Phật giáo chỉ ra 7 nỗi khổ lớn của đời người, không chừa một ai

Phật giáo chỉ ra 7 nỗi khổ lớn của đời người, không chừa một ai
By Tâm Linh
Th1 17

Phật giáo chỉ ra 7 nỗi khổ lớn của đời người, không chừa một ai

(Lichngaytot.com) Đời là bể khổ, con người tồn tại trên đời không thể tránh khỏi những nỗi khổ. Theo Phật giáo, đã ở trong kiếp nhân sinh, nhất định phải trải qua 7 nỗi khổ lớn của đời người.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);
Phat giao chi ra 7 noi kho lon cua doi nguoi, khong chua mot ai
 

1. Đệ nhất khổ: sinh

Đứng đầu trong những nỗi khổ lớn của đời người là sinh – sống trên đời đã là một nỗi đau khổ rồi. Bởi từ đây chúng sinh trải qua trăm cay ngàn đắng, đã sống thì không mong chỉ có ngày nắng đẹp, nhất định phải chống chịu bão giông, chân lý này hiển nhiên, không thể thay đổi.

2. Đệ nhị khổ: lão

Năm tháng trôi qua, từng chút tinh lực, từng chút sức khỏe, từng chút kí ức sẽ mài mòn, con người sẽ dần già đi, nỗi sợ hãi cũng từ từ rõ ràng hơn. Sự hoảng sợ khi đối mặt với lão bản chất là loại “trơ mắt đứng nhìn” bởi không có cách nào khác, không tránh được, không né được.
Con người đơn thuần, sẽ già đi theo năm tháng, thái độ đối với việc này tương đối bình thản bởi sinh hoạt thay đổi rất chậm rãi, chẳng có biến hoá lớn lao, vừa là cái mất nhưng cũng là cái được. Càng nhiều tuổi càng nhiều kinh nghiệm, càng có thêm bình tĩnh do thấu hiểu lẽ đời.
Khi còn trẻ hăng hái bao nhiêu thì càng sợ tuổi già bấy nhiêu. Lúc tinh lực cạn kiệt, không cam lòng đến mấy cũng chỉ có thể lẳng lặng thưởng thức những kí ức tươi vui nhất, sôi nổi nhất, cũng giống như một loại khổ ải, gặm nhấm linh hồn. Đồng thời tuổi già sẽ mang những người thân, người yêu, người bạn của mình lần lượt rời khỏi thế giới này, mùi vị đó mới chính là nỗi đau lớn lao nhất. 
 

3. Đệ tam khổ: bệnh

noi kho lon cua cuoc doi
 
Bệnh tới như núi đổ, cảm giác giống như đột nhiên bị đánh bại, một cơn bệnh qua bao nhiêu tinh lực đều cạn kiệt, có thể lĩnh hội được thế nào là lằn ranh, là giới hạn của cuộc đời. Ngày hôm qua còn tràn trề sinh lực mà hôm nay đã trói gà không chặt. Nếu bệnh không nguy hiểm tới tính mạng thì quá trình bệnh lui cũng đủ làm người ta lao đao mệt nhọc.
Người mang bệnh chẳng làm được việc gì, chỉ nằm một chỗ, hết ăn lại ngủ mà ai có thể ngủ suốt ngày. Không thể làm gì khác ngoài việc hưởng thụ ốm đau một cách bất đắc dĩ. Muốn làm việc cũng không làm được, muốn vui chơi cũng không có hơi sức.
arfAsync.push(“knye9xke”);
Ngoại trừ thân thể, bệnh tật còn dằn vặt tinh thần con người một cách vất vả. Có câu: bệnh lâu trước giường không có người con có hiếu. Phật giáo nhắc nhở rằng trong trăm cái thiện hiếu thảo là việc thiện hàng đầu nhưng đứng trước bệnh tật, chữ hiếu cũng phải lùi bước, huống chi tình cảm thông thường.
Người bệnh ốm o, mỏi mệt, lúc nào cũng cáu gắt, lúc nào cũng phải chăm sóc phục vụ, người bệnh lâu thì dần dần thành quen thuộc, sinh cảm giác lãnh đạm, cuối cùng mấy người có thể kiên trì mà quan tâm chăm hay phần lớn đều là bỏ mặc người bệnh một chỗ. Trước giường bệnh quạnh quẽ chẳng phải cũng là một nỗi khổ hay sao.
Bệnh cấp tính thử thách thân thể, bệnh dai dẳng thử thách tinh thần, ốm vặt thử thách tính nhẫn nại. Bệnh tật dù lớn hay nhỏ cũng là một loại dày vò, là một nỗi khổ phải tự mình gánh vác. Khổ nhất là bệnh tới không báo trước, bệnh tật chẳng chừa một ai, coi như ai số khổ mệnh khổ thì phải chấp nhận mà thôi.

4. Đệ tứ khổ: tử

Một trong 7 nỗi khổ lớn của cuộc đời là cái chết. Vòng tuần hoàn nhân gian, có sinh có tử, mà sinh thì có hạn nhưng tử lại bất kì, chẳng bao giờ báo trước. Cái chết đáng sợ không phải ở quá trình bởi nó quá ngắn ngủi, người ta chưa kịp cảm nhận được thì đã kết thúc rồi mà ở chỗ không thể kháng cự.
Mỗi người nhận thức về vận mệnh của mình có có một điểm: nhất định sẽ chết. Đại đa số đều không thích nhưng lại không thể trốn tránh, tự nhiên tạo thành nỗi hoảng sợ, nơm nớp trong lòng. Chết cực khổ giống như biết trên núi có hổ mà vẫn phải lao vào. 
Người không sợ cái chết thì tính chất khổ cũng tiêu tan, thậm chí còn hưởng thụ cuộc sống tốt hơn, thong dong thoải mái, trời kêu ai người nấy dạ. Như vậy là biến khổ cực thành niềm vui, chỉ mong sao cái chết đến nhẹ nhàng, không đau đớn là mãn nguyện lắm rồi.

Xem thêm  An cư kiết hạ là gì, mang ý nghĩa tốt đẹp tới mức nào mà được người người ca ngợi?

 

5. Đệ ngũ khổ: oán tắng hội khổ

Người mình ghét cay ghét đắng lại ở cùng một chỗ, ngầng đầu thấy cúi đầu cũng thấy, muốn không để ý tới họ cũng không được, chẳng phải là quá khổ hay sao. Đáng ghét, phiền chán tới mức trong lòng không thể yên ổn. 
Đối với cha mẹ có thể tuỳ hứng, không đến nỗi oán trách, oán trách cũng có thể không cần ở chung song cả đời không dứt bỏ được, dẫu thế nào vẫn là người thân, mối ràng buộc này là một loại khổ. Đối với người yêu, không sợ oán trách bởi oán thì chia tay là xong, chỉ sợ ở gần mà lãnh đạm. 
Nửa đêm tỉnh giấc, người bên gối nhìn xa lạ già nua, không chút thân tình, sống với nhau chẳng chút ý nghĩa, chỉ có nghi ngờ thì oán trách sẽ như hạt giống gieo xuống đất, càng ngày càng phát triển nhanh, mọc thành cây, chẳng mấy chốc thành rừng. 
Đối với đồng nghiệp bạn học mà oán trách thì là bệnh nặng, nhất định phải lưu ý. Oán trách trong các mối quan hệ xã giao giống như khối u ác tính. Trong 7 nỗi khổ lớn của đời người, có hai nỗi khổ có thể chủ động buông tha, chỉ cần Tu tâm theo lời Phật dạy để tạo nghiệp lành, từ bỏ hận thù thì tự dưng chẳng oán chẳng trách, một trong số đó chính là oán tắng hội khổ với đồng nghiệp. 

6. Đệ lục khổ: yêu biệt ly khổ

 

Yêu mà phải biệt ly là nỗi khổ của sự chấp nhất. Nhân sinh vốn là ở cùng thì ít mà xa cách thì nhiều, nếu có thể hiểu thấu điểm ấy thì nỗi khổ này đã chẳng tồn tại. Nhưng muốn làm mà làm không được, không phải người có trí tuệ lớn thì không làm nổi.
Vì lẽ đó mà Đức Phật có căn dặn, nguồn cơn của 7 nỗi khổ chính là không biết Phật hiệu, không tu dưỡng theo Phật. Phật giáo chủ trương giác ngộ, giải thoát, người đời cho rằng như thế thật vô vị nên mới rước nỗi khổ vào mình. Người thân ấm áp gần gũi, người yêu thắm thiết ngọt ngào, bạn bè thân thiết thuần hậu rồi cũng có ngày chia xa, mấy người có thể mãi đắm chìm trong niềm vui thích ấy.
Đợi đến khi hoa lạc mây trôi, đông qua xuân tới mới kinh ngạc phát hiện ra những chuyện đã qua chính là khoảng thời gian tốt đẹp nhất, đáng quý nhất, là giấc mộng nhân sinh tuyệt nhất của đời người. Chung quy lại những thứ này mang tới niềm vui mà cũng là nguồn cơn của đau đớn, khổ sở, của nước mắt và những nhớ nhung hồi tưởng.

7. Đệ thất khổ: cầu bất đắc khổ

Phật dạy về chữ tham, lòng tham và nỗi khổ vì tham để thấy chúng ta có nguyện ước; thiên hạ nhốn nháo đều không có được, thế là thành phiền não. Kỳ thực nếu là chuyện vặt vãnh thì chậm một chút cũng chẳng sao, nhiều lắm là tức giận rồi bỏ qua, không coi là khổ.
Trên đời sợ nhất là hai loại cầu bất đắc khổ: được rồi lại mất đi và mong muốn mà không thể thành. Tàn khốc nhất của nỗi khổ này là tước đoạt quyền lợi của con người, muốn sống không được muốn chết không xong, lúc nào cũng bị giày vò, lúc nào cũng trăn trở khôn nguôi. 
Lòng tham thì vô đáy mà thực tế lại phũ phàng, người mấy ai dám vỗ ngực tự hào cầu gì được nấy. Vì thế nỗi khổ này có tự trong tâm, tâm tham thì khổ, tâm không tham thì hết khổ. Có cầu ắt có khổ, không cầu tự nhiên khổ không tìm đến.
 
Phật chỉ ra 7 nỗi khổ lớn của con người là lời cảnh tỉnh, nhắc nhở mỗi chúng ta phải đối mặt với hiện thực cuộc sống, sẵn sàng cho những điều không như ý. Và trên hết, tự mình tu dưỡng, giác ngộ, loại bỏ tâm phiền, loại bỏ đau khổ, bước tới cảnh giới cao hơn của sự tồn tại.
Không vì khổ mà nhu nhược, không vì khổ mà oán hơn. Mỗi nỗi khổ ta trải qua trong đời sẽ là một bài học, một trải nghiệm đáng quý để thấu hiểu hơn lẽ nhân sinh. Một kiếp người không khổ thì không trọn vẹn, không khổ thì không trưởng thành. Vững vàng tiến lên hay nhút nhát lui xuống thì nỗi khổ cũng sẽ ập đến, vậy bạn chọn cách nào?

Nhân duyên trái ngược – trả nợ đời sao mà tránh nổi
Lời Phật dạy về chữ tâm – có tâm ắt hưởng phúc lành
Lý do bạn mãi là người tầm thường


Tâm Lan

Xem thêm  10 điều học Phật thành tâm, sống quên tuổi già

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá XinhDũng Cá Xinh
Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!