Vào sáng mồng một đầu năm mới, ngoài việc gặp gỡ người thân, bạn bè thì đông đảo người dân đi lễ chùa. Dù già hay trẻ, giàu hay nghèo, chúng ta đều gặp nhau ở miền tâm thức linh thiêng để cầu cho bản thân và gia đình được sự bình an, gạt bỏ đi những muộn phiền, lo âu của năm cũ và cầu mong những may mắn, hạnh phúc trong năm mới.
Ý nghĩa cầu an đầu năm theo đạo Phật
Nghiệp lực có sức chiêu cảm rất mạnh mẽ sẽ đưa chúng ta tới thế giới an lạc hay khổ đau là tùy vào quá khứ cũng như hiện tại của một người. Thế nhưng, các việc làm hiện nay như Phật sự, lễ cầu an đều là nghiệp thiện, lành có sức mạnh tiêu tội lỗi, giảm tai ương. Liệu có phải điều này là mê tín?
Thực ra, bản chất của việc cầu an chung của các chùa đó là xét trong mối quan hệ đối với dân tộc, đại lễ cầu an mang ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, người người được sống trong cảnh thanh bình, yên ổn.
Tất cả những điều đó đều nằm trong triết lý nhân quả của đạo Phật và bám rễ sâu vào tư tưởng, suy nghĩ, lối sống của dân ta từ bao đời.
Cầu an đầu năm có hiệu quả khi nào?
Một điều đặc biệt nữa là, trong giờ phút ấy, tự bản thân của mỗi người, từ suy nghĩ đến hành động đều một mực giữ gìn, không tạo ra những điều xấu, ác trong những ngày thiêng liêng ấy để có được một năm mới suôn sẻ mọi điều.
Tất cả những gì trong hiện tại không phải hoàn toàn do nghiệp nhân các đời quá khứ quyết định mà còn do nghiệp nhân trong hiện tại tạo nên, đó là thái độ sống, quan niệm, những suy nghĩ, hành vi tiêu cực hoặc tích cực trong hiện tại của chúng ta. Cho nên không tạo nghiệp nhân xấu, tạo nhiều nghiệp nhân thiện trong hiện tại là thái độ sáng suốt để cải thiện đời sống bất như ý và xây dựng đời sống an vui hạnh phúc cho mình. Đó là cách thức cầu an tích cực. Ta có thể chuyển nghiệp nặng thành nhẹ bằng cách ăn năn sám hối những nghiệp đã tạo và nỗ lực tu tập, tạo các nhân duyên lành làm trở ngại sự hình thành nghiệp quả.
Không hoài vọng về quá khứ để thoát khỏi thế giới kinh nghiệm đau thương. Không hoài vọng về tương lai để không lo âu và sợ sệt. Sống một cách sáng suốt, bình thản trong hiện tại để khắc chế mọi tham ưu ở đời. Người sống được như vậy thì lúc nào cũng “an”, lúc nào cũng khỏe mạnh, cũng hạnh phúc, không cần cầu nguyện và mong mỏi cũng được bình an.
Cầu an đầu năm khi lễ chùa như thế nào cho đúng
Xem thêm: Cầu siêu có phải mê tín? Không biết được điều này sẽ dễ sai lầm.
Cách láy vái đúng và phù hợp với thuần phong mỹ tục
Xem thêm: Đi chùa vái như thế nào, vái mấy lần mới không bị coi là bất kính?
Minh Minh (Tổng hợp)