Phật dạy về TỔN THẤT lớn nhất của đời người: Hai điều cuối đáng lưu ý nhưng chẳng mấy ai quan tâm

Phật dạy về TỔN THẤT lớn nhất của đời người: Hai điều cuối đáng lưu ý nhưng chẳng mấy ai quan tâm
By Tâm Linh
Th3 22

Phật dạy về TỔN THẤT lớn nhất của đời người: Hai điều cuối đáng lưu ý nhưng chẳng mấy ai quan tâm

(Lichngaytot.com) Chúng ta sợ mất quá nhiều thứ nhưng Đức Phật dạy về tổn thất lớn nhất của đời người đáng lưu tâm nhất, cho ta những chỉ dẫn cực kỳ quan trọng trong cuộc sống này.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);
Mục lục (Ẩn/Hiện)
  • 1. Phật dạy về tổn thất lớn nhất của đời người
  • 2. Bàn về 3 tổn thất chung của mọi người
  • 2. Bàn về 2 tổn thất cuối nhưng quan trọng nhất 

1. Phật dạy về tổn thất lớn nhất của đời người

Có một thời Thế Tôn trú ở Vesàli, tại Đại Lâm đã dạy các Tỳ kheo rằng:

Này các tỳ kheo, có năm điều tổn thất này. Thế nào là năm? Đó chính là tổn thất bà con, tổn thất tài sản, tổn thất vì bệnh tật, tổn thất giới và tổn thất tri kiến.

Này các Tỳ Kheo, không do nhân tổn thất bà con, không do nhân tổn thất tài sản và không do nhân tổn thất vì bệnh tật mà các loài hữu hình sau khi mạng chung sinh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Này các Tỳ kheo, chính do nhân tổn thất giới, tổn thất tri kiến mà các loài hữu tình sau khi mạng chung sinh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ và địa ngục. Này các Tỳ kheo có năm tổn thất này. 

Theo đó, có 5 tổn thất lớn nhất mà Đức Thế Tôn nhắc tới đó là:

  • Tổn thất bà con,
  • Tổn thất tài sản,
  • Tổn thất bệnh tật,
  • Tổn thất giới,
  • Tổn thất tri kiến.
Đặc biệt trong số đó 3 tổn thất đầu tiên bao gồm tổn thất bà con, tài sản, bệnh tật không gây ảnh hưởng tới việc bản thân ta có sinh vào cõi dữ hay không. Tuy nhiên, 2 tổn thất sau là tổn thất giới, tri kiến sẽ là nguyên nhân khiến chúng sinh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ và địa ngục.

Điều đó có nghĩa là 2 tổn thất đáng lưu tâm nhất cuộc đời là giớitri kiến.

Phat day ve ton that lon nhat cua doi nguoi
 

2. Bàn về 3 tổn thất chung của mọi người

Trên thực tế, tổn thất hay mất mát chính là nguyên nhân của những đau khổ mà chúng ta phải trải qua trong đời. Tất cả đều tuân theo sự vô thường của cuộc sống, mọi thứ cứ đến rồi đi nhưng ta bị dính mắc vào đó nên buồn khổ.

Xem thêm  Giải thích thiện ác hữu báo theo góc nhìn Khoa học: Muốn sống thọ nhất định phải tâm an!

Mất mát là điều mà chẳng ai mong muốn nhưng đó là sự thật. Ta chẳng thể mãi giữ mọi thứ bên mình, có những thứ ta đang có hôm nay thì chúng vẫn sẽ có thể rời bỏ chúng ta bất cứ lúc nào.

 

2.1 Mất người thân

Những người chúng ta yêu thương luôn gắn bó thì vẫn có thể một ngày nào đó phải chia lìa. Lúc đó ta cảm nhận được nỗi đau như cắt da, cắt thịt, đó là lý do nhiều người không thể vượt qua được tổn thất lớn lao này.

Những người thân mất đi sẽ là tổn thất lớn không thể nào bù đắp nổi và người chết đi sẽ không bao giờ sống lại và chúng ta mất các điểm tựa quan trọng trong đời.

Mất chồng/vợ, con cái, bố mẹ, anh chị em,… là những mất mát khiến chúng ta đau đớn nhất đời người. Thế nên Đức Phật đã chỉ ra đây là một trong những tổn thất lớn nhất của chúng ta là điều dễ hiểu.
 

2.2 Mất tiền bạc

Tiền bạc gắn liền với cuộc sống của chúng ta nên khi mất tiền chẳng ai chẳng tiếc. Mất càng nhiều tiền họ càng đau đớn.

Thế nên không ít người tìm cách giữ của bằng mọi cách khác nhau mà họ cho rằng an toàn như gửi vào ngân hàng, mua vàng để giữ,… tuy nhiên trên thực tế không có cách nào là hoàn toàn đảm bảo cả.
 

2.3 Mất sức khỏe

Sống trên cuộc đời này ai cũng ca ngợi sức khỏe vì không có nó chúng ta chẳng thể làm được gì, chẳng thể giúp đỡ ai, cũng chẳng thể theo đuổi đam mê.

Thử quan sát những người bệnh tật xung quanh chúng ta, họ phải trả những chi phí khổng lồ cho giường bệnh mới thấy sức khỏe đáng giá tới mức nào. Thế nên bệnh tật, hoạn nạn đã cướp đi sức khỏe và thân thể cũng là một tổn thất lớn.

Tuy nhiên, 3 tổn thất trên đây dù lớn nhưng chỉ ảnh hưởng đến trong đời này mà thôi.

 

2. Bàn về 2 tổn thất cuối nhưng quan trọng nhất 

 
Hầu hết chúng ta không đủ tầm nhìn xa để quan tâm tới kiếp sau nhưng trong những lời dạy của Đức Phật luôn nhắc nhở ta cần lưu ý luật Nhân Quả để thận trọng ngay từ hành động từ hiện tại vì chúng không chỉ ảnh hưởng tới tương lai mà cả muôn kiếp về sau.

Xem thêm  Phật dạy: 4 điều này cực HẠI cho vận mệnh của mình, đừng tái phạm nữa!

Đức Phật cho chúng ta cái nhìn về kiếp sau không phải để làm ta sợ hãi hay để “dọa” mà là để nhắc nhở chúng ta sửa ngay những gì mình đang làm ở hiện tại.

Đức Phật nhấn mạnh về 2 tổn thất lớn nhất của đời người đó là giới và tri kiến vì không có được hai điều đó ngay trong kiếp này thì việc chúng ta khi qua đời bị đọa sang các cõi dữ là điều không thể tránh khỏi.

Và theo đó, khi chúng ta đánh mất nhân cách đạo đức và không nhận thức đúng đắn chính là tổn thất lớn nhất. Và sự suy thoái đạo đức cùng những quan niệm sống lệch lạc, tà kiến là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sa đọa, tạo ra sự khổ đau cho mình và người cả hiện tại và tương lai. 
 

2.1 Tổn thất về giới

Một trong những tổn thất lớn nhất của đời người là không giữ giới nên khi chết đi tái sinh vào các đường ác. Chúng ta may mắn sống trong kiếp người nên vẫn có những ngày vui, ngày khổ, trong khi nếu chúng ta rơi vào đường ác thì ngày nào cũng là đau khổ, không biết khi nào mới thoát ra được.

Ngũ giới là năm điều ngăn cấm mà Phật đã chia sẻ cho giới Tỳ kheo để ngăn những tưởng niệm ác, nói năng chẳng lành, hành động bất chính. Năm giới này bao gồm:

  • Không sát sinh 
  • Không trộm cướp
  • Không tà dâm
  • Không nói dối
  • Không say sưa, nghiện ngập
Để giữ 5 giới trên tuy là việc không dễ dàng gì và đó cũng là lý do hầu hết chúng ta thường khó lấy lại thân người sau khi qua đời. Thế nhưng ngũ giới cũng là chỉ dẫn, hành trang quan trọng mà Đức Phật để lại cho chúng ta để theo đó biết nên làm gì, học cách điều chỉnh dần suy nghĩ, lời nói, hành động của mình mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm, mỗi kiếp,.. của mình.

2.2 Tổn thất về tri kiến

Một trong những tổn thất lớn nhất ảnh hưởng tới ta trong nhiều kiếp mà Đức Phật nhắc tới đó là khi suốt cuộc đời cho tới lúc mất đi, người ta không được tiếp cận tri kiến hay nói cách khác là Chánh kiến – được xem là quan trọng đặc biệt trong Bát chánh đạo vì nó là khởi nguồn để chúng ta có được Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.

Xem thêm  Bhutan - Đất nước Phật giáo khiến bạn quên cả lối về

Người có được Chánh kiến sẽ biết rằng hưởng lạc, tìm vui, tham đắm trong các lợi ích cá nhân sẽ chẳng mang lại chút giá trị nào. Trong khi đó, khi ta biết cách cư xử hào phóng, rộng lượng, bỏ đi tham ái, chấp trước,… thì cuộc sống an vui, bản thân không vướng bận bất kỳ hoàn cảnh nào. Thậm chí cái khổ đến biết rằng mình khổ nhưng vẫn tìm được thấy an vui và hạnh phúc.
  

arfAsync.push(“knye9xke”);window.googletag=window.googletag||{cmd:[]};googletag.cmd.push(function(){googletag.defineSlot(‘/57976558/Ureka_Supply_lichngaytot.com_Outstream_1x1_060521′,[1,1],’div-gpt-ad-1676366752775-0’).addService(googletag.pubads());googletag.pubads().collapseEmptyDivs();googletag.enableServices();});

googletag.cmd.push(function(){googletag.display(‘div-gpt-ad-1676366752775-0’);});
Thực tế là xã hội hiện nay quá đề cao giá trị đồng tiền nên nhiều người chọn những việc làm bất chính để thỏa mãn sở thích, lòng tham của mình. Chính những biểu hiện tiêu cực này sẽ luôn đi kèm với nhận thức không đúng đắn, quan niệm sống lầm lạc như thực dụng, thụ hưởng, tuyệt đối hóa mạnh của đồng tiền, bất chấp luật nhân quả, tội phước,…

Họ đâu biết rằng cuộc sống hiện tại của họ có thể sung sướng như thế nhưng những quan điểm sai lầm dẫn dắt họ tới những hành động ác và là tác nhân của đọa lạc vào ác thú, cõi dữ và địa ngục.

Thế nên việc giữ 5 giới làm hành trang và trang bị cho mình Chánh kiến để có thể thấy biết đúng chân lý và tin sâu nhân quả tội phước, làm lành tránh dữ, yêu thương mọi người… mới là điều ta đáng tập trung nhất cuộc đời này.

Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục:

Phật dạy cách kiềm chế cơn giận: Chỉ cần nhẩm 3 câu này để giữ tâm bình tĩnh, tiêu trừ rất nhiều ÁC NGHIỆP
Lời Phật dạy: 7 tài sản vừa quý vừa bền hơn cả của cải, châu báu mà bạn đang nắm giữ
Lời Phật dạy: Trên đời có 4 thứ này khó trường tồn, ôm lấy chúng là rước họa vào thân!

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!