Những câu thần chú trong Phật giáo mỗi khi tụng niệm đều có thể giúp ta giữ được thân, tâm thanh tịnh, trở nên lạc quan, hoan hỷ. Thần chú thường có ngôn ngữ tiếng Phạn (Sanskrit) vì được lưu truyền từ thời Đức Thế Tôn thành đạo tới nay. Để thuận tiện hơn, chúng ta thường niệm chú bằng tiếng Phạn nhưng được phiên âm sang tiếng Việt.
1. Chú Đại Bi
Chú Đại Bi hay còn gọi là Đại Bi Tâm Đà Na Ni, là bài chú căn bản minh họa công đức của Đức Bồ Tát Quán Thế Âm.
Bồ Tát Quán Thế Âm vì tâm đại bi đối với chúng sanh, muốn cho chúng sanh được thành tựu tất cả các thiện căn, được tiêu tan tất cả sự sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu mà nói ra Thần Chú này.
Tuy ý nghĩa Chú Đại Bi không phải ai cũng biết nhưng lợi ích của nó như dùng để bảo vệ, thanh lọc, chữa tất cả loại bệnh,… được rất nhiều người chia sẻ cho nhau.
Một nguyên tắc cần lưu ý đó là giữ cho thân tâm hướng thiện khi trì chú vì có những trường hợp, dù cầu trăm ngàn lần Chú Đại Bi cũng không ích lợi gì, ví như tâm không thành ý nên sở cầu không được như sở nguyện; cầu vì hạnh phúc của mình bất hạnh của người khác; tổn thương người khác để có lợi cho mình.
2. Thần chú Om Mani Padme Hum
Thần chú 6 âm là câu thần chú được Đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát tìm kiếm trong suốt 1000 kiếp vì sự an lạc của chúng sanh, công đức vô lượng của Ngài với tấm lòng từ bi luôn muốn soi sáng cho muôn vàn loài được thoát khổ, vãng sanh nơi Cực Lạc.
Không ít người hiểu rõ Om Mani Padme Hum là gì chỉ biết rằng không chỉ đọc mà chỉ cần nhìn thấy dòng chữ này lòng chúng ta đã có cảm giác thanh tịnh, an yên
3. Chú Lăng Nghiêm tiếng Phạn
Chú Lăng Nghiêm tiếng Phạn Shurangama in Sanskrit là thần chú uy lực bậc nhất trong Phật giáo dùng để diệt trừ tà ma và loại bỏ những năng lượng tiêu cực.
Thần chú Lăng Nghiêm là thần chú dài nhất trong tất cả các chú, là hành trang không thể thiếu của bất kỳ hành giả tu tập đạo Phật nào.
Muốn trì tụng có hiệu quả thì cần thực sự thành tâm trong từng suy nghĩ tới hành động. Bên cạnh đó là hiểu rõ được mục đích của đạo Phật, giữ cho tâm và trí trong sáng thì việc tụng niệm chú mới mong linh nghiệm.
4. Chú Văn Thù Bồ Tát Sư Lợi
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát tượng trưng cho kinh nghiệm giác ngộ và ánh sáng của học vấn, đạt được thành quả tu hành bằng phương tiện tri thức. Danh xưng của Ngài chính là xuất phát từ ý nghĩa Phật giáo mà Ngài mang, soi tỏ chúng sinh bằng tiếng nói dịu dàng và ánh sáng của đức độ.
Đọc Thần chú của Văn Thù Sư Lợi 7 lần, chữ [Dhi ……………] kéo dài trong một hơi thở. “Dhi” là để hiện thực hóa 7 trí tuệ. Niệm thần chú này giúp tịnh hóa những sự tối tăm, trí tuệ thấp, sự lãng quên.
5. Bát Nhã Tâm Kinh Chú
Ý nghĩa Bát Nhã Tâm Kinh không phải ai cũng thấu tỏ, có người hiểu thì ứng dụng, còn có người chưa hiểu thì chỉ tụng để tụng mà thôi như vậy có công đức nhưng
6. Thần chú của Đức Tara Xanh
Trong Phật giáo Tây Tạng, phụ nữ thường đại diện cho trí tuệ hơn là từ bi. Tuy nhiên, Đức Tara Xanh là một trong những trường hợp ngoại lệ mà từ bi là một đặc điểm nổi trội. Nữ thần cũng thể hiện nhiều phẩm chất nữ tính: sinh đẹp, từ bi, ấm áp, và giải thoát nghiệp xấu cho chúng sinh trong vòng luân hồi.
7. Thần chú Phật Mẫu Chuẩn Đề
8. Chú Vãng sanh tiếng Phạn
Thần chú vãng sanh được Bồ Tát Phổ Hiền vì thương xót chúng sinh đã nói Đà la ni này để trợ duyên được mau vãng sinh về Tịnh độ. Chú Vãng sanh có công năng vô cùng to lớn, có thể giúp giải trừ toàn bộ nghiệp lực căn bản để chúng sinh vãng sanh miền cực lạc.
9. Thần chú Dược Sư
10. Thần chú của vị thần tài Phật giáo Zambala
Bản Tôn Hoàng Tài Bảo Thiên không phải là vị thần bình thường mà là hóa thân từ bi của Chư Phật để độ hóa chúng sinh.