Quy y tam bảo là gì? Chúng ta đã hiểu nhầm về việc quy y như thế nào?

Quy y tam bảo là gì? Chúng ta đã hiểu nhầm về việc quy y như thế nào?
By Tâm Linh
Th1 09

Quy y tam bảo là gì? Chúng ta đã hiểu nhầm về việc quy y như thế nào?

Tamlinhthanbi.com Nhiều người không hiểu đúng quy y tam bảo là gì và cho rằng đó là khi chúng ta phải hoàn toàn ở trong chùa hoặc hoàn toàn phải ăn chay, vì thế bài viết này giúp giải đáp những thắc mắc của bạn về quy y.

1. Quy y Tam Bảo là gì? 

Về định nghĩa Quy y Tam Bảo, ta tạm hiểu chữ Quy (歸) có nghĩa ở đây là trở về, theo về, y (依) là nương nhờ hay thuận theo, làm theo lối đã định, 三歸依 tam quy y là quy y Tam bảo. 

Quy y Tam Bảo là một quyết định bước đi chính thức đầu tiên trên con đường Phật giáo, ta được Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) định hướng đức tin của chúng ta ngay khi quy y.

Đúng là quy y Tam bảo là nhờ vào sự nương nhờ ánh sáng Phật pháp chỉ đường nhưng không có nghĩa là cứ quy y là ta làm gì cứ khấn Trời, khấn Phật là cũng được thần Phật ủng hộ, giúp đỡ ngay lập tức, suy nghĩ đó thực sự xuất phát từ việc hiểu lầm về Quy y.

Nếu cho rằng quy y chỉ là sự mong cầu có một pháp danh để khi cần gì ta lại lên Chùa lại xin xỏ thì đó là biểu hiện của mê tín dị đoan, thiếu trí tuệ, thể hiện lòng tham sân si chứ không có chút gì thể hiện đó là tâm Phật.

Khi một người quy y cũng là khi họ thực hiện sự cam kết mạnh mẽ hơn trong cuộc đời để học hỏi, thực hành và thể hiện đức tính của đức Phật, Pháp và Tăng.

Đệ tử phật khi Quy y thường được phân chia thành hai hạng, xuất gia và tại gia. Nhưng người xuất gia thường sống ở chùa viện, không lập gia đình, trong khi đó những ai tu tại gia, có gia đình con cái và tạo dựng sự nghiệp như mọi người.

 

Xem thêm  Cảnh chen chúc ở Tam Chúc: Cẩn thận lại mất lộc chứ mơ tưởng gì tới tăng thêm phước lộc!
quy y tam bao la gi
 
 

2. Ý nghĩa của Quy y Tam Bảo là gì?
 

Đức Phật là người đi trước chúng ta, người đã trải qua không ít khổ ải nên muốn tìm ra con đường giải thoát cho chúng sinh. Khi ta quy y Tam bảo ta sẽ nhờ dựa vào kiến thức cùng lời chỉ dẫn của Ngài để học hỏi, tránh lầm đường, lạc lối.

Và một khi khi bản thân đã biết trở về nương tựa Tam bảo thì không nên vội vàng nghe theo ai đó khi bản thân chưa hiểu rõ ràng, chính bạn cần phải tìm hiểu giáo pháp càng nhiều càng tốt, để từ đó có cái nhìn đúng đắn và thấu suốt, không bị kẻ xấu xúi dục.

Trước hết phải chính bản thân mình cảm nhận được những giá trị cao đẹp của đạo Phật rồi từ đó phát tâm nguyện muốn quy y Tam bảo và cố gắng thực hành theo thì người đó mới chính thức trở thành một Phật tử đúng pháp. Nếu không họ cũng chỉ làm theo phong trào và chẳng mang lại lợi ích gì cho bản thân.

Quy Y Phật

Trong hiểu lầm về Đạo Phật có nói đến một sự thật rằng Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng là một con người bình thường, có cuộc sống như bao người khác với vợ và con. Vì thế, Phật không phải là phép nhiệm màu nào đó mà cứ quy y là ta được “ban phép”, việc quy y Phật được hiểu là nhớ công đức của Ngài và học hỏi từng những gì Ngài truyền đạt lại.

Xem thêm  Người sinh tháng nào dễ dàng được Bồ Tát phù hộ độ trì trọn đời MAY MẮN?

Để khi ta đối mặt với khổ đau, muộn phiền ta lại lấy tấm gương sáng từ Phật để mạnh mẽ vượt qua, và tập sống buông xả như Ngài để có cuộc đời an lạc.

Đức Phật cũng đã nói rằng trong mỗi chúng ta đều có Phật tính, trong một khía cạnh sâu xa hơn, dù chúng ta không nhận ra nhưng tất cả chúng ta đều là Phật. Vì thế, nương tựa Phật cũng là nượng tựa vào chính niềm tin và con người của chúng ta chứ không phải ai khác.
 

Quy Y Pháp
 

Pháp là căn cứ theo Kinh, Luật, Luận của Phật đã được ghi chép lại theo lời của Ngài, từ đó ta đọc tụng tu trì và rèn giũa bản thân mỗi ngày.
Người thực hành theo Pháp của Phật dần dần sẽ diệt sạch mọi phiền não, tìm được đến nơi an vui giải thoát. Pháp được xem là phương thuốc hữu hiệu “chữa bệnh” cho chúng ta, để tinh thần cũng như thể chất của ta dần được hồi phục.

Đức Phật từng nói: “Ta chỉ là người chỉ đường, các con hãy tự lực thắp đuốc lên mà đi…” hoặc: “Nếu Ta nói một điều gì mà mọi người hiểu được, biết được bằng ý thức thì Ta không có nói dối. Còn Ta nói ra một điều gì mà mọi người phải hiểu bằng tưởng ngoài sức hiểu biết bằng ý thức của con người thì Ta đã có nói dối trong Ta…”.

Trong Phật pháp có nhiều pháp môn tu, tùy nhân duyên mà mỗi người chọn cho mình một pháp và đó cũng chỉ là phương tiện, là con đường chứ không phải đích đến. 

Dù ta tu theo pháp môn nào, cuối cùng khi chúng ta quy y Tam Bảo, ta sẽ tự trau dồi bản thân với đức tin sâu sắc hơn và từ đó nhân cách của chúng ta sẽ trở nên trang nghiêm hơn, đẹp đẽ hơn đó mới là điều mà ta muốn hướng tới.

Xem thêm  Lời Phật dạy về việc tự thấy xấu hổ: Không chịu hiểu thì sống như loài thú
 
loi ich quy y tam bao
 

Quy Y Tăng 

Khi Phật còn tại thế thì Phật giáo lấy Phật làm trung tâm, sau khi Phật diệt độ thì ta chú yếu nương nhờ vào Tăng bảo. 

Tăng là một số đệ tử Phật, nguyện rời bỏ những cuộc sống vật chất đang có để cống hiến trọn đời cho đạo pháp.

Các vị Tăng ni không ngừng học hỏi và luôn luôn giữ theo giới luật của Phật và họ sẽ thay Ngài hướng dẫn chúng ta nghe và hiểu chánh pháp.
 

Sự khác biệt giữa một vị thầy danh tiếng hay vị thầy ở chùa gần nhà không có gì khác biệt, chúng ta tùy duyên để có thể tìm học với các vị thầy khác nhau. Nhiều người dù đã quy y rồi vẫn muốn quy y thêm lần nữa với một người thầy danh tiếng khác là sai lầm, là điều không nên làm đối với các Phật tử chân chính.
 
Kate Nguyễn

Già Lam Bồ Tát – Quan Công buông đao quy y cửa Phật

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!