Phật ví lòng người như ánh trăng
Chuyện kể rằng khi Ngài đang ở vườn Cấp Cô Độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-Vệ thì có chàng trai tên là Tăng-ca-la đến hỏi thăm sức khỏe của Ngài và mong được trả lời thắc mắc của mình: “Bạch Cù-đàm, làm sao để có thể biết người nam bất thiện?”
Qua lời Đức Phật chỉ dạy có thể thấy, những người bất thiện này cũng được ví như trăng về cuối tháng với ánh sáng mờ yếu, có phần ma mị. Họ được Ngài lấy ví dụ như những người khi mới bước chân vào đạo thì nhiệt tình, hăng hái nhưng được một thời gian thì thiếu đi niềm tin, hay sao nhãng và cuối cùng lại rời bỏ đạo tràng, đi theo tà đạo.
Họ lại thêm gần gũi các bậc thiện tri thức, nghe Chính Pháp, chính tư duy, thân, khẩu, ý làm những việc này nên sau khi thân hoại mạng chung hóa sinh ở cõi Trời. Vậy nên người thiện được ví như ánh trăng nửa đầu tháng”.
Cuộc đời Phật cũng gắn liền với những đêm Trăng sáng
Không ít thơ ca đã ca ngợi vẻ đẹp của ánh Trăng sáng vì đó là hình ảnh toàn vẹn nhất biểu trưng cho cái đẹp lẫn ý nghĩa hiện hữu. Từ xưa tới nay, Trăng cũng là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận đối với tâm hồn nghệ sĩ để hướng đến sự lãng mạn.
Đặc biệt, khi tìm hiểu về cuộc đời Đức Phật ta có thể nhận thấy rằng có một trùng hợp khá ngẫu nhiên về những thời điểm đặc biệt của Ngài đều gắn liền với hình ảnh ánh Trăng.
Những sự kiện quan trọng trong cuộc đời đức Phật đều diễn ra vào những đêm trăng tròn:
– Ngày Đức Phật đản sanh đó là vào một ngày Trăng tròn đúng vào rằm tháng 4. Đây là sự kiện thiêng liêng và hy hữu, khi mà có nhiều điềm báo cát tường xuất hiện, báo hiệu về sự ra đời của con người vĩ đại.
– Ngày ngài xuất gia và nhập diệt vào đêm trăng tròn tháng 2
– Mốc son đáng nhớ nhất là sự kiện thành đạo vào đêm trăng tròn tháng Chạp.
Ngài đã trải qua không ít khổ ải trước khi tìm ra chân lý cuộc đời, để cuối cùng là sự tự soi sáng của mình và chiếu tỏ muôn phương, nhờ đó mà xua tan đi sự vô minh của nhân loại, tựa như khi ánh sáng xuất hiện thì bóng tối tự tan dần.
Trí tuệ cũng như mặt trăng, người có trí tuệ giải thoát thường mang đến sự mát mẻ, an lành đến với tất cả chúng sinh Đức Phật |
Nhìn ánh trăng mà soi lại tâm mình
Thời Đức Thế Tôn còn tại thế, thưởng trăng là một thú thanh cao là quá trình mà mỗi người nhận ra nhiều lẽ, nhất là thấy được chính mình.
Đức Phật đã từng dạy rằng: “Trí tuệ cũng như mặt trăng, người có trí tuệ giải thoát thường mang đến sự mát mẻ, an lành đến với tất cả chúng sinh”.
Vì thế, Trung thu này, khi ta ngắm Trăng ta tự soi mình đã đủ trí tuệ chưa? Trí tuệ ở đây không chỉ là bằng cấp, học vị, giàu có, thành công, có dành tiếng… như cách chúng ta suy nghĩ thông thường mà phải là người biết mang đến sự mát mẻ, an lành đến với tất cả chúng sinh.
Thế mới thấy, trí tuệ ở góc nhìn này được chúng ta tạm hiểu là mỗi người phải lan tỏa được tâm lành, thiện lương của mình tới mọi người đó mới được xem là có trí tuệ. Đó là khi ta biết quên mình vì người, thực tế là ta cũng là người, người cũng chính là ta, trên thế gian này tất cả chúng ta cũng là một mà thôi.
– Ta còn có thể rút ra bài học khác đó là, khi tâm ta chưa đủ sáng hãy chọn người có tâm sáng, an lành mà giao lưu, thế mới nói chọn bạn mà chơi, chọn môi trường thiện lành cho mình tu thân. Chỉ khi “đi với bụt mặc áo cà sa” thì tâm ta mới dần được khai mở, tránh lầm lẫn trong sự tăm tối kia.
Ánh sáng của trăng tròn không rực rỡ, chói lọi gay gắt như ánh sáng mặt trời giữa trưa, nhưng nó có thể soi tỏ cả càn khôn vũ trụ. Sự biến lặng của trăng vào bóng tối không phải là vĩnh viễn. Tự bản chất nó phục sinh nhờ năng lực vận hành của riêng nó. Đó là biểu trưng cho năng lực giải thoát nhân sinh được phát huy trong vòng luân chuyển bằng năng lực chính mình. Chính vòng tuần hoàn không dứt ấy làm cho mặt trăng trở thành tinh tú của nhịp điệu sống vô cùng sinh động.
Như vậy, đó phải là cả một quá trình của sự vận hành năng lực trí tuệ để kiểm soát “ánh sáng” của mình, không bị mờ tối mà cũng không quá sáng làm cho người khác hoảng sợ.
(Tổng hợp)