Người xưa đã dạy rằng: “Nếu mắc lỗi lầm thì công khai nhận lỗi đó, rồi tìm ra biện pháp và quyết tâm để sửa chữa. Thái độ đối với lỗi lầm như thế là thước đo một người chân chính, trung thực đáng cho mọi người tin cậy và kính trọng”.
1. Tôi là người tốt, biết giúp đỡ mọi người có cần sám hối
Những sân hận từ nhỏ đến lớn trong quá trình đó tạo thành chuỗi nghiệp lực, nhỏ có, lớn có, tuần tự quấn chúng quanh chúng sanh đó không khác một lò xo. Rồi tới một lúc nào đó, chúng ta lìa đời, tội lỗi chưa trả hết và trở thành “con nợ” với những gì mình đã gây ra. Chủ nợ còn sống mà người gây nợ đã lìa xa nhân thế. Rồi đến khi thần thức hội đủ cơ duyên để thác sanh trở lại, chủ nợ đã vĩnh biệt cõi trần. Chúng sanh đó ôm những món nợ cũ trên người, chờ dịp để thanh toán.
2. Có cần sám hối với chính bản thân mình
Chúng ta thường nghiêm khắc quá hoặc chẳng quan tâm gì tới bản thân mình, thậm chí có lúc quên rằng chính chúng ta cũng cần được tha thứ. Mỗi ngày qua đi, chúng ta đã là một con người mới, nếu vẫn oán tránh với tội lỗi của chính mình gây ra sẽ chẳng thể làm việc gì khác tốt hơn.
Vì thế, tội lỗi ngày càng chồng chất, cuối cùng hết phước, chịu họa không thể lường. Người xưa nói “Người không gặp hoạn nạn, không biết quay đầu”. Do đó mà đại đa số người đời bị sa hầm, sụp hố, đến khi tỉnh ngộ hiểu ra, mới biết sám hối là điều cần thiết cho tất cả mọi người.