Phụ nữ được nâng tầm trong đạo Phật – Sự kiện quan trọng trong lịch sử của tôn giáo thế giới

Phụ nữ được nâng tầm trong đạo Phật – Sự kiện quan trọng trong lịch sử của tôn giáo thế giới
By Tâm Linh
Th1 08

Phụ nữ được nâng tầm trong đạo Phật – Sự kiện quan trọng trong lịch sử của tôn giáo thế giới

(Tamlinhthanbi.com) Địa vị của phụ nữ trong Phật giáo được coi trọng, đi ngược lại với tư tưởng cũ nhưng đã mang lại chọ nữ giới cuộc sống như ý, được ngẩng cao đầu để hưởng tất cả quyền lợi của mình.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);!!!
Mục lục (Ẩn/Hiện)
  • 1. Thân phận sánh vai ngang với nam giới
  • 2. Được tự do yêu thương, kết hôn người mình muốn
  • 3. Phẩm hạnh người phụ nữ được đề cao
  • 4. Phụ nữ tự do tham gia tôn giáo
  • 5. Bình đẳng về mặt giáo đoàn  
  • 6. Bình đẳng về mặt chứng đắc

 
Trong thời đức Phật, vị thế của phụ nữ trong xã hội gần như không được xem trọng, họ không bao giờ được hưởng chút quyền lợi gì. Dường như không ai có thể cứu họ khỏi “gông cùm” của định kiễn, xã hội.

May mắn là Đức Thế Tôn đã xuất hiện, giải phóng người phụ nữ khỏi những tư tưởng áp bức cố hữu, đã nâng vị thế cho họ và dắt dẫn họ thực hiện địa vị quan trọng của mình trong xã hội. 

 
Dia vi cua phu nu trong Phat giao la nhu the nao
 

1. Thân phận sánh ngang với nam giới

Không chỉ xưa mà nay nhiều người vẫn không đánh giá vai trò của người phụ nữ đúng mực. Như ở Hồi giáo, người phụ nữ phải che mặt khi đi ra ngoài, chỉ chồng mới được nhìn thấy mặt, cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc vào anh ta.

Hay ở Trung Quốc thì có câu “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” nghĩa là chỉ cần một đứa con trai là có con, còn đẻ mười cô con gái coi như là chưa có con. Điều này dẫn đến một tư tưởng trọng nam khinh nữ, họ nghĩ có con gái là bất hạnh. 

Trong khi đó, luồng tư tưởng mới mẻ mà Phật giáo mang lại đã mang lại cơ hội cho nữ giới. Đức Phật từng khẳng định, người nữ vốn có khả năng không thua kém gì nam giới, những gì người nam làm được thì người nữ cũng làm được. 

Theo Ngài, tất cả tánh thiện, ác, tốt, xấu… đều có cả trong hai giới, nam và nữ. Mỗi giới có vị trí riêng trong xã hội, dù nam hay nữ không còn là trở ngại cho việc thanh lọc thân tâm. Đấy cũng chính là tinh thần bình đẳng được thể hiện trong giáo lý Phật giáo.  

Chuyện kể lại rằng, thời Đức Phật còn tại thế, có vua Ba Tư Nặc, vợ là Hoàng hậu Mạt Lợi, khi biết Hoàng hậu hạ sinh một cô công chúa thì ông buồn phiền vì trước đó ông ao ước có một đứa con trai. 

Vua liền than phiền chuyện này với Đức Thế Tôn, hiểu được tâm tư của nhà vua, Ngài đã chia sẻ rằng những người nữ cũng đáng quý, tốt đẹp như người nam.

!!!

“Một phụ nữ trẻ có thể lớn lên khôn ngoan và đạo đức. Mẹ của chồng mình tôn trọng, vợ thật sự, chàng trai mà cô ấy có thể chịu đựng có thể làm những việc lớn, và cai trị các cõi lớn, vâng, một con trai của người vợ cao quý trở thành hướng dẫn của đất nước mình”.

Xem thêm  Đức Phật nói về tái sinh, cuộc sống sau khi chết

2. Được tự do yêu thương, kết hôn người mình muốn

Duc Phat xem nam nu binh dang
 
Ở nhiều chế độ, người phụ nữ gần như không có tiếng nói, khi chồng chết còn bị chôn theo chồng. Hoặc có nơi bà vợ phải bị cạo đầu, không được đeo trang sức, ăn mặc sặc sỡ,…

Trong Phật giáo, cái chết được coi là một kết thúc tự nhiên nên một góa phụ không có nghĩa là bị xem là điều xui xẻo hay xấu xa. Địa vị của phụ nữ trong Phật giáo không bị thay đổi theo bất kỳ cách nào.

Thế nên cô không cần thông báo cho mọi người biết mình cô quạ bằng cách cạo đầu và từ bỏ đồ trang sức của mình. Cô không bị buộc phải nhịn ăn vào những ngày cụ thể và ngủ trên sàn cứng để tự hành xác.

Theo tin thần Phật giáo, một người mất chồng cũng không phải vắng mặt trong các buổi lễ và các sự kiện tốt lành. Trên hết, cô vẫn được tái hôn nếu muốn, không bị kỳ thị.

Trong đời sống hôn nhân, mỗi người đều phải làm trọn bộn phận của mình, không ai thua kém ai. Trong kinh, Đức Phật đã dạy cách người chồng phải: Yêu thương vợ, không khinh rẻ, sắm đồ trang sức cho vợ, xem vợ như chính mình…. Bên cạnh đó, người phụ nữ phải: ân cần đón tiếp thân bằng quyến thuộc bên chồng; trung thành với chồng; cẩn thận giữ gìn tiền bạc của cải mà chồng đem về; luôn siêng năng…  

 
Bằng cách nói đến bổn phận cụ thể của cả người chồng đối với vợ và vợ đối với chồng như vậy, đức Phật đã âm thầm gieo vào lòng chúng ta tư tưởng thương yêu, tôn trọng và đề cao nữ giới. 
arfAsync.push(“knye9xke”);
 

Phật dạy về hạnh phúc vợ chồng: Đến với nhau là duyên tiền định, chỉ cần làm tốt 2 việc này, sung túc đong đầy nhà
Theo lời Phật dạy về hạnh phúc vợ chồng, có 2 việc tuy đơn giản nhưng lại đóng vai trò quyết định hạnh phúc của một gia đình, song không phải ai cũng làm tốt

3. Phẩm hạnh người phụ nữ được đề cao

 
Ở Ấn Độ, phụ nữ hoàn toàn không được hưởng bất luận điều gì cao hơn hàng tôi tớ của chồng, của cha, hay của anh. Họ không bao giờ được sắp ngang hàng với nam giới trong xã hội.

Thế nhưng, Đức Phật lại tôn trọng, đề cao vai trò của họ trong gia đình. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Ngài không ghi nhận phẩm chất yếu đuối của họ.

Những gì Đức Phật nói về phụ nữ cho thấy Người hiểu nữ giới tới chân tơ kẽ tóc. Ngoài thiên chức đặc biệt của người mẹ, phụ nữ còn là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, là cội nguồn yêu thương vô tận.

Đạo Phật còn nhấn mạnh tinh thần đề cao đức hạnh của người phụ nữ. Người phụ nữ đức hạnh tròn đầy được miêu tả là miệng lúc nào cũng nói lời chân thật, dùng ái ngữ, thể hiện sự dịu dàng,… Oai nghi cử chỉ đúng mực, hợp thời hợp lý, biết làm tròn bổn phận của mình. 

Ở khía cạnh gia đình, người vợ đức hạnh chính là tài sản quý giá. Còn ở khía cạnh quốc gia, dân tộc, phu nhân có đức hạnh không chỉ là tài sản báu của nhà vua mà còn phước báu của đất nước.

Xem thêm  Chuyện giáng sinh giúp người, giúp đời đầy kỳ thú của mẫu Liễu Hạnh

Do đó, không phải tự nhiên Đức Phật nói một vị chuyển luân thánh vương cũng cần có phụ nữ ở bên cạnh giúp đỡ, săn sóc, hỗ trợ. 

 

4. Phụ nữ tự do tham gia tôn giáo

Trong rất nhiều tôn giáo phụ nữ không có tiếng nói, cuộc sống của họ chỉ xoay quanh nội trợ nhà bếp; thậm chí phụ nữ không được phép vào bất cứ cơ sở thờ tự tôn giáo nào, hay tụng niệm bất kỳ kinh điển tôn giáo nào.

Cho đến khi Đức Phật thành đạo, Ngài là người đầu tiên mang đến sự tự do tôn giáo đối với phụ nữ. Việc Ngài để cho phép phụ nữ dự vào hàng Thánh là tư tưởng vô cùng mới mẻ.

Đức Phật cho phép phụ nữ chứng minh bản thân và cho thấy rằng họ cũng có khả năng như nam giới để đạt được vị trí cao nhất trong lối sống tôn giáo với quả vị Thánh quả A La Hán.

 
Trong tiền kiếp, chính đức Phật đã từng sinh ra dưới hình hài một phụ nữ trong những lần tái sinh trước của Ngài ở Samsara. Dù là một phụ nữ, Ngài vẫn phát triển phẩm chất cao quý và sự khôn ngoan cho đến khi Ngài đạt được Giác ngộ thành Phật quả.

Mọi người hay bàn luận về nhan sắc, quần áo của phụ nữ nhưng Đức Phật không bao giờ đánh giá vấn đề này. Ngài chỉ tập trung hướng dẫn nữ giới phát triển sự hiểu biết sâu sắc và khi hiểu ra vấn đề, họ sẽ tự nguyện từ bỏ các đồ trang sức của mình mà không cần ai thúc ép.

 

5. Bình đẳng về mặt giáo đoàn  

 
Phu nu khi o trong tang doan
 
Không ai nghĩ được rằng, ở thời Đức Phật khi xã hội luôn phân biệt nam – nữ trong mọi vấn đề, đặc biệt là tôn giáo nhưng Ngài lại đi ngược lại với số đông, cho phép nữ giới xuất gia sống đời sống phạm hạnh trong Tăng đoàn.   

Đức Phật không hề phân biệt nam nữ,  không hề thiên vị một ai, dù sang hèn, giàu nghèo, đẹp, xấu; dù sanh trong giai cấp nào, hoặc dù nam hay nữ,… sau khi xuất gia sống đời Phạm hạnh cũng đều là Sa môn đệ tử Phật. Tấm lòng của Ngài bao dung như biển lớn đón nhận hàng trăm con sông đổ về mình.

 
Đây là việc làm chưa từng có từ trước và trong thời Phật tại thế. Đây là một sự canh tân phi thường vì nó đã tạo điều kiện phụ nữ có cơ hội nỗ lực tu tập, phát huy bản chất cao quý, khả năng thấm nhuần trí tuệ thâm sâu ngang hàng với nam giới mà trước đây thường xuyên bị phủ nhận.  
 
Trong giáo đoàn Phật giáo phụ nữ chẳng những có thể tự độ mình giải thoát mà còn có thể thuyết pháp độ sanh, đó là trường hợp của Tỳ kheo ni Pháp Lạc trong kinh Trung A Hàm IV.

Như vậy, về mặt giáo đoàn, quyền bình đẳng giành cho nữ giới cũng như về mặt giải thoát tâm linh người phụ nữ cũng được Phật giáo tiếp nhận một cách cởi mở. 

 

6. Bình đẳng về mặt chứng đắc

 
Nguyện vọng của những người tu tập theo Đạo Phật đó là đạt đến mục đích tối hậu – giác ngộ giải thoát. Và mọi chúng sanh nếu phát tâm tu tập, hành trì chánh pháp đều được đạt đến kết quả cứu cánh như nhau.

Xem thêm  Phật hướng dẫn cách dạy con: Bố mẹ thông thái học tập ngay để áp dụng

Đức Thế Tôn nói: “Dầu cho các loại hữu tình nào, không có chân hay hai chân, bốn chân hay nhiều chân, có sắc hay không sắc, có tưởng hay không tưởng, hay phi tưởng phi phi tưởng, Thế Tôn, bậc A la hán, Chánh đẳng giác được xem là tối thượng! Những ai đặt lòng tin vào đức Phật, chúng đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, chúng được quả dị thục tối thượng”.

Đức Phật khẳng định người nữ cũng có thể thành tựu các đạo quả như người nam, nếu thực tập đầy đủ chính Pháp. Họ cũng có thể thành tựu được các tầng Thánh quả như người nam.

Chỉ có điều, nữ giới  không được làm Ma vương, không được làm Thiên chủ, không thành Phật trong thân nữ được, còn các Thánh quả khác là họ có thể thành tựu được hết.  

 
Phật giáo cho mọi người thấy nữ tính không phải là trở ngại cho việc tiến bộ. Giá trị của một người không phụ thuộc vào giới tính hay bất cứ điều gì như giàu nghèo, địa vị,… mà là dựa vào trí tuệ và đức hạnh của chính người đó.

Chính đức Phật đã xác định điều này khi ngài A Nan hỏi Phật: “Không biết nữ nhân sau khi xuất gia, từ bỏ gia đình… có thể chứng được quả Dự lưu, quả Nhất lai, quả Bất lai hay quả A la hán không?”. 

 
Đức Phật đáp lại:

– Này Ananda, sau khi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng, nữ nhân có thể chứng được Dự lưu quả, Nhất lai quả, Bất lai quả hay A la hán quả.

 
Không phải chỉ một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm mà còn nhiều hơn thế nữa là những Tỳ kheo ni, đệ tử của ta, đã đoạn trừ các lậu hoặc, với thượng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại, vô lậu tâm giải thoát và tuệ giải thoát.
Địa vị của phụ nữ trong Phật giáo đã được nâng lên nhiều bậc và khẳng định rằng, người phụ nữ xứng đáng có một chỗ đứng danh dự ngang hàng với đàn ông về phương diện khả năng và thành đạt mục tiêu Niết bàn cũng như các lĩnh vực khác của cuộc sống.

Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục:

Cảm động vì sự thấu hiểu qua lời Phật dạy về công ơn phụ nữ mang thai
Vợ của Đức Phật là ai? Người phụ nữ tài sắc vẹn toàn không phải ai cũng biết
5 lời khuyên của Đức Phật dành cho người vợ: Luôn đúng ở mọi thời đại, nhất là điều số 3!
!!!

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!