Niệm hương cúng Phật, nên niệm danh hiệu Phật nào trước?

Niệm hương cúng Phật, nên niệm danh hiệu Phật nào trước?
By Tâm Linh
Th1 08

Niệm hương cúng Phật, nên niệm danh hiệu Phật nào trước?

  • Đến chùa cúng, khấn thế nào để được như ý muốn

Hiện nay có nhiều bạn khá thắc mắc về việc niệm Phật khi đi lễ hay tại gia nhưng không biết niệm danh hiệu Phật nào trước. 


Việc dâng hương cúng Phật hay cúng dường nước hoặc cúng dường trái cây, hoa tươi…. đó là điều rất tốt.

Bởi đó là phần lễ nghi tâm linh, mục đích là để biểu hiện tấm lòng chí thành của mình đối với Tam Bảo. Nó thuộc về phần sự tướng bên ngoài. Tuy nhiên, là Phật tử khi dâng cúng, ngoài việc cúng dường cúng phẩm hay niệm danh hiệu Phật, thiết nghĩ, chúng ta cũng cần nên biết thêm về ý nghĩa của những việc làm đó.
 

Niem huong cung Phat, nen niem danh hieu Phat nao truoc?
Niệm hương cúng Phật, nên niệm danh hiệu Phật nào trước?
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);

Cần hiểu được Sự và Lý trong giáo lý nhà Phật 

Trong nhà Phật, bất cứ việc làm nào cũng mang hai ý nghĩa rõ rệt: Sự và Lý phải viên dung. Nói cách khác Sự đâu là Lý đó.

Hiểu như vậy, thì việc làm của chúng ta mới có lợi ích thiết thiệt và không bị lệch lạc rơi vào mê tín. Bằng không, thì phật tử dễ bị mắc phải cái lỗi mê tín, biên kiến. Nghĩa là tin mê lầm và chấp chặt một bên.

Khi phật tử dâng nước trong cúng Phật, thì phật tử phải hiểu đó là biểu hiện cho ý nghĩa nước tâm thanh tịnh. Cúng dường nước cũng là một trong cách cúng Phật hàng ngày tích nhiều công đức mà người Phật tử nên duy trì.

Xem thêm  5 trường hợp được đầu thai chuyển kiếp làm người

Người Phật tử phải giữ tâm cho được thanh tịnh giống như ly nước trong. Vì Phật có nghĩa là giác mà giác là tỉnh thức, chánh niệm.

Vậy, khi cúng Phật, phật tử phải thành tâm gìn giữ chánh niệm. Có chánh niệm là có an lạc. Còn nếu phật tử dâng cúng Phật mà với cái tâm thất niệm, nghĩ nhớ lung tung, hay tính toán việc nầy việc kia, thì phật tử sẽ không được lợi lạc lắm.

Và như thế, việc cúng Phật tự chung lại chỉ có hình thức bề ngoài cho có lệ mà thôi. Nghĩa là xưa bày nay làm theo. Chớ không hiểu rõ ý nghĩa căn bản của việc làm. Đó cũng là một sự thiếu sót lớn lao của phật tử.

Từ việc cúng Phật suy ra đến các việc làm khác cũng thế.
 

Phật dạy phật tử bất cứ việc làm nào mà tương ưng với tính giác, thì việc làm đó mới có ý nghĩa lợi ích thiết thực. Nếu nói về phần sự tướng thì việc cúng Phật đương nhiên là phật tử có phước.

Phước có ra là do khi cúng Phật hay Bồ tát, phật tử đã thành tâm cung kính. Chính cái chỗ thành tâm cung kính đó, nên phật tử mới có được phước báo. Tuy nhiên, nếu chỉ có thế, thì cũng chưa đủ ý nghĩa của việc dâng cúng. Phật tử cần phải hiểu thêm về nghĩa lý của việc làm đó.

Vì việc dâng cúng bằng những thứ vật chất, đều mang ý nghĩa tượng trưng thôi. Nếu phật tử chỉ hiểu đơn thuần dâng cúng hoa quả hay những thứ khác để được phước không thôi, thiết nghĩ, như thế thì cũng chưa đúng ý nghĩa của việc dâng hoa quả cúng Phật.

Xem thêm  Phật cảnh báo kẻ nịnh bợ trục lợi - đi ngược giá trị của đạo nên dễ gặp họa

Phật là giác, còn cúng có nghĩa là nuôi lớn. Nuôi lớn cái gì? Nghĩa là nuôi lớn căn lành. Phật tử phải hằng nuôi lớn và phát triển căn lành, trí giác của mình. Như thế, thì mới đúng với ý nghĩa của việc cúng Phật qua hai phương diện: “Sự và Lý tròn đầy” vậy.

Bạn có biết:

Nên thờ tượng Phật nào trong nhà? Thờ càng nhiều càng được các Ngài phù hộ?
Mỗi đức Phật mang ý nghĩa tâm linh khác nhau, người Phật tử nên thờ tượng Phật nào trong nhà mới đúng?

Thông thường nên niệm danh hiệu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trước

arfAsync.push(“knye9xke”);
Khi cúng, phật tử muốn niệm vị Phật hay Bồ tát nào tùy ý cũng đều được cả. Tuy nhiên, thông thường thì chúng ta nên niệm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trước.

duc phat thich ca
 

Vì Ngài là vị giáo chủ của cõi Ta bà này. Nhờ Ngài mà chúng ta mới biết chư Phật và các vị Bồ tát khác. Đồng thời, nhờ học hỏi giáo lý của Ngài mà chúng ta mới biết được đường lối tu hành thoát khổ.

Do đó, chúng ta nên ghi nhớ công ơn lớn lao vô biên của Ngài. Vì thế, khi làm việc gì ta phải niệm danh hiệu của Ngài trước.

Mục đích là để Ngài chứng minh gia hộ cho việc làm của chúng ta. Đó là nói theo việc lễ nghi cách thức hành trì là như vậy.

Còn nếu như phật tử cảm thấy mình có duyên với vị Phật hay vị Bồ tát nào, thì cứ niệm danh hiệu của những vị đó không sao cả. Không có vị Phật hay Bồ tát nào quở trách phật tử đâu.

Xem thêm  Theo Đạo Phật, đây là 3 dấu hiệu của người từng gieo rất nhiều NGHIỆP ở kiếp trước!

Nếu là người chuyên tu pháp môn Tịnh độ, thì họ thường niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà. Có người thường tin tưởng vào hạnh nguyện cứu khổ của đức Bồ tát Quán Thế Âm, thì cứ niệm danh hiệu của Ngài.
 

Nói tóm lại, tùy theo sở thích nhân duyên của mỗi người, mà niệm danh hiệu của mỗi vị Phật hay Bồ tát có khác nhau. Niệm vị nào trước, vị nào sau cũng được không có gì sai trái.

Tuy nhiên, như trên đã nói, hiện chúng ta đang sống ở cõi này, nên trước tiên là ta niệm danh hiệu đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, rồi sau đó sẽ niệm những vị Phật, Bồ tát khác thì có lẽ đúng cách hơn.
 

Kính chúc phật tử cố gắng tu hành và chóng đạt thành sở nguyện.

Nguồn Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Lịch Phật hàng năm – những ngày lễ lớn kính ngưỡng Phật, Bồ Tát
Đeo tượng Phật trên người: Nên hay không, liệu có bị coi là phạm kỵ?
Vì sao Đức Phật, Bồ Tát ngồi trên hoa sen mà không phải loài hoa khác?

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!