễ khác nhau không chỉ để đánh giá năng lực mà còn là cơ sở để cho những bậc tu hành nhận ra mình đang thiếu sót ở đâu và tìm cách bổ sung ở đó, tránh trường hợp hoang mang, lạc hướng, phí hoài thời gian.
Mỗi khảo mà bậc tu hành trải qua sẽ xác định ra ai là kẻ thượng căn đại trí – người vượt qua khảo thí một cách dễ dàng, và thiểu căn độn trí – người rơi rớt trở lại, lấy kinh nghiệm để tìm cơ hội vượt qua trong những lần sau.
Ngũ khảo là gì? |
2. Đặc điểm cụ thể của từng khảo
Ngũ khảo chỉ là đại diện cho những khảo có thể gọi tên được còn thực tế có rất nhiều “khảo” trên con đường tu tập của tất cả chúng ta. Thế nhưng một bậc chân tu sẽ thường khá sáng suốt, họ luôn tìm được cách để thoát ra khỏi mọi hoàn cảnh để giải thoát tâm mình, không còn bị vướng mắc bởi chúng nữa.
Do đó, nếu ta chưa có duyên tu hành, hãy tìm hiểu kỹ những đặc điểm của ngũ khảo sau đây, soi chiếu những vấn đề của mình để có thể học hỏi và rút kinh nghiệm, áp dụng vào cuộc sống, có được sự an vui trong bất cứ hoàn cảnh nào.
2.1 Minh khảo
Ví như mình tài giỏi, xuất sắc trong một lĩnh vực nào đó, được người đời ca ngợi, thậm chí có được bằng khen, huân chương vì đóng góp của mình… Vì đã có thành tích nên ta tưởng mình thông minh, sáng suốt, tự cho phép bản thân trở nên cao ngạo, xem thường người khác.
Thậm chí có người xem thường ai thấp kém, tự xưng mình hơn người nhưng đến khi họa đến người ta vội vàng tìm cách rút lui thì bản thân vẫn ung dung không biết chuyện gì. Thế nên khôn hay dại thì cũng không dễ dàng đoán biết ngay được.
Hoặc có những kẻ tự mình biết nếu tiến hành tham vọng nào đó thì sẽ rước lấy sự lỗi lầm, thất bại, nhưng vì mù quáng và tự ái, vẫn đeo đuổi theo cho đến khi thân bại danh liệt.
Người vượt qua được minh khảo là người luôn khiêm tốn, ta hay hay dở cũng không tác động được tâm ý của mình, luôn khiêm nhường học hỏi, cũng chẳng vì ai đó xu nịnh mà mất khôn, không biết rằng mình đang sai hay đúng, vô tình làm con rối của những kẻ muốn lợi dụng tâm ngạo mạn của ta.
2.2 Ám khảo
Nó ám thị vào bản thân ta một cách khéo léo đễ nỗi ta tưởng chúng chân thực, thậm chí cố gắng bảo vệ cho nó như thể là lẽ phải, chính nghĩa. Ta vô tình trở thành “tay sai” cho sự mê tín, dị đoan nào đó mà không hề hay biết.
Lúc này màn lưới của vô minh đang che mờ tâm trí, khuất mất huệ tâm,… khiến ta dù vốn muốn xuất phát từ tâm tốt nhưng lầm đường lạc lối, chúng có sức âm thầm lôi cuốn làm cho bê trễ việc tu hành, nên gọi là ám khảo.
Ám khảo thường tiềm ẩn bên trong, khiến cho trong lúc chủ quan không dễ nhận ra, thế nên mới có người mới đầu chăm chỉ, siêng năng tụng niệm, nhưng vì thiếu sự kiểm điểm bản thân, sự phiền não cứ thế tăng dần theo mỗi ngày mà không thể nhận ra. Lâu dần, họ bắt đầu lười biếng, có khi đôi ba lần trong vài tháng hoặc cả năm mới niệm Phật được 1 vài câu.
2.3 Trừng khảo
Dù phát tâm tu hành nhưng lại có thể bị tù tội, bị người có chức có quyền dọa nạt, bắt ép dừng lại. Họ cho rằng ta đang gieo rắc mê tín dị đoạn, không tin tưởng vào con đường của mình và gán cho nhiều tội danh xấu.
Không phải ai cũng có thể chịu đựng được hình thức trừng khảo này trong thời gian dài. Cho dù nhất tâm tin tưởng nhưng khi có những điều nhũng nhiễu, quá sức chịu đựng khiến ta dễ buông xuôi, không muốn tiếp tục nữa.
Lúc này ta có thể phải chịu hình phạt, khảo tra, vu khống, cáo oan, hiếp đáp bắt buộc phải chịu dưới một định luật nào đó, bằng không thì bị tù tội, phạt vạ, giết hại… Ai có thể vượt qua được trừng khảo thì thực là đáng khâm phục.
Sẽ có người cho rằng bản thân đang làm điều tốt mà sao khổ ải và lại bị người ta xem như tội phạm như thế này nên cảm thấy rất ấm ức. Vậy nên chỉ có những bậc chân tu mới có thể tĩnh tâm, không bị lay động bởi những sự trừng phạt đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần này làm thối chí.
Dù Phật bị vu khống tội tà dâm và giết người nhưng Ngài vẫn bình lặng như không có chuyện gì xảy ra vì có lòng tin sâu vào nhân quả.
2.4 Thuận khảo
Tạm hiểu như người khác vượt khó thì thuận khảo lại là “vượt sướng”. Thuận khảo khó phát hiện ra đó có phải là khảo hay không, phần nhiều các bậc chân tu rơi rớt là bởi vì thuận khảo này.
Việc này tương đồng với hình ảnh một cậu ấm trong gia đình giàu có, khi mà mọi thứ đều được cung phụng, không thiếu thốn thứ gì thì họ bắt đầu cảm thấy cuộc sống vô nghĩa. Sự hưởng thụ không làm cho anh ta cảm thấy vui. Những người bạn đến với anh ta cũng chỉ vì mục đích lợi dụng…
Cũng thế trong việc tu hành, ví dụ một người làm điều gì cũng dễ dàng lại nghĩ mình giỏi, vội tự mãn, đắc ý, đó là duyên ràng buộc, rồi chúng cứ thế dẫn lần đến các sự phiền toái khác làm mất cả đạo niệm, lười biếng việc tu hành.
Nghịch cảnh là điều dễ thấy biết, dễ phá hiện ra để ta sớm tỉnh thức mà rời xa nhưng thuận cảnh làm cho ta rơi vào tội lỗi mà không hề hay biết. Ðến khi bừng tỉnh mới rõ mình đã lăn xa xuống dốc, khó mà cứu vãn cho kịp.
Người xưa nói rằng: Việc thuận tốt đến ba – Mê lụy người đến già. Cho nên nhất định phải hết sức thận trọng với sự thử thách của thuận cảnh.
Ví dụ như một người có một cái nhà còn chưa đủ lại muốn có tới 10 cái, thuận khảo đưa đến cho cái thứ 4, thứ 5 đã vội hả hê, nhưng ai ngờ vì muốn có nhiều nhà hơn có khi lại đánh cược rồi mất tất cả.
2.5 Nghịch khảo
Thậm chí, dù phát nguyện tu hành nhưng vẫn có người tìm đến nói xấu, chỉ trích, không để yên cho ta tu tập, tìm cách vu oan giá họa cho ta xấu hổ, muốn thoái lui.
Ta muốn bản thân chỉ tập trung làm việc thiện lành nhưng đâu phải kih nào cũng có được điều kiện tốt. Vì thế có nhiều người dù nguyện làm điều tốt thì vẫn có những kẻ nói xấu, mỉa mai, chê bai,… sau lưng. Lúc này họ sinh ra chán nản, buồn bực nghĩ rằng: Đã thế thì không làm nữa.
Ngược lại trong khi đó có người lại biết bỏ qua những kẻ chê bai mình, lặng lẽ làm việc thiện vì họ biết quan trọng nhất là tâm ta thanh thản, muốn thực hiện điều lành, người nào không hiểu thì không cần đôi co thêm làm gì, chỉ tốn thời gian vô ích.