1. Dạy con sống đạo đức
Việc trước hết vẫn là phải lo cho con có đức. Sự nghiệp của cải không đảm bảo đời sống của chúng sau này, chỉ có tài đức mới thật là một bảo đảm hữu hiệu. Do đó, cha mẹ phải lấy đức hạnh để lại cho con vì đó mới là món quà quý giá nhất.
Từ tấm bé, các bậc phụ huynh hãy để ý đến khả năng, đạo đức của con, cha mẹ phải tập tành cho con thuần thục. Thấy con làm việc bất thiện cần can ngăn và răn dạy.
Thấy người bệnh tật, nghèo đói, dạy chúng thương xót cứu giúp. Kể cho chúng nghe những gương đức hạnh, hiếu thảo, tiết nghĩa. Dạy chúng biết chọn bạn tốt chơi, bạn xấu lánh xa.
Cách Đức Phật dạy con mình qua câu chuyện kể về La Hầu La được đức Phật giáo huấn về lòng chính trực lúc cậu bé mới 8 tuổi, cho thấy Ngài rất nghiêm khắc, không hề dung túng cho bất cứ sai phạm nào của con.
Với trẻ, nếu không chỉnh sửa sớm chúng sẽ tưởng rằng những gì mình đang làm là tốt, là hay nên tiếp tục làm theo. Vì thế, nếu không có sự hướng dẫn, chỉ bảo kịp thời của người lớn thì trẻ rất dễ lạc hướng.
Cũng như cây bonsai vậy, nếu để cành lá mọc bất quy tắc thì chúng chẳng đáng giá gì cho đến khi có bàn tay chăm chút, tỉa cành, lá tỉ mỉ theo một khuôn khổ nhất định để nâng giá trị nó lên.
Câu chuyện còn nhắc nhở chúng ta rằng những lời la mắng giận dữ với con cái thực ra chỉ có sức mạnh mà không có nội lực. Đức Phật đã rất bình tĩnh, chọn thời điểm đúng lúc để dạy con mà không trừng phạt hay nổi giận với con.
2. Dạy con tránh xa việc có hại cho người khác
Đặt nền tảng của đạo đức dựa trên Có ích – Có hại cho người, cho mình giúp giải thoát đời sống đạo đức của ta khỏi những khái niệm trừu tượng mà trẻ con không hiểu được.
3. Cha mẹ hãy là một tấm gương tốt cho con
Theo Đức Phật, dù cha mẹ có dùng những lời hay ý đẹp thế nào để dạy con mà bản thân mình lại không làm gương thì cũng không có tác dụng gì.
4. Cha mẹ hãy để con tự lập
Vì thế, nếu ta không hướng dẫn con cách tự lập từ sớm thì cuộc sống của chúng sẽ cực kỳ vô định khi bố mẹ buông tay, không thể ở bên để chăm sóc, che chở, bảo vệ chúng.
5. Cha mẹ hiểu đúng vai trò của mình
Trước hết, ta cần biết rằng có con nghĩa là ta hi sinh thú vui của bản thân khi cần thiết, từ bỏ sự thoải mái thời son rỗi để dành nhiều thời gian hơn cho con, để có một cuộc sống mới vui tươi và phù hợp hơn.
Đức Phật nói, trái tim con người cũng giống như một khu vườn. Nó có thể gieo trồng hạt giống của lòng trắc ẩn, nỗi sợ hãi, sự oán giận hoặc tình yêu. Bạn trồng hạt giống gì thì sẽ ra thứ đó.
6. Cảm thông cho cách nghĩ của con
Con lớn lên, cha mẹ đừng bao giờ lấy quyền cha mẹ bắt con phải làm thế này, thế nọ. Phải hiểu tư tưởng tâm lý chúng, tùy theo đó hướng dẫn chúng. Sức mạnh của sự quán chiếu và lòng từ bi sẽ không có được nếu đứa trẻ chỉ biết vâng theo lời của người lớn. Những giá trị này chỉ có thể có được qua gương của người khác, nhất là của cha mẹ đứa trẻ.
Những gì cha mẹ hiểu và biết thường chỉ theo cái tuổi và nếp sống xưa cũ của mình, họ cũng không chịu tìm hiểu hoàn cảnh xã hội của con hiện tại theo lứa tuổi của chúng. Cha mẹ phải khéo quan sát tinh tường hoàn cảnh tư tưởng của con mà giáo dục chúng. Có như thế con mới lắng nghe lời của bạn nói.