“Rừng ma đồng nhi” – Nơi xác những đứa trẻ treo lủng lẳng trên cây

“Rừng ma đồng nhi” – Nơi xác những đứa trẻ treo lủng lẳng trên cây
By Tâm Linh
Th1 09

“Rừng ma đồng nhi” – Nơi xác những đứa trẻ treo lủng lẳng trên cây

Tamlinhthanbi.com “Rừng ma đồng nhi” thuộc xã Kim Loan, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng nổi tiếng với những câu chuyện ma mị rùng rợn về số mệnh của những đứa trẻ xấu số.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);
  • NGÔI NHÀ MA ÁM ở Bắc Giang – những sự trùng hợp rợn người
 
 
“Rừng ma đồng nhi” có tên là rừng Đông Sấn, thuộc xã Kim Loan, huyện Hạ Lang, Cao Bằng hầu như chỉ có một loại cây là gỗ nghiến. 
 
Đây là khu rừng thiêng, ít người đặt chân đến vì những câu chuyện huyền bí về “rừng ma thiêng” đã ăn sâu vào tiềm thức những người dân nơi đây.
 

1. Tại sao khu rừng được gọi là “rừng ma đồng nhi”?

 
rung ma dong nhi
Ngôi rừng ám ảnh những câu chuyện ma mị
Khu rừng này còn được gọi là rừng an táng trẻ con trên cây. Sở dĩ có tên như vậy bởi khu rừng này là nghĩa địa chôn cất trẻ con. Trước đây, do trình độ thấp, thiếu cái ăn cái mặc, nên bố mẹ đẻ con ra ít nuôi được. Có người vừa sinh xong vài ngày thì con chết vì bệnh sốt rét. Có đứa bé sinh ra được vài tuần hay vài tháng là bị ma rừng bắt. Những lúc ấy người thân, họ hàng trong gia đình lẳng lặng quấn đứa trẻ vào tã mang đi.
 
Họ thường không để người mẹ biết lúc táng, để tránh việc người mẹ bị kích động, đau khổ. Sau đó người ta đặt đứa trẻ vào cái “thạ” (cái nôi) rồi tìm một cây cổ thụ to, đẹp, chọn tán cây cao và chắc chắn. Cuối cùng họ treo cái “thạ” lên cây. Xong xuôi họ trở về nhà và không bao giờ nhắc đến đứa bé xấu số ấy nữa. Xem thêm: Hành trình đi tìm chùa Địa Ngục và câu chuyện về “rừng ma ao dứa”
 
Nguyên do vì sao người ta không chôn cất đứa trẻ mà lại treo lên cây?
 
– Để những đứa trẻ sớm được đầu thai
 
Theo lời người dân kể lại: “Với những bé chỉ được vài ngày, vài tháng tuổi thì chỉ cần treo lên để mưa nắng làm nó tự tan biến vào khí trời như những vì sao. Những đứa trẻ ấy là những sinh linh cực kỳ non nớt, chưa nhuốm bụi trần, nếu chôn chặt vào đất chúng sẽ khó đầu thai kiếp khác. 
 
Treo lên cây là để hy vọng những cây nghiến rắn chắc sẽ che chở cho những linh hồn yếu ớt tội nghiệp kia. Vừa thể hiện mong muốn kiếp sau chúng được cứng cáp khỏe mạnh như đại thụ trong rừng. Sau đó người ta không phải đi thăm mộ người chết nữa vì vào thăm mộ dễ làm con ma thức dậy trở về bắt tội người nhà…”.
arfAsync.push(“knye9xke”);
 
Từ xa xưa, người Tày đã có quan niệm rằng, vùi xác trẻ con xuống đất là không thương người chết và sẽ bị “con ma” báo hại, làm cho người nhà bị đau ốm, hoặc gặp tai nạn và phải chết theo. 
 
– Tục lệ “ma thuật” huyền bí
 
Cũng theo lời người dân kể lại, tục lệ treo đứa trẻ lên cây mà không chôn cất còn có liên quan đến một “ma thuật” bí truyền của các thầy Mo Tày cổ. 
 
Cũng giống như một niềm tin kỳ lạ của giới “đạo tặc” là chỉ cần đào mộ những người bị sét đánh, chặt lấy một bàn tay đem theo người, thì khi đi hành nghề, trăm vụ sẽ trót lọt cả trăm.
 
Một số thầy mo Tày ngày trước cũng có một niềm tin riêng. Họ lặn lội vào tận rừng sâu núi thẳm đào trộm mộ trẻ em. Họ sẽ dùng răng cắn đứt một ngón tay út của đứa trẻ được chôn, sau đó phơi khô và luôn mang theo người. Như vậy quyền năng của họ sẽ mạnh lên, khi làm phép sẽ luôn mời được thần thánh trợ giúp. 
 
Những người thân không muốn các bộ phận con cháu mình bị đem đi sử dụng nên họ thường treo thi thể đứa trẻ lên cao. Bởi nếu xác đứa trẻ không được chôn trong đất, sẽ không còn tác dụng với các thầy mo nữa.
 
Tục lệ “thiên táng” này khiến người dân không khỏi sợ hãi và bị ám ảnh. Bởi lẽ bất cứ ai khi có việc bắt buộc phải qua khu rừng, thường rất sợ khi nhìn thấy hình ảnh những chiếc nôi đung đưa trong gió, kèm tiếng kêu của bầy quạ nghe hết sức thê lương. May mắn rằng tục lệ “thiên táng” hiện nay gần như hoàn toàn không còn nữa. 

Xem thêm  5 bước bài trí ban thờ đón Tết nhanh - gọn - chuẩn

Có thể bạn quan tâm: “Cây ma” ở sân bay Phú Quốc: Chuyện huyền bí về oan hồn cô gái trẻ

 

2. Những câu chuyện nhuốm màu ma mị về “rừng ma đồng nhi”

rung ma dong nhi - mieu tho than rung dong san
Miếu thờ Thần rừng Đông Sấn
Người ta đồn đại rằng khu rừng Đông Sấn có rất nhiều ma, đủ các loại ma. Nào là “phj pá” làm mình mê man, “phj bó cáp” làm mình đau bụng, đau chân; “phj cang cói” kêu eng éc như lợn lòi làm mình đau đầu; “phj nặm”, “phj ngược” làm mình lạnh như bị sốt rét (theo tiếng Tày, “phj” có nghĩa là ma). Đi vào rừng mấy con ma ấy nhập vào làm hại mình. Phải có thầy mo đến mới đuổi được con ma ấy đi.
 
Tuy nhiên, vì cuộc sống mưu sinh, thỉnh thoảng người dân vẫn vào nhặt củi. Nhưng phải qua miếu xin phép Thổ Công trước rồi mới dám vào, có vào cũng chỉ mon men ở bìa rừng thôi, không dám vào sâu. 
 
Đi rừng luôn phải nhớ chỉ được đi thẳng, tuyệt đối không được ngoái lại phía sau, nghe tiếng người gọi không được thưa, có khát nước, đói bụng, mỏi chân cũng không được kêu ca, thấy có bước chân đằng sau thì phải vừa đi vừa khấn liền một hơi “đin phạ ơi” (ông trời) đủ 7 lần. Phải đọc thầm, không cho lưỡi va vào răng, không được phát ra tiếng. 
 
Nếu không con ma rừng biết mình sợ, mình mệt, mình đói, nó sẽ dẫn dụ, giấu mình vào trong rừng, không chịu thả ra, cho mình chết trong rừng thì thôi….
 
Người dân còn kể, nhiều lần dắt trâu, bò qua khu rừng, không hiểu tại sao chúng tự nhiên sợ, khuỵu xuống không chịu đi tiếp. 
 
Vài lần khi đi nhặt củi trong Đông Sấn, họ loáng thoáng nghe thấy tiếng trẻ con cười khành khạch, rồi tiếng gọi: “Mé ơi, mé ơi” (mẹ ơi). Mà lúc ấy làm gì có đứa trẻ nào dám bén mảng vào rừng cơ chứ. Những lúc như vậy, người dân khiếp đảm chỉ biết cắm đầu cắm cổ chạy một mạch ra khỏi rừng…
 
Những câu chuyện huyền bí trên không có sơ sở khoa học nhưng “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên người dân vẫn tin tưởng vào những câu chuyện tâm linh nhuốm đầy màu sắc ma mị ấy.
 
Ngày nay, tục “thiên táng”, “thụ táng”, “táng nổi” người chết ở Cao Bằng cũng như nhiều địa phương khác trên đất nước ta hầu như không còn. Một phần do sự vận động, tuyên truyền của chính quyền. Một phần do dân làng đã dần nhận thức được rằng đây là một tục lệ không còn phù hợp, có thể gây lan truyền dịch bệnh, ô nhiễm môi trường.
 
Theo Baomoi.com

Xem thêm  Tiên tri của các nhà chiêm tinh, phong thủy về năm Bính Thân

Con tàu ma ám của người Hà Lan và những điều không ai có thể lý giải
Những đường hầm ma ám nổi tiếng thế giới: Nơi không dành cho người yếu bóng vía
Con đường ma ám ở Tiền Giang – Nơi những hồn ma cụt đầu bay lơ lửng
Thực hư những ngôi nhà ma ám ở Sài Gòn khiến ai cũng phải rùng mình sợ hãi
Thực hư câu chuyện ma ám Thuận Kiều Plaza
Cổng làng ma ám với xe Exciter, những cái chết bí ẩn, sự thật là gì?
 

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!