Phật là gì? Bồ tát là gì? Những vị Phật và Bồ tát nào nhiều người biết đến nhất?

Phật là gì? Bồ tát là gì? Những vị Phật và Bồ tát nào nhiều người biết đến nhất?
By Tâm Linh
Th1 08

Phật là gì? Bồ tát là gì? Những vị Phật và Bồ tát nào nhiều người biết đến nhất?

(Tamlinhthanbi.com) Những vị Phật và Bồ tát thường gặp sau đây được cho là gần gũi với cuộc sống của chúng ta nhất, được nhiều người biết tới qua tình yêu thương vô hạn của họ với chúng sinh.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);!!!
Mục lục (Ẩn/Hiện)
  • 1. Phật là ai?
  • 2. Phật Đà là gì?  
  • 3. Bồ tát là gì?
  • 4. Mười phương chư phật là gì?
  • 5. Có bao nhiêu vị Phật, Bồ tát?
  • 6. Những vị Phật và Bồ tát thường gặp

 

1. Phật là ai?

 
Nhung vi Phat va Bo tat thuong gap - Phat la gi
 
Phật là một danh từ dùng để mô tả trạng thái của tâm con người sau khi tự mình trải qua hoàn cảnh, đã tự đúc kết được những kinh nghiệm trân quý, bài học sâu sắc, đã tìm cách sửa đổi, vượt qua được cái tâm vướng mắc, để đạt được tâm an lạc, hạnh phúc, viên mãn.

Đặc điểm nổi bật nhất của Phật đó là sự giác ngộ. Điều này không phải là chỉ sự hiểu biết về một lĩnh vực nào đó, nếu chỉ xuất sắc hay thông thái cũng chỉ dừng lại ở thế trí biện thông. Trong khi đó giác ngộ là sự thấu hiểu rõ ràng, thông suốt về muôn sự, muôn vật có trên thế giới này. 
 
Theo đó, Phật có nghĩa là giác ngộ, là tình trạng giải thoát trong tâm để từ đó mãi sống đời viên mãn, bình an, hạnh phúc. Và bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể đạt tới điều đó không liên quan đến tướng mạo, nghề nghiệp, địa vị, hèn sang…

Trong kinh văn Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã nhấn mạnh: “Nếu thấy rõ pháp ấy thì phàm phu không biết một chữ cũng có thể là Phật”. Thế nên khi Thái tử Tất Đạt Đa giác ngộ thì mọi người đã gọi Ngài là Phật.

Một trong những hiểu lầm về Đạo Phật khá phổ biến đó là người ta tin rằng, Phật là người có mọi khả năng kỳ diệu, có phép thuật để cứu rỗi chúng sinh. 

Chúng ta cần hiểu rằng Phật xuất phát là từ chữ Phạn बुद्धा, đọc là Buddhā, dịch nghĩa là “Giác ngộ”. Ban đầu, người Việt tiếp thu Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ, nghe họ phát âm là “Buddha”, phiên âm trực tiếp ra là “Bụt” (đọc Nôm chữ 孛 ). Thế nên trong truyện cổ tích chúng ta hay nghe tới “ông Bụt” như là người cứu giúp ta khỏi khổ đau.

Nhưng về sau khi Phật giáo du nhập từ Trung Quốc sang, trong tiếng Hán, từ Buddha được phiên âm là Phật đà rồi sau đó rút gọn thành Phật. Ảnh hưởng từ Phật giáo Trung Quốc mà chúng ta biết đến từ Phật và thay thế dần từ Bụt. 

!!!
 

2. Phật Đà là gì?
 

Đức Phật hay còn gọi là Phật Đà, ngắn gọn hơn là Phật vốn là Thái tử Tất Đạt Đa, sinh tại thế giới này cách đây 2589 năm ở thành Ca Tỳ La Vệ, Ấn Độ.

Ngài là người đầu tiên đạt được trạng thái giác ngộ giải thoát của tâm. Khi Ngài giác ngộ, thành đạo có danh hiệu là Thích Ca Mâu Ni – người trí giả thầm lặng của dòng họ Thích Ca. Sau đó, Ngài đã truyền dạy lại phương pháp đó cho mọi người với mong muốn ai cũng có thể thành Phật như mình.

 
Vì vậy, khi nói Phật hay Đức Phật, chúng ta thường ngầm hiểu đó là Đức Thích Ca Mâu Ni, là người sáng lập ra Đạo Phật.

 

3. Bồ tát là gì?

 
Bồ tát có tên đầy đủ là Bồ đề tát đỏa. Bồ đề có nghĩa là giác, tát đỏa là hữu tình, Bồ tát nghĩa là giác hữu tình và hữu tình là sinh vật có tính tình và tình ái, cũng được gọi là động vật.
 
Trước khi muốn thành Phật, chúng sinh phải trải qua một quá trình làm Bồ tát và muốn làm Bồ tát thì trước hết phải có tâm nguyện lớn. Tất cả chúng sinh từ khi mới phát tâm cho đến khi thành Phật đều được gọi là Bồ Tát, vì vậy mà có phân biệt Bồ tát phàm phu và Bồ tát hiền thánh.

Trong kinh Phật khi nói đến các Bồ tát thì thường là các vị Bồ tát hiền thánh.

Theo đó, Bồ tát là loài hữu tình có giác ngộ, giác ngộ về nỗi khổ của tất cả chúng sinh, Ngài được cho là có phẩm chất tương đương với các vị Phật về trí tuệ, từ bi và quyền năng.

Xem thêm  Lời Phật dạy về chấp niệm: Chỉ khi vứt bỏ điều này, đời người mới được thanh thản tự do

Lòng bi mẫn thúc đẩy họ giúp đỡ những người khác, sự thông thái cho họ biết cách làm thế nào để đạt hiểu quả cao nhất và quyền năng tích lũy cho phép họ hành động theo những cách kỳ diệu.
 

4. Mười phương chư phật là gì?

 
Mười phương chư Phật hay còn gọi là thập phương chư Phật gồm có Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc, trên trời, dưới đất (hay trung ương). 
 
Tuy nhiên, có quan niệm cho rằng mười phương chỉ mang tính đại diện, hàm ý là Phật ở mọi nơi. Theo đó, mười phương Phật hay thập phương chư Phật tức nơi nào cũng có Phật ngự trị,  Phật ở khắp mọi nơi trong càn khôn vũ trụ.

Theo lời Phật dạy thì từ thời xa xưa đã có rất nhiều vị Phật ra đời, và trong tương lai cũng sẽ có các vị Phật khác xuất hiện. Ngay lúc này, tại các thế giới khác trong 10 phương, cũng đang có nhiều Phật tồn tại.

Như vậy, từ trong quá khứ cho tới hiện tại và tương lai, có vô lượng vô số Phật. Hơn nữa, Phật giáo còn cho rằng, tất cả chúng sinh, tất cả các loài hữu tình, dù hiện nay có tin hay không tin Phật, đều có khả năng thành Phật trong tương lai.

 
arfAsync.push(“knye9xke”);

5. Có bao nhiêu vị Phật, Bồ tát?

 
Co bao nhieu vi Phat va Bo tat
 

5.1 Bao nhiêu vị Phật, Bồ tát?

Trong văn hóa Phật giáo, sự tích về các vị Phật cũng được ghi chép lại rất nhiều và đa dạng, không có thông tính chính xác bao nhiêu vị Phật và Bồ tát.
 
Kinh Đại bổn trong Trường bộ kinh – tương ứng với kinh Đại bản duyên trong Trường a-hàm, đã ghi chép những danh vị Phật đầu tiên gồm có 3 vị Phật của trang nghiêm kiếp, 3 vị Phật của hiền kiếp và thêm Phật Thích Ca Mâu Ni được xem là 7 vị Phật quá khứ. 

3 vị Phật của trang nghiêm kiếp:

  • Phật Tỳ Bà Thi 
  • Phật Thi Khí
  • Phật Tỳ Xá Phù 
3 vị Phật của hiền kiếp: 
  • Phật Câu Lưu Tôn
  • Phật Câu Na Hàm Mâu Ni
  • Phật Ca Diếp  
Tuy nhiên, Đức Thích Ca thuyết giảng rằng từ lúc hình thành vũ trụ đã có hàng nghìn vị Phật chuyên thuyết giảng về Phật giáo. Thế nên có thể nói không thể đếm xuể có bao nhiêu vị Phật và Bồ tát.

5.2 Vị Phật nào đứng đầu?

Câu trả lời là không có vị Phật nào đứng đầu vì không có vị nào hơn vị nào. Vì suy cho cùng đã thành Phật nghĩa là đã giác ngộ.

Các vị Phật sở hữu những khả năng phi thường mà người bình thường không thể có được. Ngài biết tường tận những gì chúng sinh đang nghĩ và những việc mà chúng sinh làm, kể cả tốt và xấu.

Các vị Phật đều đáng được tôn kính như nhau cho dù vị Phật mà hầu hết mọi người biết đến nhiều nhất hiện nay đó là ngài Thích Ca Mâu Ni – giáo chủ của đạo Phật.

!!!
 

6. Những vị Phật và Bồ tát thường gặp

6.1 Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

 
Duc Phat thich ca mau ni
 
Thích Ca Mâu Ni nghĩa là người hay phát khởi lòng nhân từ mà tâm hồn luôn luôn an tĩnh, vắng lặng.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật. Ngài được xác nhận là có thật trong lịch sử. Ngài sinh vào khoảng năm 624 TCN, chính là Thái Tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm của vương quốc Thích Ca, thuộc Ấn Độ ngày nay.

Hình tướng thường thấy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đó là Ngài ngự trên đài sen với tư thế ngồi kiết già, hoặc ngồi kiết già với tay phải cầm hoa sen đưa lên. 

 

6.2 Đức Phật A Di Đà

 
A Di Đà còn gọi là Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang và Vô Lượng Công Đức. Nghĩa là tuổi thọ, hào quang và công đức của Ngài không thể lường được.

Hình tướng thường thấy của Phật A Di Đà đó là Ngài đứng trên tòa sen, tay trái cầm đài sen, tay phải duỗi xuống để tiếp dẫn chúng sanh. Các chùa hay thờ tượng Ngài đứng giữa, bên phải là Bồ tát Quán Thế Âm, bên trái Ngài là Bồ tát Đại Thế Chí. Đây gọi là Tây Phương Tam Thánh.

Phân biệt Phật Thích Ca và Phật A Di Đà để thấy rằng một vị có thật trong lịch sử và một vị xuất hiện trong kinh Phật giáo. 

!!!
 

6.3 Đức Phật Di lặc

 
Di Lặc hay còn được gọi là Di Lạc, Phật cười, Phật bụng bự, Phật Mập… những cái tên đều gợi lên ý nghĩa vui vẻ và hoan hỷ, Ngài là vị Phật ở đời tương lai. Ngài cũng là vị Bồ tát cuối cùng xuất hiện trên Trái Đất đã đạt được giác ngộ hoàn toàn, chứng ngộ thành Phật, giảng dạy Phật pháp và giáo hóa chúng sinh.

Hình tướng thường thấy của Phật Di Lặc đó là dáng người mập mạp, bụng to, đầu hói, miệng cười rất tươi. Bụng to là chỉ cho sự bao dung rộng lượng, miệng cười là chỉ cho lòng hỷ xả, không vướng mắc.

Xem thêm  Đức Phật nói về việc cúng tế: Người thân có nhận được tiền và đồ ăn không?

Có nơi thờ tượng Phật Di Lặc có thêm sáu chú tiểu bám ở quanh mình, biểu trưng sáu căn của một con người.
 

6.4 Bồ tát Quán Thế Âm

 
Bồ tát Quán Thế Âm tiếng Phạn gọi là Avalokitévara, nghĩa là vị Bồ tát quán sát âm thanh đau khổ của thế gian kêu cầu mà cứu độ một cách tự tại. 

Quán là quán sát, lắng nghe; Thế là thế gian; Âm là âm thanh. Bồ tát Quán (Quan) Thế Âm là vị Bồ tát quán sát, lắng nghe tiếng kêu than của chúng sanh trong thế gian để kịp thời cứu giúp họ thoát khổ.

Nếu chúng sinh đang thọ khổ, nghe danh hiệu của Bồ tát Quán Thế Âm mà thành kính xưng niệm, tức thì những chúng sinh đó thoát khỏi sự khổ.

Có hằng hà sa số vị Bồ tát nhưng Quán Thế Âm là vị Bồ tát được biết đến nhiều nhất, vì hạnh nguyện và nhân duyên của Ngài đối với cõi Ta bà rộng sâu, cùng khắp.

Hình tướng thường thấy Bồ tát Quán Thế Âm là tay phải Ngài cầm nhành dương liễu, tay trái cầm bình nước Cam Lồ để tưới mát chúng sanh, trên đỉnh đầu có hình Đức Phật A Di Đà.

Có rất nhiều hình tượng Quán Thế Âm như: Quan Âm Lộ Thiên, Quan Âm Thị Kính, Quan Âm Nam Hải, Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn,… 

Theo kinh Phật, Quan Âm Bồ Tát là nam hay nữ?
Quan Âm Bồ Tát là nam hay nữ? Có lẽ nhiều Phật tử và chúng sinh hướng Phật đều gặp khó khi trả lời câu hỏi này. Để cung cấp thông tin khách quan, tổng hợp cho
!!!

6.5 Đại Thế Chí Bồ tát

Dai The Chi Bo Tat
 

Đại Thế Chí Bồ tát còn được gọi là Đắc Đại Thế Bồ tát, Đại Tinh Tấn Bồ tát, Vô Biên Quang Bồ tát,… hay vắn tắt là Thế Chí. Tên này là do Ngài dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp muôn nơi để chúng sinh mười phương thoát khỏi đau khổ, đạt thành tựu Bồ Đề, có đạo hạnh chuyên tu.

Tên gọi Đắc Đại Thế Bồ tát nghiêng về diễn tả đại hùng đại lực đại từ bi của Ngài, dùng hạnh nguyện của mình để điều phục và tiếp độ chúng sinh trong thế giới Ta bà.

Ngài là một trong Tây Phương Tam Thánh, cùng Quan Thế Âm Bồ tát theo hầu Phật A Di Đà, một trong các vị Thượng thủ trong chúng hội Bồ tát.

Hình tướng thường thấy là Ngài cầm cành hoa sen màu xanh, Quan Âm cầm nhành dương liễu và bình tịnh thủy. Trên chóp mũ của Bồ tát có hình ngôi chùa, đại diện cho trí tuệ. Thân tỏa ra màu vàng tím lấp lánh, soi chiếu thập phương vì thế mà Bồ tát Đại Thế Chí cũng được gọi là Bồ tát Vô Lượng Quang.

Cũng có hình tượng Bồ tát Đại Thế Chí hiện thân là tướng người cư sỹ, nơi cổ có đeo chuỗi ngọc anh lạc và trên tay cầm một hoa sen màu xanh, tượng trưng cho sự thanh tịnh. 

Trong Tây Phương Tam Thánh, Thế Chí Bồ tát đứng bên trái Đức Phật A Di Đà, bên phải là Quan Thế Âm Bồ tát, hiện thân là hai cư sĩ có cách ăn mặc tương tự nhau. 
 

!!!

6.6 Địa Tạng vương Bồ tát

Địa Tạng vương Bồ tát cùng với Quan Thế Âm Bồ tát, Phổ Hiền Bồ tát và Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Địa Tạng Vương Bồ tát được xưng tụng là tứ đại Bồ tát.

Ngài chính là đất đai rộng lớn, sâu xa, mọi giới mọi loại đều hưởng, không phân biệt, không có định mức. Ngài dùng pháp lực và lòng từ bi của mình chuyên cứu độ những người sa vào địa ngục. 

Hình tướng thường thấy của Địa Tạng vương Bồ tát đó là Ngài mặc áo cà sa, đội mũ tỳ lô, tay phải cầm tích trượng có mười hai khoen, tay trái nắm viên minh châu. Ngài thường được thờ trong Chánh Điện bên phải Đức Phật Thích Ca, hoặc nơi nhà thờ các vong linh.

 

6.7 Đức Phật Dược Sư

 
Đức Phật Dược Sư hay còn gọi là Dược Sư Như Lai là một vị dược sư, một thầy thuốc chuyên đi cứu chữa, giúp chúng sanh vượt qua bệnh tật. Khi tu thành đắc đạo, Ngài phát nguyện mong muốn giải trừ tất cả bệnh khổ cho chúng sinh, cả về thân bệnh và tâm bệnh.

Ngoài tên là Dược Sư, Ngài còn có tên khác là Dược Sư Như Lai, Vương Thiện Đạo hay tên đầy đủ là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai.

Hình tướng thường thấy của Đức Phật Dược Sư khá giống như Đức Phật. Nếu không dựa vào pháp bảo hay tư thế thì rất khó để nhận biết dược Tôn hiệu.

Tượng Phật Dược Sư ở Tịnh Độ tông được mô tả sở hữu làn da màu xanh. Ngài ở tư thế ngồi, mặc ba áo choàng của một tu sĩ Phật giáo hở ngực, trước ngực thường có chữ Vạn. Trên tay Đức Phật cầm một lọ mật hoa màu lưu ly và tay phải đặt trên đầu gối phải, cầm thân cây Aruna hoặc Myrobalan giữa ngón tay cái ngón trỏ.
 

!!!

6.8 Phật Mẫu Chuẩn Đề

Phật Mẫu Chuẩn Đề hay còn được gọi Chuẩn Đề Bồ tát là vị thần hóa độ chúng sinh. Ban cho con người được khỏe mạnh, bình an, hóa trừ bệnh tật. Ngài cũng chính là hóa thân của Đức Quan Thế Âm cứu khổ cứu nạn. 

Hình tướng thường thấy đó là thân của Ngài có màu vàng trắng hay màu vàng lợt, ngồi kiết già trên đài sen, có hào quang tỏa sáng xung quanh, mình mặc thiên y trắng, trên đầu trang điểm ngọc anh lạc,  trên ngực khắc chữ “Vạn”.

Hai tay đeo hai chiếc cườm và gắn ngọc bửu trên tai trái. Trên mặt Phật Mẫu Chuẩn Đề có ba con mắt tương ứng là “Phật Nhãn”, “Pháp Nhãn” và “Tuệ Nhãn”. Mỗi con mắt đều tỏa ra ánh nhìn sắc sảo, chiếu rọi khắp nhân gian để cứu độ chúng sinh khỏi kiếp khổ nạn.

Ngài có 18 tay đều đeo vòng xuyến khảm Xà Cừ và mỗi tay đều cầm các loại khí cụ biểu thị cho các Tam Muội Gia, gồm có 3 mắt. 

6.9 Bồ tát Thiên Thủ Thiên Nhãn

!!!
Thiên thủ thiên nhãn là ngàn mắt ngàn tay. Con số ngàn chỉ mang tính tượng trưng, ám chỉ một số lượng nhiều vô số kể, không đếm được.

Ngài là vị Bồ tát có vô số tay, vô số mắt có thể cứu khổ, để lắng nghe tiếng kêu cứu của chúng sinh trần gian. 

Hình tướng thường thấy Quan Âm Thiên thủ Thiên Nhãn trên thực tế tại các chùa có thể có hơn 1000 tay, cũng có thể có vài chục tay hay vài trăm tay. Tượng có thể có hình con mắt trong lòng bàn tay.

 
Nghìn mắt để thấy khắp thế gian và nghìn tay để cứu vớt chúng sinh. Bàn tay tượng trưng cho hành động. Muốn làm việc gì cũng phải dùng đến bàn tay.
 

6.10 Bồ tát Văn Thù Sư Lợi

 
Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hay còn gọi là Văn Thù Bồ tát là vị Bồ tát tiêu biểu cho trí tuệ, kinh nghiệm giác ngộ và ánh sáng của học vấn, đạt được thành quả tu hành bằng phương tiện tri thức.

Nhờ thế mà có thể chuyển hóa mọi phiền não tiến tới thân tâm an lạc, giúp chúng sinh vượt qua cảnh giới trần tục, đạt tới sự giải thoát toàn diện cả về thân lẫn về tâm.

Hình tướng thường thấy của Ngài đó là dáng dấp trẻ trung ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng hoa sen. Trên tay phải của Ngài đang cầm một lưỡi gươm đang bốc lửa – lưỡi gươm chặt đứt tất cả những xiềng xích của vô minh tạo ra.

Trong khi đó, tay trái của Bồ tát đang cầm giữ cuốn kinh Bát Nhã trong tư thế như đang ôm ấp vào giữa trái tim mình suối nguồn và biểu trưng của tỉnh thức, giác ngộ.

!!!
 

6.11 Bồ tát Phổ Hiền

 
Phổ Hiền Bồ tát được xem là người hộ vệ của những ai tuyên giảng đạo pháp và đại diện cho “Bình đẳng tính trí” tức là trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt.

Theo kinh Pháp Hoa, Ngài là vị Bồ tát ở quốc độ của Phật Bảo Oai Đức Thượng Vương Như Lai, phía Đông cõi Ta Bà, nghe thế giới này thuyết kinh Pháp Hoa liền lãnh đạo năm trăm vị Đại Bồ tát đến nghe pháp và phát tâm hộ trì theo pháp của Đức Phật.

 
Hình tướng thường thấy của Ngài đó là Bồ tát cưỡi voi trắng sáu ngà, voi trắng tượng trưng cho trí huệ vượt chướng ngại, sáu ngà cho sự chiến thắng sáu giác quan. 

Biểu tượng của Phổ Hiền là ngọc như ý, hoa sen, có khi là trang sách ghi thần chú của Bồ tát.

 
Có thể thấy những vị Phật và Bồ tát thường gặp đều có một hình tướng, hạnh nguyện riêng, nhưng tất cả các Ngài đều có tình yêu thương vô hạn của họ với chúng sinh.

Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục:

Phật bịt mắt Thái Lan – Bùa hộ mệnh đem may mắn bình an, hóa giải bùa chú
Nên thờ tượng Phật nào trong nhà? Thờ càng nhiều càng được các Ngài phù hộ?

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!