Nhớ kỹ “5 điều KỴ, 7 điều NÊN” trong tháng nhuận nếu muốn vận khí hanh thông, làm gì cũng thuận!

Nhớ kỹ “5 điều KỴ, 7 điều NÊN” trong tháng nhuận nếu muốn vận khí hanh thông, làm gì cũng thuận!
By Tâm Linh
Th1 08

Nhớ kỹ “5 điều KỴ, 7 điều NÊN” trong tháng nhuận nếu muốn vận khí hanh thông, làm gì cũng thuận!

(Tamlinhthanbi.com) Tháng nhuận là khái niệm quen thuộc với nhiều người, nhưng có những việc gì cần kiêng kỵ trong tháng nhuận thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng tìm hiểu về những điều nên và không nên làm trong tháng nhuận tại bài viết dưới đây.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({});
Mục lục (Ẩn/Hiện)
  • 1. Đôi nét về tháng nhuận
  • 2. Tháng nhuận có thật sự xui xẻo?
  • 3. Những điều kiêng kỵ trong tháng nhuận
  • 4. Những điều nên làm trong tháng nhuận
 

1. Đôi nét về tháng nhuận

 
Khác với khái niệm ngày nhuận chỉ xuất hiện ở lịch dương (4 năm một lần, tháng 2 sẽ có 29 ngày, dư ra một ngày so với các năm bình thường chỉ có 28 ngày), thì khái niệm tháng nhuận lại chỉ xuất hiện ở lịch âm. Tức là trong năm có tháng nhuận thì sẽ có thêm một tháng nữa, nghĩa là có tháng thứ 13.
 
Lý do có thêm tháng nhuận là do năm âm lịch chỉ có 354 ngày, thiếu 11 ngày so với dương lịch. Thế nên cứ 3 năm, thì âm lịch thiếu đi 33 ngày, nghĩa là 3 năm âm lịch sẽ nhuận một lần. Người ta gọi đó là tháng nhuận và tháng thứ 13, năm đó gọi là năm nhuận.
 
Để tránh sự sai lệch thời gian quá lớn sau nhiều năm, người ta quy ước cứ 3 năm lại có 1 tháng nhuận, tháng này không cố định mà luân phiên thay đổi theo từng năm nhuận.

nhung dieu kieng ki trong thang nhuan
 

2. Tháng nhuận có thật sự xui xẻo?

 
Dù đã có có những quan niệm về kiêng kỵ trong tháng nhuận, nhưng việc thực hiện những việc trọng đại trong tháng nhuận có thật sự gặp vận xui hay không thì vẫn là một vấn đề chưa có nghiên cứu chính thức, mà chỉ được truyền miệng theo quan niệm dân gian.
 
Bên cạnh việc nên tránh những điều kiêng kỵ trong tháng nhuận, vẫn có những ý kiến cho rằng, tháng nhuận thực tế vẫn mang lại một số điều may mắn nhất định.
 
Bởi bản chất của năm nhuận, dù Âm lịch hay Dương lịch, cũng chỉ để đảm bảo đồng bộ, thống nhất việc lặp lại của năm trên lịch với năm thiên văn hay năm thời tiết. 
 
Đây là cách điều chỉnh phương pháp tính toán cho thống nhất. Do đó, năm nhuận, tháng nhuận hay không cũng không ảnh hưởng đến phương pháp xem ngày giờ để động thổ, khởi công, hay xây sửa, tu tạo, lập gia thất, khai trương…
 
Còn theo quan niệm của dân gian thì mọi người không những không nên kiêng kỵ mà trái lại nên chọn những ngày phù hợp trong tháng nhuận này để thực hiện các công việc mà mình dự định.
 
Bởi thực tế, theo dân gian thì tháng nhuận tức tháng dư, cho nên khi thực hiện các công việc trong tháng dư thừa này thường gặp nhiều may mắn, dư dả hơn.
 

Chẳng hạn, lập gia đình sẽ được dư dả hạnh phúc, của cải, con cái, khai trương, buôn bán sẽ được dư dả tiền bạc, tài lộc. Hoặc cũng có những quan điểm trái ngược.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({});

3. Những điều kiêng kỵ trong tháng nhuận

 
Có lẽ rất nhiều người đều thắc mắc về chuyện trong tháng nhuận có điều gì cần chú ý hay kiêng kỵ hay không? Dưới đây là một số kiêng kỵ trong tháng nhuận mà bạn nên chú ý để tránh những điều xui rủi.
 

3.1 Sang cát, xây mộ phần

 
Ở một số nơi, người ta có tục kiêng sang cát trong tháng nhuận. Theo quan niệm dân gian thì tháng nhuận là tháng thừa ra trong năm, sang cát hay xây mộ mới là chuyện kiêng kỵ trong tháng nhuận.

Quan niệm xưa cho rằng, trong tháng này, Quỷ môn quan không mở được nên tối kị chuyện sang cát cho người thân, tốt nhất nên dời sang trước hoặc sau tháng nhuận. Với người qua đời trong tháng nhuận, có thể làm lễ vào tháng sau đó để linh hồn người đã khuất được siêu thoát.

kieng ki trong thang nhuan kieng sang cat
 

3.2 Lễ, giỗ gia tiên thì sao?

Theo Giáo sư Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng Folklore châu Á bày tỏ, với các gia đình có lễ giỗ trong dịp có tháng nhuận thì nên tổ chức vào tháng chính thay vì tháng nhuận.

arfAsync.push(“knye9xke”);
 
Theo Giáo sư Thịnh, với các công việc khác thì không sao, vẫn có thể tiến hành bình thường nhưng đối với các lễ giỗ của ông bà, cha mẹ, tổ tiên thì các gia đình nên tổ chức vào tháng chính chứ không nên tổ chức vào tháng nhuận để phù hợp, đúng với thời gian cũng như một số yếu tố khác.

Xem chi tiết ở bài viết: Năm nhuận giỗ vào tháng nào?
 

3.3 Xây nhà dựng cửa

 
Có nhiều nơi người ta cho rằng trong tháng này chuyện xây dựng nhà cửa có thể mang lại nhiều điều không may mắn cho gia chủ, không nên khởi công trong tháng nhuận mà nên để sang tháng sau để mọi sự được tốt lành.

Một số nơi lại quan niệm rằng, tháng nhuận thể hiện sự dư thừa, viên mãn, nên vẫn có thể tiến hành xây dựng nhà cửa, cầu mong sự tốt lành.

Xem thêm  Lời Phật dạy về ân đức cha mẹ - Cho dù bạn là ai cũng cần đọc 1 lần trong đời

Xem chi tiết nội dung này tại: Xây nhà năm nhuận có tốt không?

3.4 Cưới hỏi, dựng vợ gả chồng

 
Một số địa phương có tục lệ thường kiêng cưới hỏi trong tháng nhuận. Lý do là bởi tháng nhuận thường sau 4 năm mới có một lần, nếu kỷ niệm ngày cưới, ngày kỷ niệm sẽ bị sai lệch, làm mất đi ý nghĩa. 
 
Vì thế, các cặp đôi thường tránh kết hôn vào đúng tháng nhuận bởi không muốn 4 năm mới được tổ chức kỷ niệm một lần.
 
Tuy nhiên, theo phong tục của một số nơi lại có quan niệm rằng tháng nhuận thể hiện sự dư thừa, viên mãn, nên nhiều người chẳng những không kiêng kỵ mà trái lại chọn những ngày phù hợp, ngày đẹp trong tháng nhuận này để thực hiện các công việc mà mình dự định.

Xem lý giải chi tiết tại: Có nên kết hôn trong tháng nhuận?

 

3.5 Tránh các ngày xấu

 
Cũng như các tháng khác, tháng nhuận cũng có những ngày tốt – xấu nhất định.
 
Theo đó, ta nên tránh các ngày 3, 7, 13, 18, 22, 27 trong tháng nhuận. Đây được coi là những ngày Tam nương, rất xấu. 
 
Tiếp theo đó là các ngày Nguyệt kỵ gồm 5, 14, 23, trong đó ngày đại kỵ là mùng 5. Trong tất cả những ngày này chúng ta nên tránh những điểm khởi đầu và kết thúc một công việc quan trọng với cuộc đời, sự nghiệp.
(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({});
 

4. Những điều nên làm trong tháng nhuận

 

4.1 Phụ nữ uống trà tháng nhuận

 
Đây là phong tục ở một số nơi, điều đặc biệt là thành viên tham gia tiệc trà chỉ là phụ nữ, chỉ có phụ nữ mới có tư cách nhập tiệc, kiêng kị nam giới tham gia.

Các bà chủ nhà sẽ lần lượt đứng ra tổ chức và mời hàng xóm xung quanh đến dự tiệc. Người ta lấy trà thay rượu, cùng chúc nhau được hưởng hạnh phúc thái bình, vừa uống trà vừa nói chuyện, tâm sự những chuyện gia đình để cùng hiểu và thân thiết với nhau hơn, tạo tình cảm làng xóm thân thiết bền vững.

 

4.2 Tặng mẹ chân giò và mì sợi

tang me de mi soi
 
Một vài nơi có tục trong tháng nhuận, con gái đã lấy chồng sẽ về nhà và mua tặng mẹ đẻ chân giò và mì sợi, các bó mì được bó lại bằng sợi chỉ đỏ, thể hiện lòng biết ơn công lao dưỡng dục của mẹ cha, cầu chúc song thân được khỏe mạnh dẻo dai, sống lâu trăm tuổi.
(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({});
 

4.3 Về nhà đẻ ăn cơm tháng nhuận

 
Nhiều nơi quan niệm trong tháng nhuận sẽ có nhiều điều không may mắn xảy ra với phụ nữ đã kết hôn nên kiêng kị trong tháng nhuận ở nhà chồng. Cứ mỗi khi đến tháng nhuận, nhà đẻ sẽ gọi con gái đã lấy chồng về nhà mình ở hoặc ăn cơm.

Xem thêm  Tụng kinh niệm Phật chớ quên 2 điều quan trọng này để nhận phúc báo ngày càng sâu dày

Khi cha mẹ còn thì do cha mẹ đứng ra mời, cha mẹ mất thì anh em trai là người đứng ra chịu trách nhiệm cho việc này.
 

4.4 Tặng ô, quạt cho con gái đã lấy chồng

nha de tang con gai o che mua
 
Một số nơi có tục trong tháng nhuận, nhà mẹ đẻ sẽ mang tặng con gái đã kết hôn những thứ như ô đi mưa hay quạt mát. Việc này ngụ ý cha mẹ mong con cái sẽ luôn được hưởng bình an, có người che chở, chăm lo cho cuộc sống, cũng cầu chúc con sớm sinh quý tử, tạo phúc chiêu tài cho nhà chồng, vượng phu ích tử.
 

4.5 Tế lễ, tảo mộ

 
Đây là tục lệ ở một số vùng, khi mà trong tháng nhuận, người ta sẽ sắp xếp thời gian để đi tảo mộ, tế lễ với tổ tiên. Ngày hôm đó, cả gia đình già trẻ gái trai phải tập hợp đủ cả ba đời, cùng đi làm lễ để nhớ ơn tiên tổ, mong cha ông phù hộ độ trì, ban phúc ban lộc cho cả gia đình được bình an, làm ăn phát đạt, con cháu thăng quan tiến chức, cha mẹ sức khỏe dồi dào.

4.6 Thả cá, phóng sanh, làm từ thiện….

 
Đây là việc làm thiết thực trong tháng nhuận, đem lại cho bạn sự cát tường, may mắn. Cho đi là nhận lại, bạn không thể đem theo được những thứ đã xài khi nằm xuống, chỉ có thể đem theo những thứ bạn đã cho đi.
 

4.7 Chuyển về nhà mới

 
Một số quan niệm của dân gian cho rằng, tháng nhuận là tháng thêm, tháng cộng, đó là tháng đại diện cho sự sung túc, rủng rỉnh, dư giả tiền bạc, tài lộc. 
 
Chính vì dư ra một tháng nên việc xây nhà và về nhà mới rất thuận lợi và mang ý nghĩa rất may mắn. Lúc này việc nhập trạch được cho là sẽ được nhiều lộc hơn, gia đình sung túc, thịnh vượng hơn.
(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({});

Tin bài cùng chuyên mục dành cho bạn:

Sự thật thú vị về ngày 29/2 trên thế giới không phải ai cũng biết
Bát tự của người sinh tháng nhuận có tốt không?

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!