1. Pháp luân công là gì?
Hình thức tu luyện thực hành những bài tập động tác nhẹ nhàng (năm bài tất cả), dễ dàng thực hiện và lan truyền cho nhiều người. Trọng tâm đặt vào trau dồi tâm tính qua học đạo lý Chân Thiện Nhẫn, gọi là tu tâm tính.
Là một phương pháp tu luyện được Sư Phụ Lý Hồng Chí giới thiệu ra công chúng vào năm 1992, sau đó Sư phụ giảng Pháp trong hai năm. Từ đó Pháp Luân Đại Pháp tiếp tục phát triển rộng chủ yếu thông qua truyền miệng. Học viên, thể hiện sự tôn trọng theo truyền thống Trung Quốc, thường gọi ông là Sư phụ.
2. Vì sao Pháp luân công chữa được bệnh?
Được biết, một số học viên đã từng bị những bệnh khó hoặc không chữa được, hoặc các trường hợp mà không thể chẩn đoán được bằng kỹ thuật y tế hiện đại. Một số bệnh nhân cũng đã được bệnh viện thông báo là bị bệnh nan y chờ chết. Tuy nhiên, thông qua việc tập Pháp Luân Công, nhiều người trong số họ đã hồi phục một cách thần kỳ.
Có những nghiên cứu chỉ ra rằng, chúng ta làm việc không hề gây ra stress hay căng thẳng nào cả, mà chính nỗi lo trong từng việc mình làm mới khiến bản thân trở nên kiệt sức sau một ngày làm việc. Vì thế, chỉ cần giải tỏa nỗi lo là chúng ta đã không còn phải nghĩ tới bệnh tật.
Thậm chí, khi bạn biết cách thực hành Thiền còn có thể vượt qua nỗi đau thậm chí là đau đớn tới tột cùng. Khi tâm bình an, đón nhận niềm vui ngay hiện tại, trong lòng bạn ngập tràn sự yên vui, thì đi đến đâu cũng đều là hoan hỷ tự tại, khi trong tâm tràn đầy trí huệ thì một cành hoa, cọng cỏ cũng khiến bạn thấy được chân lý.
3. Pháp luân công có liên quan gì đến Phật giáo
Phật giáo không can ngăn bất cứ ai có nên theo giáo phái nào hay không nhưng trước khi tham gia hãy nhớ rằng việc từ bỏ hết công việc gia đình, xã hội để tham gia vào các hoạt động phát chính niệm, tuyên truyền, quảng bá và lôi kéo tín đồ các tôn giáo khác một cách mất kiểm soát là việc không nên làm.
Hơn nữa, không nên chê bai, xem thường các tôn giáo khác để nâng cao vị thế của mình. Ai cũng có quyền tự do tín ngưỡng nhưng việc bỏ bê gia đình chỉ là cách trốn tránh trách nhiệm, không đấng Tối cao nào ủng hộ việc này. Không “tu thân” sao có thể “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”? Vì thế, thân mình chưa an thì sao có thể “cứu độ chúng sinh”?
Kathy