Phương pháp niệm Phật để nhất tâm bất loạn, vãn sanh về Cực Lạc

Phương pháp niệm Phật để nhất tâm bất loạn, vãn sanh về Cực Lạc
By Tâm Linh
Th1 11

Phương pháp niệm Phật để nhất tâm bất loạn, vãn sanh về Cực Lạc

(Lichngaytot.com) Chúng ta niệm Phật không chỉ để lòng thanh tịnh mà còn mong muốn khi qua đời sẽ được về Tây Phương Cực Lạc nhưng phương pháp niệm Phật như thế nào cho đúng thì không phải ai cũng thấu tỏ.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);
 

Nhất tâm bất loạn là gì

Chúng ta hay nói về việc lúc lâm chung phải cố gắng giữ cho “Nhất tâm bất loạn” thì sẽ được đức Phật đón về Tây Phương Cực Lạc nhưng lúc đó thường cơ thể chúng ta đau đớn, tâm tưởng hoảng loạn, hoang mang, rất khó để siêu thoát. Vì vậy, làm thế nào để có phương pháp niệm Phật đúng là việc rất quan trọng.

Trước tiên ta phải hiểu nhất tâm bất loạn là gì:
 

Nhất – Một lòng.
 
Tâm – Chuyên tâm niệm Phật.
 
Bất – Không thối chuyển.
 
Loạn – Không bị loạn tâm mê hoặc.
 
Phuong phap niem Phat
 
Ngài Hạ Liên Cư nói: “Niệm Phật không được cầu nhất tâm bất loạn”. Có nhiều người than phiền rằng, tôi niệm Phật mà sao cứ vọng tưởng hoài, không bao giờ hết vọng tưởng. 
 
Thì Ngài lại nói: “Niệm Phật không được cầu cho hết vọng tưởng. Niệm Phật để cầu vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc”. Đem ý này so sánh với lời giải của ngài Tịnh Không, Ngài nói rằng, niệm Phật, một lòng niệm Phật, đến lúc lâm chung A-Di-Đà Phật gia trì chúng ta được “Nhất tâm bất loạn”. 
 
Thì lời nói của ngài Hạ Liên Cư cũng giống như vậy: “Niệm Phật không được cầu nhất tâm bất loạn, niệm Phật không được cầu hết vọng tưởng”. Vì thế phương pháp niệm Phật đúng là dù nếu có vọng tưởng cũng xem như là điều bình thường, cứ cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc đi, khi vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thì không nhất tâm bất loạn cũng được nhất tâm bất loạn. Hai câu nói có ý nghĩa tương đồng với nhau. 
 
Phật nói: “Một câu A-Di-Đà Phật niệm, dẫu cho mười niệm mà không được vãng sanh ta thề không thành Phật”. Cứ quyết tâm niệm Phật để lúc nằm xuống nhất định ta niệm cho được mười câu A-Di-Đà Phật. Phải quyết lòng niệm cho được. 
 

Phương pháp niệm Phật để “Nhất tâm bất loạn”

Để lúc lâm chung vẫn có thể tĩnh tâm mà niệm thì đòi hỏi ta phải luyện tập ngay từ bây giờ. Nếu không quyết tâm bây giờ, nhất định lúc đó một niệm ta niệm cũng không được. Ngay bây giờ còn tỉnh táo như thế này mà không tin, thì lúc đó làm sao mà mình tin? Mà không tin thì phước đức không có. Phước đức không có thì nghiệp chướng tăng. 

Xem thêm  Bài khấn cầu bình an và tài lộc cho gia đình khi đi chùa lễ Phật

Muốn nguyện vãng sanh thì phải tập buông xả thế gian ra, đây là lời Hòa Thượng Tịnh Không nói. Ngài không dạy chúng ta là phải quyết lòng nhất tâm bất loạn, mà phải quyết lòng buông xả. 
 

Tại vì buông xả thế gian ra thì chúng ta bám chặt vào Tây Phương Cực Lạc, về Tây Phương Cực Lạc thì không nhất tâm cũng nhất tâm. Nói đi nói lại, thực ra các Ngài chỉ diễn đạt khác nhau chứ nội dung cơ bản là như nhau.
 
Chính vì vậy, muốn cuối cùng mình niệm được câu A-Di-Đà Phật, thì phải tập sự ngay từ bây giờ. Đừng nghĩ tới chuyện “Nhất tâm bất loạn” làm chi. 
 
Hãy nghĩ tới chuyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Nhất định nếu chúng ta hạ quyết tâm từ bây giờ thì chắc chắn con đường vãng sanh không thể nào A-Di-Đà Phật bỏ rơi ta được… 

Tham khảo: Đới nghiệp vãng sanh về Cực Lạc có phải để ngồi chơi, hưởng nhàn 

 
phuong phao niem Phat sao cho nhat tam bat loan
 
Niệm Phật nhất tâm bất loạn theo phương pháp của Ấn Quang Đại Sư qua lời giảng của Pháp Sư Tịnh Không. Đại sư Ấn Quang dạy rằng: Phương pháp hay nhất của việc dụng công niệm A Di Đà Phật là điều nhiếp 6 căn, tịnh niệm nối nhau:
 
1. Ngay lúc niệm A Di Đà Phật Tâm chuyên chú vào danh hiệu A Di Đà Phật, là nhiếp Ý căn.
 
2. Miệng phải niệm cho rõ ràng mạch lạc tức là nhiếp Thiệt căn.
 
3. Tai phải nghe đựơc rõ ràng mạch lạc tức là nhiếp Nhĩ căn.
 
4. Ba căn này nhiếp vào danh hiệu A Di Đà Phật thì mắt quyết không thấy cảnh loạn khác là nhiếp Nhãn căn.
 
5. Mũi cũng không ngửi những mùi loạn khác là nhiếp Tỵ căn.
 
6. Thân phải cung kính là nhiếp Thân căn.
 
– 6 căn đã được nhiếp phục mà không tán loạn thì tâm không có vọng niệm. Chỉ có A Di Đà Phật là niệm mới là thanh tịnh niệm. Nếu thường luôn nhiếp cả 6 căn mà niệm, thì gọi là tịnh niệm nối nhau, nếu thường tịnh niệm nối nhau thì nhất tâm bất loạn, niệm A Di Đà Phật Tam-muội sẽ dần dần được!
 
– Niệm A Di Đà Phật phải thường tưởng sắp chết sắp đọa địa ngục thì không khẩn thiết cũng tự khẩn thiết, không tương ưng cũng tự tương ưng. Dùng tâm sợ khổ để niệm A Di Đà Phật tức là cách hay nhất để thoát khổ, cũng là cách hay nhất trong tùy duyên tiêu nghiệp!
 
– Lúc niệm A Di Đà Phật ắt phải chí thành, hoặc có khi trong tâm khởi lên niệm đau buồn, đây là tướng thiện căn phát hiện, nhưng dè dặt chớ để việc ấy thường xảy ra, nếu không thì sẽ đắm trước vào ma cảnh sầu bi, hễ có việc vừa ý thì không nên quá vui mừng nếu không thì sẽ đắm trước vào ma cảnh hoan hỷ!
 
– Lớn tiếng niệm A Di Đà Phật không được quá gắng sức, để phòng bị bệnh!
 
– Khi chưa được nhất tâm thì không được nhen nhóm ý muốn thấy Phật A Di Đà, nếu được nhất tâm thì Tâm và Phật A Di Đà hợp nhau, tâm hợp với đạo thì muốn thấy liền thấy ngay, không thấy cũng hoàn toàn không trở ngại. 
 
Nếu gấp muốn thấy Phật A Di Đà, tâm niệm lăng xăng, ý niệm muốn thấy kết chặt trong tâm bèn trở thành bệnh lớn của tu hành, lâu ngày sinh nhiều oan gia, theo đó thao túng vọng tình tưởng hiện làm thân Phật, thỏa mãn trả báo oán xưa, tự tâm đã không có chánh kiến, toàn thể là phần khí của ma, một khi thấy thì sinh tâm vui mừng, từ đó ma nhập vào tâm phủ, dựa ma phát cuồng, dù có Đức Phật A Di Đà, cũng chẳng biết làm sao. Chỉ nên nhất tâm, đâu cần phải mong thấy Phật A Di Đà.
 
– Bệnh và ma đều do nghiệp đời trước mà ra, chỉ thường chí thành tha thiết niệm A Di Đà Phật thì bệnh tự thuyên giảm và ma tự xa lìa. Lại niệm A Di Đà Phật xong hồi hướng, vì tất cả oan gia đời trước mà hồi hướng, khiến cho họ thấm nhuần lợi ích việc niệm A Di Đà Phật mà được sinh về cõi lành!
 
– 1 câu (Nam-mô A-di-đà Phật hoặc A-di-đà Phật) miên miên mật mật thường thời nhớ niệm, hễ có các ý niệm tình cờ khởi lên như phẫn nộ, dâm dục, hiếu thắng, uất khí,… thì liền nghĩ rằng mình là người niệm A Di Đà Phật, đâu thể khởi lên những tâm niệm này ư! Niệm ấy khởi nên liền dứt, lâu ngày thì tất cả niệm làm lao tổn tâm, thần đều không do đâu mà khởi lên!
 
– Mỗi ngày công phu hồi hướng đều cho chúng sinh trong pháp giới. Nếu thời khóa công phu này vì chúng sinh nầy, thời khóa công phu kia vì chúng sinh kia thì cũng được. Nhưng phải có nguyện hồi hướng chung khắp mới hợp với ba thứ hồi hướng. Ba thứ hồi hướng ấy là: 1. Hồi hướng chân như thật tế. 2. Hồi hướng quả Phật Bồ-đề, niệm niệm viên mãn. 3. Hồi hướng cho chúng sinh trong pháp giới đồng sinh Cõi Cực Lạc!

Xem thêm  Vì sao Phật Tổ Như Lai có sức mạnh phi thường, cảm hóa chúng sinh?

Minh Minh (Tổng hợp)

Nếu đi khắp nơi chạy chữa không khỏi hãy thử niệm Phật chữa bệnh
Niệm Phật A Di Đà tiêu trừ tai nạn

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!