Những ngôi chùa có Xá lợi ở Việt Nam bạn nhất định phải biết

Những ngôi chùa có Xá lợi ở Việt Nam bạn nhất định phải biết
By Tâm Linh
Th1 11

Những ngôi chùa có Xá lợi ở Việt Nam bạn nhất định phải biết

(Lichngaytot.com) Không phải ai cũng nắm rõ những ngôi chùa có Xá lợi vì có nơi thì thông tin được chia sẻ rõ ràng, được nhiều người biết tới, bên cạnh đó lại có nơi Xá lợi được cất kín cẩn thận, không công bố rộng rãi.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);

 

Hạt Xá lợi hay Xá lị là gì mà 1000 độ C không tan chảy và cho đến nay dù các nhà khoa học đã cố gắng giải thích nhưng chúng vẫn là đề tài khiến mọi người cảm thấy mông lung, khó hiểu. Đặc biệt ở chỗ, xá lợi có thể tự sinh sôi, cũng có thể tự biến mất đi nếu người cất giữ, nơi cất giữ không đủ phước duyên, không đủ tâm, không đủ đức. Đây là sự kết tinh kỳ diệu của sự thành đạt tâm linh, của sự phát triển tột cùng của hạnh từ bi và trí tuệ.
 
Về sự hình thành những viên xá lợi cho đến nay vẫn tồn tại nhiều cách giải thích khác nhau và càng khiến chúng mang màu sắc bí ẩn. Ngọc xá lợi Phật là bảo vật vô giá của của Phật giáo. Đối với Phật tử, cúng dường xá lợi Phật cũng chính là cúng dường trực tiếp đức Phật và đạt được công đức, giác ngộ như nhau. Vì thế, đại lễ cung nghinh ngọc xá lợi Phật chính là cơ hội lớn để Phật tử Việt Nam chiêm bái bảo vật này.

Lịch Ngày Tốt sẽ tiết lộ cho bạn biết những ngôi chùa có Xá lợi để nếu có đủ cơ duyên bạn có thể đến ngắm nhìn và cảm nhận sự thiêng liêng của nó:

Cổ tự Viên Đình hay Tổ Đình Vĩnh Long

 
Nhung ngoi chua co Xa loi
 

Khi nói về những ngôi chùa có Xá lợi thì phải nhắc tới Chùa Viên Đình hay còn tên gọi khác là Tổ Đình Vĩnh Long, ở thôn Kẹo, xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa, Hà Nội đầu tiên. Nơi đây có 30 ngọn tháp chứa cả nghìn viên Xá lợi do nhiều trung tâm Phật giáo trên thế giới cúng dường và trở thành nơi sở hữu nhiều Xá lợi Phật nhất Việt Nam. 

 
 
Chùa Viên Đình được xây dựng từ năm 1831 đã trải qua 14 đời tổ. Hiếm có ngôi chùa nào có khuôn viên đẹp như chùa cổ Viên Đình với nét kiến trúc cổ và những di tích lịch sử từ thời đại nhà Lý. Không gian chùa tĩnh lặng, trầm mặc, mọi cảnh vật đều gợi cảm giác thanh bình chốn tu thiền.
 
Sau khi đời tổ thứ 14 của Hòa thượng Thích Thanh Tùng khép lại, chùa không có trụ trì. Tới năm 2002, thầy Thích Chơn Phương mới được mời về làm trụ trì của chùa và có bước ngoặt lớn khi nơi đây là nơi lưu giữ nhiều xá lợi Phật nhất Việt Nam.
 
Cho đến nay, chùa Viên Đình đã được 8 quốc gia trên thế giới cúng dường xá lợi như Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc, Nhật Bản, Srylanka. Xem thêm: Xá lợi Phật có tác dụng gì mà ai cũng mong có được ít nhất một lần trong đời?
 

Thầy trụ trì Thích Chơn Phương cho hay: “Ai có phước duyên đến đất Phật, đến chùa nếu có thành ý, tôi đều mở cửa để cho mọi người tham quan. Ai được ngắm xá lợi Phật, nhất là được làm lễ quán đỉnh thì đó là một đời phước được tu từ kiếp trước đến bây giờ được hưởng. Vì được nhìn thấy xá lợi Phật là coi như đã được gặp Phật, sẽ được Đức Phật che chở và bảo vệ”.

arfAsync.push(“knye9xke”);
 
Cũng theo thầy xá lợi có thể sinh nở, nhưng cũng có thể tự biến mất đi nếu người cất giữ không tu hành miên mật, vi phạm những điều răn dạy của đức Phật. 
 
Và những hạt ngọc xá lợi ở chùa đã và đang sinh sôi nảy nở, màu sắc cũng càng thêm lấp lánh, phát hào quang rực rỡ. Xá lợi máu của đức Phật ở Viên Đình cổ tự cũng tự sinh sôi nhân lên nhiều lần so với lúc mới được cúng dường.

Chùa Bái Đính

 
Chua Bai Dinh co xa loi Phat
 
 
Hiện nay chùa Bái Đính đang tôn thờ tổng cộng 10 viên xá lợi Phật trong đó chùa đã vinh dự nhận được 7 viên xá lợi Phật của các chư tăng ở Thái lan gửi tặng và lần thứ hai là do nhân duyên của Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đi thăm chùa ở trung tâm Phật giáo của Ấn Độ và đã được tặng 3 viên xá lợi Phật nữa. 
 
Việc chùa Bái Đính được chọn nơi thờ xá lợi Phật là vì đây là địa danh có lịch sử từ hơn 1.000 năm và nơi đây là quần thể chùa lớn của Phật giáo Việt Nam với không gian rộng lớn nên việc phục vụ nhân dân đến chiêm bái sẽ tốt hơn. Tham khảo: Đôi điều nên hiểu về xá lợi Phật

Chùa Bái Đính cũ tương truyền được dựng vào thời Lý. Một số tài liệu ngày nay cho biết Thiền sư Nguyễn Minh Không khi vào núi Bái Đính tìm thuốc chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông đã phát hiện động Tối, động Sáng là những hang động đẹp nên đã dựng chùa tại đây. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1997.  

 

Chùa Quán Sứ

 
Don xa loi ve chua Quan Su
 
 
Chùa Quán Sứ năm 1987 đã từng nghinh rước ngọc xá lợi Phật về cung thờ cho đến bây giờ. Vào năm đó, số xá lợi nhà Phật đã được GHPGVN cung thỉnh từ Ấn Độ nhân dịp đại hội kỳ 2 của GHPGVN được tổ chức tại chùa Quán Sứ. Số xá lợi này chỉ một lần duy nhất được trưng bày phục vụ cho quan khách tham dự đại hội năm đó chiêm bái rồi an vị thờ vĩnh viễn tại gian chính điện chùa Quán Sứ cho đến bây giờ.

Xem thêm  Người ăn chay có được ăn trứng? Nếu lỡ ăn có phạm tội sát sinh?

Gần đây, chùa Quán Sứ được cúng dường gồm 7 viên ngọc Xá lợi Phật, một tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, một tượng Bồ tát Quán Thế Âm cùng với các chứng chỉ nguồn gốc của xá lợi Phật, nhân chuyến viếng thăm chính thức Liên bang Myanmar của Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam.

 
Trụ trì cả hai ngôi chùa Quán Sứ và Bái Đính hiện nay là Hòa thượng Viên trụ Thích Thanh Tứ. Chùa Quán Sứ là một ngôi chùa cổ, là trụ sở chính thức của GHPGVN từ năm 1981. 
 
Vào đời vua Trần Dụ Tông (1341 – 1369), triều đình lập ra một khu nhà để đón tiếp sứ thần các nước như Chiêm Thành, Vạn Tượng, Nam Chương… và gọi là Quán Sứ. Đến thời Hậu Lê (thế kỷ 15), chùa này được mang tên Quán Sứ. Hiện chùa ở số 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.  
 

Chùa Xá lợi

 
chua xa loi linh thieng
 
Chùa Xá Lợi Tọa lạc tại góc đường Bà Huyện Thanh Quan và Sư Thiện Chiếu, Quận 3. Chùa được xây dựng để thờ xá lợi Phật tổ nên ban đầu có tên là chùa thờ Xá Lợi, người dân quen gọi tắt là chùa Xá Lợi.

Đây là ngôi chùa đầu tiên của Sài Gòn được xây dựng theo lối kiến trúc mới. Chính điện của chùa chỉ đặt một tượng Phật chứ không thờ nhiều Phật…

  
Chùa được khởi công xây dựng vào ngày 5/8/1956 được hoàn thành vào ngày 2/5/1958.
 
Cấu trúc của chùa bao gồm chính điện thờ Phật, giảng đường, tháp chuông, thư viện, tăng phòng, nhà trai đường, văn phòng, đoàn quán, phòng phát hành kinh sách, phòng khách và vãng sinh đường. 
 
Đặc biệt, ở trên cao, ngay trước tượng Phật là nơi tôn thờ ngọc Xá Lợi Phật, đặt trong một bảo tháp nhỏ bằng bạc để trong một ô khám làm theo hình lá bồ đề. Viên ngọc này do ngài Narada Mahathera, tọa chủ chùa Vajirarama ở Srilanka dâng cúng cho Phật giáo Việt Nam.
  
Chùa là trụ sở chính của Hội Phật học Nam Việt từ năm 1951 – 1981. Trong các năm 1964 – 1966, chùa còn là cơ sở giảng dạy của Viện Đại học Vạn Hạnh. Từ năm 1981 – 1993 chùa là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Văn phòng II).
  
Ngày nay, chùa đón tiếp đông đảo Phật tử, du khách đến tham quan, chiêm bái hằng ngày và nghe giảng pháp vào các buổi sáng chủ nhật trong tuần.

Xem thêm  Hiểu sao cho đúng về CẮT DUYÊN CHO CẶP SINH ĐÔI

Chùa Đậu

 
chua dau linh thieng ha noi
 
Gần đây, xôn xao việc phát hiện xá lợi phật là nhục thân của hai vị thiền sư tại chùa Đậu thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, Thường Tín, Hà Nội, được coi như là một trong những di sản văn hóa quý giá của loài người trong hành trình tìm đến sự bất tử.

Từ xa xưa, đã từng có nhiều vua, chúa lui tới lễ bái, cầu cho quốc thái dân an… Đặc biệt, trước khi vào kinh đô ứng thí, các sĩ tử đều đến đây thắp hương, khấn Phật cầu nguyện đăng khoa, công danh rạng rỡ.

  
Theo sử sách ghi lại, vị trí chùa Đậu trước đây có dáng hình tựa một bông hoa sen đang tỏa sáng. Người xưa cho rằng, hoa sen là nơi đất Phật vì thế họ đã lập chùa tại đây và đặt tên là Thành Đạo Tự, đồng thời rước Đại Thánh Pháp Vũ Bồ Tát về thờ nên gọi là Pháp Vũ Tự. Xem thêm: Sự hình thành xá lợi theo quan điểm khoa học
 
Nhục thân xá lợi của hai vị thiền sư này có niên đại gần 400 năm và khi hai vị thiền sư viên tịch đã để lại toàn thân xá lợi, đến nay, cho dù thế giới đã có những bước phát triển vượt trội về Khoa học kỹ thuật, song vẫn chưa thể tìm ra câu trả lời vì sao da thịt các vị thiền sư lại không bị thối rữa.
 
Trong khi đó, họ không sử dụng bất kỳ một chất nào để ướp xác. Bởi thế, nhục thân xá lợi của hai vị thiền sư để lại được coi như quốc bảo thiêng liêng và nhận được sự cung kính như đức Phật sống.
 
Nếu bạn còn biết thêm chùa nào còn lưu giữ Xã lợi hãy bình luận dưới bài viết này để mọi người cùng tham khảo:

MiMo (Tổng hợp)

Lời Phật dạy về 7 CHỮ HỌC giúp cuộc đời bình an ai cũng nên đọc
Đâu là cách đổi mệnh để sống thọ theo quan niệm của Phật giáo

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!