Những câu hỏi về Đức Phật: Quá bất ngờ vì khám phá hay ho về Ngài, nhất là điều số 11

Những câu hỏi về Đức Phật: Quá bất ngờ vì khám phá hay ho về Ngài, nhất là điều số 11
By Tâm Linh
Th1 21

Những câu hỏi về Đức Phật: Quá bất ngờ vì khám phá hay ho về Ngài, nhất là điều số 11

(Lichngaytot.com) Những câu hỏi về Đức Phật là những băn khoăn của không ít người quan tâm tới Đạo Phật. Sau khi tìm hiểu chúng ta có cái nhìn bao quát hơn về cuộc đời của Ngài để thấy hình ảnh của Ngài vô cùng gần gũi với tất thảy chúng sinh.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);

1. Xuất thân của Đức Phật như thế nào?

 
Đức Phật chính là Thái tử duy nhất của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Da, tên thật là Tất Đạt Đa, thuộc dòng họ Cồ Đàm, Vương tộc Thích Ca, thuộc đẳng cấp Sát đế lợi.
Bảy ngày sau khi Đức Phật đản sinh, hoàng hậu Ma Da từ trần. Khi lớn lên, Ngài đã có tư tưởng muốn thoát ly, tầm đạo nhưng vua cha đã tìm cách để Tất Đạt Đa không vì thế mà bỏ đi Ngai vàng của mình, Ngài sắp xếp tuyển vợ cho con và cuối cùng Thái tử đã cưới công chúa Da Du Đà La – con vua Thiện Giác ở nước Kosala. 
 

2. Vì sao Đức Phật hạ thế trong sắc tướng voi?

 
Việc Đức Phật hạ thế trong sắc tướng voi cũng là vì duyên lành kiếp trước mà thành. Trong một kiếp, Đức Phật là một vị vua anh minh và qua câu chuyện với một chú voi chưa được thuần hóa mà người quản tượng tặng cho mình, Ngài ngộ ra rất nhiều điều về nhân sinh.

Cuối cùng, Ngài khao khát đạt được giác ngộ trong tương lai và dâng lời cầu nguyện: “Nguyện con sẽ trở nên giống như Đức Phật vì lợi ích của tất cả chúng sinh”. Đây là thời điểm mà Đức Phật phát khởi Bồ đề tâm khi Ngài là một vị vua trong kiếp trước của mình.

Ngài sinh vào ngày rằm tháng 4 năm 624 trước tây lịch (theo Nam tông); mùng 8 tháng 4 (theo Bắc tông) tại vườn Lâm tỳ ni, nước Ca tỳ la vệ.

 
những câu hỏi về Đức Phật
 

3. Nguyên nhân khiến đức Phật xuất gia tầm đạo?

 
Thái tử thấy bốn cảnh: Già, bệnh, chết và vị Tu Sĩ ở bốn cửa thành sau những lần đi dạo:
 
– Cửa thành phía Đông: Gặp một người già.
 
– Cửa thành phía Nam: Gặp một người bệnh.
 
– Cửa thành phía Tây: Gặp một người chết.
 
– Cửa thành phía Bắc: Gặp một vị Tu sĩ, Ngài không muốn con người chịu nhiều nỗi khổ như vậy và tin rằng sẽ có cách giải thoát cho tất cả chúng sinh khỏi cảnh đó, vì thế Đức Thế Tôn quyết định rời bỏ ngôi báu, cung điện, vợ con…, để lên đường tầm đạo.
 

4. Đức Phật xuất gia là vô trách nhiệm với vợ con, bất hiếu với cha mẹ?

Sẽ có người cảm thấy tức giận khi biết Thái tử ra đi vào lúc nửa đêm để không cho vợ con mình biết. Hơn nữa, Ngài đã không nghe lời Đức vua để kế vị và trị vì vương quốc khiến người ta nghĩ rằng Ngài là kẻ bất hiếu.

Xem thêm  3 nguyên tắc dưỡng sinh giúp sống khỏe, sống thọ của Phật giáo

Nếu theo đánh giá chung chung có thể nghĩ là như vậy, nhưng thực tế Ngài cũng đắn đo không ít trước quyết định của mình, cuối cùng không còn cách nào khác, Ngài cũng phải hi sinh chuyện nhỏ để làm việc lớn. Nếu trong vai trò là vua thì Đức Phật có thể cứu giúp được đất nước của mình nhưng khi Ngài xuất gia, thành đạo thì có thể cứu vô số chúng sinh trên Trái đất này. 

arfAsync.push(“knye9xke”);
 
Cuối cùng, Thái tử từ giã vợ đẹp con ngoan, Ngài cùng Xa Nặc hướng về phía Đông vượt thành xuất gia, vượt dòng sông A Nô Ma, Ngài tự cạo bỏ râu tóc và khoác áo Sa môn.
 
Đức Phật xuất gia vào ngày mùng 8 tháng 2 âm lịch khi đó Ngài 19 tuổi.
 

5. Quá trình năm năm tầm đạo của đức Phật?

 
– Tại Tỳ Xá Ly, Thái tử tham học với Đạo sư A La La. Ngài đã chứng thiền Vô Sở Hữu Xứ.
 
– Tại Vương Xá Thành, Thái tử tham học với Đạo sư Uất Đầu Lam Phất. Ngài đã chứng quả vị Phi Tưởng phi Phi Tưởng Xứ.
 

6. Đức Phật cũng phạm sai lầm?

 
Trong quá trình tìm đường để thành đạo, Đức Thế Tôn đã gặp không ít trở ngại. Ngài dành 5 năm tầm học các đạo, sau đó có tới 6 năm tu khổ hạnh. Thời gian Đức Phật tu khổ hạnh được xem là sai lầm lớn nhất khiến Ngài suýt chết nhưng lại giúp tìm ra con đường chân chính.

Có hai phương pháp khổ hạnh:

 
– Phương pháp hướng nội: Nghiến răng, chặn lưỡi trên nóc họng, kiềm hãm ý niệm bất thiện bằng ý niệm thiện.
 
– Phương pháp hướng ngoại: Chỉ đứng và ngồi chứ không nằm. Khi cần nằm thì nằm trên gai nhọn. 
 
Mùa đông: Mặc toàn giẻ rách, vải lượm tử thi, rơm cỏ, da súc vật khô còn mùa Hè: Ban ngày sống dưới ánh nắng mặt trời, ban đêm sống trong rừng rậm…
 
Nhận thấy hành khổ hạnh không kết quả, Ngài chỉ còn một bộ xương khô, suýt chết may mà có bát cháo sữa của cô bé Sujata cứu sống, từ đó, Đức Phật trở lại con đường trung đạo để tu hành.
 

7. Đức Phật thành đạo năm bao nhiêu tuổi?

 
Thái tử đã ngồi nhập định suốt 49 ngày đêm dưới cội Bồ đề. Phương pháp hành thiền đưa đến giác ngộ gồm bốn giai đoạn nhập định là: Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền.

Trong đêm thứ 49 Ngài chứng được Tam minh (tức là Túc mạng minh, Thiên nhãn minh và Lậu tận minh). Lúc đó nhằm ngày mùng 8 tháng 12 Âm lịch, khi ấy Ngài 30 tuổi.

 
Đức Phật thành đạo dưới cội cây bồ đề
 

8. Người đệ tử đầu tiên và cuối cùng của Đức Phật là ai?

 
Sau khi thành đạo người đầu tiên Đức Phật nghĩ đến để dạy đạo là hai vị thầy trước đây: A La La và Uất Đầu Lam Phất. Nhưng họ đã chết.
 
Tiếp theo Ngài nghĩ đến năm người bạn đồng tu tại vườn Nai (Lộc Uyển). Mấy người bạn ấy là các ông: Kiều Trần Như, Ác Bệ Thập Lực, Ma Ha Nam và Bạc Đề. Năm vị này là đệ tử đầu tiên của Đức Phật.

Bài Pháp đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, thuyết cho năm người bạn đồng tu tại vườn Nai (Lộc Uyển). Tứ Diệu Đế: nhận định đời là khổ, nguyên nhân của khổ, sự diệt khổ và con đường diệt khổ.

Xem thêm  Tháng cô hồn có đáng sợ đến mức không nên làm bất cứ việc gì?

Người đệ tử cuối cùng của Đức Thế Tôn là ông Phạm chí tên Tu Bạt Đà La đã 120 tuổi.

9. Vì sao anh họ rắp tâm hãm hại Đức Phật?

Cơ duyên anh họ rắp tâm hãm hại Đức Phật cũng bởi vì họ có duyên tiền kiếp. Ở một kiếp trước, Ngài là con hươu vàng hiểu được tiếng người, nó có bộ lông bằng vàng ròng điểm xuyết ngọc lam quý vô cùng đẹp mắt, Ngài đã cứu một người lâm nguy, nhưng kẻ này sau này đã điểm chỉ cho nhà vua bắt hươu vàng.

Nhưng vua cảm thấy run sợ gã bội bạc kia khi được hươu kể lại đầy đủ về câu chuyện mình đã cứu mạng gã đàn ông nhưng cách ông ta trả ơn hôm nay. Nhà vua và tất cả những người có mặt trong cung điện khi ấy đều quay sang mắng nhiếc gã đàn ông. Gã đó không hối hận mà vẫn ôm nỗi hận thù muốt hại chú hươu.

 
Kẻ mà hươu cứu ở kiếp đó chính là anh họ của Phật ở kiếp này, vì thế hai người vẫn tiếp tục có những hiềm khích không khác gì kiếp trước là bao.
 

10. Có mấy hạng đệ tử của đức Phật?

 
Có bốn hạng đệ tử. Đó là:
 
– Tỳ Kheo
 
– Tỳ Kheo Ni
 
– Ưu Bà Tắc
 
– Ưu Bà Di
 

11. Vì sao Đức Phật có tóc trong khi ai theo làm đệ tử cũng phải cạo sạch tóc?

Xem các bức ảnh của Đức Phật chúng ta cảm thấy lạ không biết vì sao Đức Phật có tóc?

Thực ra, sau khi giác ngộ, đi giảng giải cho đệ tử thì Ngài không quên mỗi tháng cạo đầu và các đệ tử của Ngài cũng cạo đầu theo. Sau khi đắc đạo Ngài độ năm người bạn đồng tu và nhiều đệ tử khác bằng câu nói: “Thiện lai tỳ kheo” ngay tức khắc vị đó râu tóc đều rụng, y vàng đắp thân thành một tỳ kheo Samon thực thụ. 

 
Từ đó về sau chư tăng đệ tử của Ngài đều cạo râu, tóc mỗi tháng 2 lần theo luật định… Có thể thấy, Ngài cũng cắt tóc, cạo đầu như bao người khác, không có chuyện Ngài để tóc như mọi người vẫn nghĩ.

Tượng Phật có tóc hoàn toàn là kết quả do sức tưởng tượng của các nghệ nhân làm tượng khi họ không có được một bức ảnh cụ thể nào ghi lại chính xác Đức Phật, tất cả đều từ mô tả của sách vở để phác họa lại. 
 
Chúng ta quen 32 tướng đại nhân đó mà ở Trung Quốc và Việt Nam thường dịch trật là 32 tướng tốt cho nên khi nắn tượng và vẽ hình đức Phật thì người ta vẫn quen việc để tóc cho Ngài để nhấn mạnh.
 
Việc không có hình ảnh cụ thể, tất cả chỉ nhờ dựa vào vài dòng chữ và sức tưởng tượng thì sai sót là hoàn toàn có thể xảy ra. Từ đó, mà tam sao thất bản, cho đến nay cũng ta đã quá quen với hình ảnh “có tóc” của Ngài.
 

12. Người cúng dường sau cùng cho đức Phật là ai?

 
Ông Thuần Đà là người sau cùng dâng cúng dường Đức Phật một bát cháo nấm độc và đó chính là bữa ăn cuối cùng của Đức Phật. 
 
Đức Phật không hề trách cứ ông vì Ngài vốn đã có điềm báo trước về cái chết của mình. Ngài cũng từng nói rõ với các môn đồ rằng 3 tháng nữa, mình sẽ có cơ duyên hóa đạo, chính là vào ngày rằm tháng 2 âm lịch. Thậm chí, Ngài còn tự tìm nơi cho mình nhập Niết bàn, chính là rừng Sa-la thuộc thành Câu Thi Na. 

Xem thêm  Người mới học Phật nên chọn tông phái nào?

Ngài chẳng hề hoảng loạn mà vẫn bình tâm, gọi Thuần Đà đến răn dạy, dặn người thợ rèn chớ nên than khóc hay hối hận vì việc làm của mình bởi đó vốn không phải việc gì sai trái. Cái chết của Ngài cũng là vì nhân duyên tụ hội mà thôi.

 
Đức Phật nhập niết bàn
 

13. Đức Phật nhập Niết Bàn khi nào?

 
Khi phước duyên hoàn mãn, Đức Phật đã 80 tuổi. Ngài nhập Niết Bàn tại rừng Sa-la ở xứ Câu ly, cách thành Ba la nại chừng 120 dặm. Lúc ấy ngày rằm tháng hai âm lịch năm 544.
 
Niên lịch của Phật Thích Ca (Theo kinh điển Đại Thừa) – Phật đản sinh ngày 8 tháng 4 lúc đó Ngài 80 tuổi (Trước Chúa giáng sinh 624 năm. Nếu tính theo năm Phật nhập diệp thì trước Chúa giáng sinh 544 năm).
 

14. Vì sao Đức Phật, Bồ Tát ngồi trên hoa sen?

Hiện nay các Phật tử lại làm đài sen cho Đức Phật tọa, các chùa, tháp cho đến mộ của Phật tử cũng để hoa sen, cả đến gia đình Phật tử cũng dùng lá cờ có hình hoa sen… Nguyên do là vì ý nghĩa hoa sen trong Phật giáo rất đặc biệt.

Hoa sen mọc lên rực rỡ, tỏa hương giữa bùn lầy, bùn tượng trưng cho phiền não nhiễm ô, còn hoa sen là tiêu biểu cho thanh tịnh. Cho nên hình ảnh hoa sen trong Phật giáo, tâm linh, tượng trưng cho sự vươn lên, giác ngộ, giải thoát ngay tại cõi đời này.

Hoa sen đẹp nhưng không sặc sỡ, nét đẹp giản dị mà trang nhã, thanh tao. Nét đẹp của một người tu sĩ cũng vậy, không phải là sự hấp dẫn về hình sắc mà nét đẹp ấy toát ra từ tâm hồn từ bi và giải thoát. 
 

15. Vì sao Đức Phật không hiện thân?

Nhiều người cảm thấy nghi ngờ vì sao mình bày tỏ một lòng hướng Phật nhưng mãi mà không thấy Ngài hiện thân để nhắc nhở mình điều gì. Đây được xem là một trong những câu hỏi về Đức Phật mà nhiều người thắc mắc nhất.

Việc Đức Phật không hiện thật ra là để tốt cho chúng ta, tránh ta quá vui mừng, rồi tâm động hơn. Trong khi đó, Ngài mong chúng ta đạt được tới mức: Thấy nghịch cảnh không sợ hãi, thuận cảnh không vui mừng, đây mới là điều chân thật nhất.

Người nào còn hỏi vì sao Đức Phật không hiện thân là chưa hiểu rõ về giá trị của Phật giáo mà thôi. Đức Phật không chỉ hiện hữu ở cõi Ta bà này để giáo hóa chúng sanh như trước đây, mà Ngài còn hiện hữu trong khắp mười phương, làm lợi ích cho chúng sanh chưa từng ngừng nghỉ.

 
(Tổng hợp)

Đức Phật đau đến mức hôn mê bất tỉnh nhưng vì sao Ngài vẫn bình thản như không?
Bài giảng Đức Phật bị chê sáo rỗng nhưng cách Người phản ứng khiến ai cũng phải gật gù

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!