Phú Lâu Na là ai mà lời thuyết pháp tài tình tới nỗi ai cũng có thể tiếp nhận và hành trì được?

Phú Lâu Na là ai mà lời thuyết pháp tài tình tới nỗi ai cũng có thể tiếp nhận và hành trì được?
By Tâm Linh
Th3 30

Phú Lâu Na là ai mà lời thuyết pháp tài tình tới nỗi ai cũng có thể tiếp nhận và hành trì được?

(Lichngaytot.com) Trong 10 vị đại đệ tử của Phật, Ngài Phú Lâu Na là ai mà được ca ngợi là thuyết pháp đệ nhất nhờ đức can đảm của mình, có thể đi bất cứ nơi đâu để hoắng pháp kể cả xứ bạo ngược nhất.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);
Mục lục (Ẩn/Hiện)
  • 1. Thời niên thiếu và duyên lành xuất gia
  • 2. Sự tích về Phú Lâu Na
  • 3. Vì sao Phú Lâu Na là Thuyết pháp đệ nhất?
  • 4. Tiền kiếp của Phú Lâu Na
  • 5. Ngài Phú Lâu Na những ngày cuối đời

1. Thời niên thiếu và duyên lành xuất gia

Ton gia Phu Lau Na la ai
 

Phú Lâu Na là tên gọi vắn tắt của “Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử”, tên đầy đủ của Ngài là Purnamaitrayaniputra – Punnamantaniputta (danh hiệu ấy được dịch là “người đầy ắp tình thương).

Danh hiệu dài này còn là để tượng trưng cho tài thuyết pháp của Ngài thường kéo dài vô tận, như núi cao, như nước chảy; nó bộc lộ nhiệt tình vô biên, lòng từ vô cùng. Cho nên, nếu được dịch ra thì

Phú Lâu Na sinh ra trong một gia đình khá giá, có tiếng tăm của xứ Ấn Độ thời bấy giờ nên được bố mẹ vô cùng chiều chuộng, thương yêu.

Tuy nhiên, ngay từ nhỏ cậu bé đã sớm ý thức được rằng, tài sản vật chất cũng như tình thương yêu gia đình, đến một ngày nào đó cũng sẽ mất mát, cách chia, và quan yếu nhất cho đời người là phải tìm cho được một thứ tài sản cao quí, vĩnh cửu – đó là chân lí. 

Cho nên tôn giả đã quyết chí cắt bỏ sợi dây trói buộc thế gian, qui y theo Phật, phát nguyện đem đời mình phụng sự cho công cuộc phát huy chân lí.

Với quyết tâm ấy, sau khi xuất gia không lâu, tôn giả đã chứng A La Hán – quả vị cao nhất của hàng Thanh Văn, dứt trừ hết mọi phiền não, thoát li sinh tử, có thể vận dụng thần thông để đi hành hoá khắp nơi một cách tự tại.
 

2. Sự tích về Phú Lâu Na

 
Trong hàng đệ tử Phật, Ngài là người lúc nào cũng vì nhân quần xã hội mà truyền giáo mà không sợ nguy nan thất bại. Tất cả là làm cho Phật pháp và tự mình không mong cầu đến danh lợi. 
 
Thông lệ của Phật là hàng năm sau ba tháng hạ an cư, Phật phân bổ chúng đệ tử thành nhiều đoàn phụ trách bố giáo tại từng địa phương.

Sau khi chứng đắc quả A La Hán, Đức Phật cho Ngài chọn nơi đi thuyết pháp. Trong số các giáo khu phân bổ, Phú Lâu Na chưa thấy tên nước Du Na ( Suna ), một vùng biên địa rất hiểm trở, giao thông khó khăn, dân tình quen thói man rợ bạo ngược. Đó là một xứ mà trước kia người ngoài chỉ nghe tên chứ ít ai dám bước chân đến, vì sợ mất mạng, Phú Lâu Na bèn đề nghị với Phật xin cho Ngài đến đấy bô” giáo một phen.

 
Phật hỏi Phú Lâu Na không sợ nguy hiểm hay sao mà lại xin đi đến nước Du Na này, ông mỉm cười, bạch rằng:

– Vì mục đích bình đẳng độ sanh, thì bất cứ địa phương nào cũng đáng được lưu ý ngang nhau. Hơn nữa, dân tình chỗ nào càng man rợ bao nhiêu thì lại càng phải được thừa hưởng sự giáo hóa nhiều bây nhiêu. Như vậy mới thật là bình đẳng. Đối với đệ tử, nguy hiểm hay không nguy hiểm không thành vấn đề. Chỉ thành vấn đề là làm sao trên báo đáp được hồng ân Phật, dưới hóa độ được chúng sanh. Vì sứ mạng thiêng liêng cao cả ấy, thân này dù có tan xương nát thịt, tưởng cũng chưa vừa.

 
Phật hỏi:

– Giả sử đến Du Na mà bị người mắng nhiếc nhục mạ thì ông nghĩ sao và đối tộ bằng cách nào?

– Kính bạch Thế Tôn! Đệ tử nghĩ như thế là họ còn quá tốt, chưa phải đã hoàn toàn dã man. Vì họ chỉ chửi mà không dùng gậy gộc đánh đuổi.

– Nếu họ dùng gậy gộc đánh đuổi hoặc dùng gạch ngói đá sỏi ném vào người ông thì ông nghĩ sao?

– Kính bạch Thế Tôn! Như thế họ vẫn tốt vì không nhẫn tâm gây thương tích cho đệ tử.

– Nếu họ gây thương tích cho ngươi thì sao?

– Kính bạch Thế Tôn! Theo đệ tử như thế họ vẫn có chút lương tri, vì họ không nỡ giết hại đệ tử một cách oan uổng.

– Vậy nếu họ giết ông?

– Kính bạch Thế Tôn! Cũng chưa phải là người xấu, vì nếu họ chấm dứt cái thân hư ảo này của đệ tử thì đó chính là họ ban trợ cho đệ tử mau nhập Niết Bàn, đem đến cho đệ tử một cơ hội hiếm có, được mang thân mạng này báo đáp hồng ân Phật. Việc ấy nếu xảy ra, riêng đệ tử không những không ân hận mà lại còn hân hoan đón nhận. Có ân hận chăng là chỉ ân hận cho họ không được nghe chánh pháp mà thôi.

Xem thêm  Phật tiết lộ ai sẽ là người ban phước giáng họa cho con người
 
Phật cảm động, bèn khen rằng:

– Này Phú Lâu Na! Ông quả không hổ danh là một đại đệ tử chân chánh của ta. Hạnh tu đạo, hạnh bố giáo, hạnh nhẫn nhục của ông thật là viên mãn.

 
Quay lại chúng đệ tử, Phật bảo:

– Này các tỳ kheo ! muốn theo đuổi sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh, nên có tinh thần như Phú Lâu Na. Phàm làm giảng sư đi bố giáo, cần hội đủ 10 đức tánh sau đây 

  • Thông hiểu giáo nghĩa.
  • Nói năng lưu loát.
  • Không e ngại, sợ hãi trước đám đông.
  • Có biện tài vô ngại.
  • Vận dụng phương tiện khéo léo.
  • Biết tùy thuận hoàn cảnh và căn cơ chúng sanh.
  • Có đầy đủ uy nghi.
  • Tinh tấn dũng mãnh.
  • Có sức khỏe thể xác và tinh thần.
  • Hội đủ oai lực. 
Này các Tỳ kheo, Phú Lâu Na có đủ các đức tính ấy. Ông là người duy nhất trong Tăng chúng hội đủ điều kiện cần thiết để đi bố giáo tại Du Na. Ta không còn e ngại gì nữa.
 
Quả thật như lời Phật dạy, Phú Lâu Na đã thành công rực rỡ tại Du Na. Ở nước này chưa đầy một năm, Ngài đã thâu vào Tăng đoàn hơn 500 đệ tử và kiến lập khoảng 50 cảnh già lam.
arfAsync.push(“knye9xke”);window.googletag=window.googletag||{cmd:[]};googletag.cmd.push(function(){googletag.defineSlot(‘/57976558/Ureka_Supply_lichngaytot.com_Outstream_1x1_060521′,[1,1],’div-gpt-ad-1676366752775-0’).addService(googletag.pubads());googletag.pubads().collapseEmptyDivs();googletag.enableServices();});

googletag.cmd.push(function(){googletag.display(‘div-gpt-ad-1676366752775-0’);});

3. Vì sao Phú Lâu Na là Thuyết pháp đệ nhất?

Ton gia Phu Lau Na la De nhat thuyet phap
 
Hoằng pháp không hề là một việc đơn giản, không phải là cứ hiểu hết những gì Phật dạy là cũng có thể nói ra cho người khác hiểu và làm theo. Theo Phật giáo, một người có thể hoằng pháp được phải có đầy đủ cả hai yếu tố quan thiết, là “khế lí” và “khế cơ”.

Trong thập đại đệ tử của Đức Phật, tôn giả Phú Lâu Na không chỉ có “khế lí” và “khế cơ” mà còn có cả những đức tính đặc biệt khác nữa, cho nên đã được tôn xưng là người có tài thuyết pháp bậc nhất. Còn kể vào thứ bậc trong giáo đoàn, Ngài Phú Lâu Na được xếp vào hàng thứ ba trong Thánh chúng, sau Ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên.

Sở trường của Ngài là dùng các giáo pháp khác nhau để giáo hóa cho mỗi hạng người khác nhau. Bao nhiêu phương pháp giáo hóa mà đức Phật từng dùng để độ sinh như dùng phương tiện để nói pháp, tùy bệnh cho thuốc, xét rõ căn cơ để dạy bảo… tôn giả đều sử dụng được đến độ tuyệt hảo.

Tôn giả lúc nào cũng tự bảo, nói pháp là vì chúng sinh và cho chúng sinh, chứ không phải là vì mình và cho chính mình. Nhờ những phương pháp giáo hóa khéo léo như vậy mà rất nhiều hạng người khác nhau trong xã hội đã có được cơ hội để qui y Tam Bảo, hành trì Phật pháp.

Những đạo lí cao sâu huyền diệu thì chỉ dành cho một số ít người thượng căn thông tuệ; còn đối với đa số quần chúng thì tôn giả chỉ dùng những giáo pháp dễ học, dễ hành trì, để cho ai ai cũng có thể tiếp nhận và hành trì được.  
 
Có lần, đứng trước một số thính chúng gồm toàn các vị y sĩ, tôn giả hỏi họ:

– Thưa quý vị, quý vị có thể chữa trị những cơn đau nhức, bệnh tật cho người đời, nhưng đối với những chứng bệnh nan y về tâm lí như bệnh tham lam, bệnh giận dữ, bệnh ngu si… thì quí vị có cách trị liệu nào không?

– Thưa đại đức, chúng tôi chỉ là thầy thuốc như chúng tôi có thể chữa trị những chứng bệnh của cơ thể như nhức đầu, đau bụng… còn những bệnh về tâm lí như tôn giả vừa nói thì chúng tôi không có cách gì trị được. Vậy đại đức có thể trị được không?

 
– Được! Giáo pháp của Phật như nước cam lồ, có thể rửa sạch mọi thứ dơ bẩn chứa trong lòng người. Ba phép học là giới, định, và tuệ cũng giống như “vạn linh đơn”, có thể chữa lành các tâm bệnh tham sân si của chúng sinh.
 
Khi gặp các vị quan lại, tôn giả Phú Nâu La liền hỏi:
 
– Với trách nhiệm và quyền hạn của một quan chức, quí vị có thể trị tội những người phạm tội, nhưng quí vị có biện pháp gì để làm cho người ta đừng phạm tội chăng?
 
– Thưa đại đức, Tuy rằng đã có quốc pháp, nhưng quốc pháp đó cũng không thể làm cho người ta đừng phạm tội.
 
– Thưa quý vị, ngoài quốc pháp ra, quí vị và toàn thể nhân dân nên hành trì giáo pháp của Phật. Nếu ai ai cũng tin nhận và hành trì theo 5 điều răn cấm và thập thiện nghiệp thì nhất định sẽ không có ai còn phạm tội.
 
Một hôm, nhân đi ngang qua một làng nọ, Phú Lâu Na dừng lại bên bờ ruộng để giáo hóa những nông phu đang làm ruộng. Tôn giả khai thị:
 
– Thưa quý vị! Quý vị cày ruộng, trồng lúa, tạo lương thực để nuôi dưỡng thân thể, đó là công việc vô cùng hữu ích cho mọi người. Nhưng hôm nay tôi xin mách thêm cho quí vị một phương pháp làm ruộng phước để nuôi dưỡng huệ mạng của quí vị. Quí vị có muốn biết không?
 
– Làm ruộng phước để nuôi dưỡng huệ mạng là cái gì, xin đại đức chỉ dạy cho! Chúng tôi đang muốn nghe.
 
– Quí vị hãy tin nhận giáo pháp của Phật, hãy phụng sự Tam Bảo. Đối với quí vị sa môn, hãy hết lòng cung kính. Đối với các người bệnh hoạn, nên tận tâm săn sóc. Đối với các việc công ích từ thiện, nên nhiệt tình ủng hộ. Đối với cha mẹ, phải giữ trọn niềm hiếu thuận. Đối với người trong làng xóm, nên nêu cao những điều tốt mà bỏ đi những điều xấu. Không nên giết hại các loài vật một cách bừa bãi. Đó là những cách thức làm ruộng phước tốt nhất để nuôi dưỡng huệ mạng của quí vị.

Xem thêm  Infographic: 18 điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn, nhớ đừng phạm kẻo xui xẻo rình rập

Vào thời vua Tần Bà Sa La vì nghiệp, bị con là vua A Xà Thế giam trong ngục thất, Ngài dùng thần thông vào ngục thuyết pháp cho vua, trấn an vua là ở nơi tù là nơi an ổn nhất để tu tập, người ở ngoài chính là người đang chôn mình trong ngục tù của tham sân si.Vua nghe những lời này như uống nước cam lồ, lời pháp thấm sâu vào con tim, vào A-lại-da thức và vua đã ra đi nhẹ nhàng. 

 
Tôn giả Phú Nâu La đi hoằng pháp khắp nơi, Ngài không có trú xứ cố định, cũng không có phương pháp giáo hóa nào nhất định.
 
Có lúc thì nói pháp ngay ở nơi lộ thiên công cộng; có lúc thì chỉ dạy riêng cho một gia đình. Khi thì dùng lời lẽ tốt đẹp để ca ngợi đức Phật; khi thì thi triển thần lực để khơi dậy lòng tin nơi người đời. Nhờ vậy, giáo pháp của đức Phật đã dễ dàng được người đời tiếp nhận, hành trì. 

 
Tôn giả Phú Lâu Na có đủ bốn biện tài vô ngại trí dùng để hoằng dương Chánh Pháp của Đức Như Lai. 
  • Pháp vô ngại: Hay còn gọi Pháp vô ngại trí: là người có khả năng lãnh ngộ giáo pháp, từng lời dạy của Đức Thế Tôn từ đơn giản đến thâm sâu một cách vô ngại.
  • Nghĩa vô ngại còn gọi là Nghĩa vô ngại trí: lầu thông, rõ biết diệu nghĩa chi tiết từng lời pháp của Đức Thế Tôn để giảng giải cho chúng sanh một cách vô ngại.
  • Từ vô ngại, còn gọi là Từ vô ngại trí: biết rành rẽ phương ngôn của các địa phương để thuyết giáo đi vào lòng người ở nơi đó một cách tự tại vô ngại.
  • Biện vô ngại, còn gọi là Biện vô ngại trí, Nhạo thuyết vô ngại trí hay Ứng biện vô ngại: là khéo tùy thuận căn cơ, sự khao khát giáo pháp của thính chúng mà có thể ban pháp mầu một cách vô ngại. 
Nhờ công Đức truyền pháp của Ngài giúp chúng sanh liễu đạt chân lý, giảm bớt đau khổ và gây cảm hứng cho những người giảng pháp và nghe pháp về sau này. 

 

4. Tiền kiếp của Phú Lâu Na

Tien kiep Phu Lau Na
 
Trong một lần thuyết pháp, Đức Phật kể về rất nhiều chuyện tiền kiếp khiến cho tôn giả Phú Lâu Na cảm thấy vô cùng xúc động. Ngài đứng dậy, sửa lại trang phục ngay ngắn, đảnh lễ, yên lặng chiêm ngưỡng Phật và cảm nhận được công đức cao vợi của Ngài, tôn giả chỉ biết dùng hai tay đập vào ngực mình để thể hiện lòng thành.

Lúc này Đức Phật đã khai thị:

 
– Phú Lâu Na! Thầy là người tu học tinh tấn, không bao giờ làm gì qua loa, luôn tùy từng lúc, tình huống, từng nơi để hoằng dương chánh pháp giúp ta. Trong các đệ tử của ta, thầy đã từng giáo hóa, khai thị, làm cho mọi người được nhiều lợi lạc. Biện tài thuyết pháp của thầy đứng vào bậc nhất! Vô lượng kiếp về sau Ngài cũng trở thành Phật ở thế giới này và có danh hiệu là Pháp Minh Như Lai.
 
Những lời thọ kí của Đức Thế Tôn khiến Phú Lâu Na vừa cảm kích vừa xúc động, tôn giả đã cung kính đảnh lễ Phật, đi nhiễu ba vòng, rồi trở về chỗ ngồi.
 
Đức Thế Tôn tiếp tục nói:
 
– Này các Tỳ kheo, mọi người có hiểu được sự việc Như Lai mới vừa thọ kí cho thầy Phú Lâu Na không? Thầy thuyết pháp rất giỏi, không từ hiểm nguy mà trong tương lai nhất định sẽ thành Phật ngay tại thế giới này, hiệu là Pháp Minh Như Lai. Các Tỳ kheo vì thế cũng nên khen ngợi Phú Lâu Na là người đứng đầu trong số những thầy có biện tài thuyết pháp trong tăng đoàn.

Xem thêm  Vì sao chúng ta đầu thai làm con của bố mẹ mình?

Phú Lâu Na đã thâm nhập biển pháp mênh mông của Như Lai, có thể đem lại lợi ích cho tất cả những ai đang tu học, có thể nói rằng, trong pháp hội, trừ Như Lai ra, không ai có thể so sánh được với Phú Lâu Na về biện tài ngôn luận xảo diệu.

Hơn nữa, Phú Lâu Na không phải chỉ giúp Như Lai tuyên dương chánh pháp, trải qua chín mươi ức cõi Phật trong quá khứ, thầy cũng đã từng giúp các đức Phật tuyên dương chánh pháp, và cũng đều được khen ngợi là người thuyết pháp số một. Xin các Tỳ kheo hãy cùng nhìn về Phú Lâu Na và hãy tự làm cho mình tiến bộ như vậy.

 

5. Ngài Phú Lâu Na những ngày cuối đời

Tìm hiểu Phú Lâu Na là ai chúng ta biết rằng Ngài một lòng một dạ muốn mang giá trị tốt đẹp của Đức Phật tới mọi người. Khi Đức Phật nhập Niết bàn, tôn giả Phú Lâu Na vẫn đang chăm chỉ đi hoằng pháp nên không biết tin và cũng không dự được lễ kết tập kinh điển sau đó cùng các đệ tử của Phật.
 
Đức Phật đã nhập Niết bàn tại thành Câu Thi Na, tôn giả Phú Lâu Na lúc đó đang hành hóa tại phương xa, nghe tin, tức tốc dẫn đệ tử về thành Câu Thi Na để thọ tang, nhưng khi tôn giả về đến nơi thì lễ trà tì kim thân của Phật đã hoàn tất từ lâu.

Tôn giả đau xót vô cùng, nhưng rồi cũng tự an ủi rằng, báo thân Phật tuy không còn, nhưng pháp thân Phật vẫn tồn tại; giáo pháp chính là đức Phật.

 
Được biết tôn giả Đại Ca Diếp đang cùng với năm trăm vị tì kheo tôn túc khác nhóm họp tại núi Kì Xà Quật để kết tập những kinh luật Phật đã dạy, tôn giả liền đến đó xin tham dự. Đại chúng trông thấy Phú Lâu Na đều rất lấy làm hoan hỉ. Tôn giả Đại Ca Diếp nói:
 
– Thầy về thật đúng lúc. Đại chúng kết tập giáo pháp của đức Thế Tôn đã sắp xong, và tin rằng thầy cũng sẽ đồng ý với đại chúng.
 
Sau khi lắng nghe cẩn thận những kinh luật đã được đọc tụng, tôn giả phát biểu:
 
– Thưa đại chúng! Công việc kết tập giáo pháp của đức Thế Tôn do đại chúng chủ xướng, làm cho tôi hết sức kính phục. Hầu hết những điều đã được kết tập tôi rất đồng ý, chỉ riêng ở tạng Giới Luật, phần nói về “Tám điều liên quan đến cách ăn uống”, đại chúng cho rằng cả tám điều này đều bị cấm chỉ thì tôi không đồng ý, vì trái bổn ý của đức Thế Tôn.

Nếu tám điều ấy bị cấm chỉ thì sẽ rất bất tiện cho tăng đoàn. Vả lại trước đây, gặp những lúc gạo thóc đắt đỏ, vật thực khó kiếm, hoặc xảy ra nạn đói thì đức Thế Tôn cũng đã từng cho phép áp dụng tám điều này.

 
Tôn giả Ma Ha Ca Diếp trả lời dứt khoát rằng tuy ý kiến của Phú Lâu Na là đúng nhưng Đức Thế Tôn đã cho phép áp dụng tám điều đó chỉ khi gặp phải tình hình đặc biệt mà thôi.
 
Hai người bắt đầu tranh cãi và cuối cùng thì tôn giả Phú Lâu Na nhượng bộ:
 
– Thế thì tôi không có cách gì khác. Từ nay tôi chỉ tự minh hành xử theo những điều gì mà chính trước đây tôi đã nghe và lĩnh ngộ được từ nơi Đức Thế Tôn, còn thì tùy sư huynh.
 
Nói xong, tôn giả cáo biệt chúng hội, tiếp tục lên đường hoằng pháp. Về sau, tôn giả nhập diệt vào lúc nào, tại đâu, không ai biết được, và cũng không có cách gì để khảo chứng. Chúng ta chỉ biết được rằng, sau khi Phật nhập diệt, tôn giả vẫn giữ nhiệt tình hoằng hóa khắp nơi.

(Tổng hợp)

Chữ Vạn trong Phật giáo và những sự thật bí ẩn xung quanh nó
Phụ nữ được nâng tầm trong đạo Phật – Sự kiện quan trọng trong lịch sử của tôn giáo thế giới
Gặp đại nạn không chết: Hiểu sao cho đúng về vấn đề hết sức kỳ lạ này

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!