- 1. Tại sao Đức Phật đi khất thực?
- 1.1 Đối với những người được xin
- 1.2 Đối với bản thân khất sĩ:
- 2. Những câu chuyện Đức Phật đi khất thực
- 2.1 Phật từ chối yến tiệc của vua cha đã chuẩn bị
- 2.2 Phật gặp Bà la môn lớn tuổi đi xin ăn
- 2.3 Đức Phật gặp tên cướp Angulimāla
1. Tại sao Đức Phật đi khất thực?
Thực ra, Ngài đi khất thực không phải chỉ để có được bữa ăn qua ngày mà thông qua hành động đó chuyển tải rất nhiều thông điệp hay từ chiêm nghiệm của mình tới mọi người một cách gần gũi và dễ hiểu nhất có thể.
Kể từ khi thành đạo cho đến lúc nhập diệt, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni luôn duy trì truyền thống trì bình khất thực mỗi ngày, trừ những hôm nhận lời đến nhà vị cư sĩ nào đó trai tăng. Ngài cũng yêu cầu các tăng ni duy trì nề nếp này.
Mục đích Đức Phật đi khất thực ngoài việc nuôi thân để sống và tu tập thì còn bao gồm:
1.1 Đối với những người được xin
Với những bước chân khoan thai chánh niệm, Phật đi khất thực mỗi ngày, từ nhà này sang nhà khác, từ làng này sang làng khác, từ thị trấn này sang thị trấn khác, từ kinh đô này sang kinh đô khác, từ quốc độ này sang quốc độ khác cũng chỉ vì muốn khơi lợi lòng từ bi mà ai cũng có, nhờ thế mà họ bớt đi tính tham lam, ích kỷ, nhận ra mình vẫn có thể làm người tốt chỉ bằng việc cho người khác một bữa ăn.
Đây cũng là cơ hội Ngài truyền pháp, lan tỏa thông điệp từ bi hỉ xả, lối sống thiện lành. Nếu ai có nỗi lòng muốn giải tỏa thì Phật sẵn sàng lắng nghe rồi Phật cho những lời khuyên phù hợp.
– Giúp cho mọi người nhận ra cái khổ: Làm người thì ai cũng khổ, do nghiệp duyên mà khi sinh ra ở đời này có người khổ ít có người khổ nhiều, nhưng không ai tránh được. Đức Phật cho chúng sinh nhận ra cái khổ ấy thì con người sẽ xích lại gần nhau, không còn hiềm khích đố kỵ nhau nữa.
Giữa cuộc đời không mấy bình yên, ai cũng mong có chỗ nương tựa ấm lòng. Phật đi đến đâu thì người người được hân hoan, nhà nhà được đầm ấm, xứ xứ được thanh bình.
Phật không có quyền lực nhưng Phật dạy cho lòng tin hướng thiện. Phật không có tiền của nhưng Phật dạy cho trí tuệ sáng suốt. Phật không làm ra của cải vật chất nhưng Phật dạy cho giới đức an lạc.
1.2 Đối với bản thân khất sĩ:
– Đoạn trừ tính tham lam: Khất thực cũng giúp đoạn trừ được lòng tham còn lại trong tu sĩ, vì các vị được bố thí gì thì cũng hoan hỉ đón nhận, ngon hay không ngon cũng không quan trọng, ít hay nhiều cũng như nhau.
2. Những câu chuyện Đức Phật đi khất thực
2.1 Phật từ chối yến tiệc của vua cha đã chuẩn bị
Vua cha vốn đã chuẩn bị yến tiệc, cho rằng con trai mình đương nhiên sẽ về nhà dùng cơm. Nhưng chờ mãi không thấy, sau đó nhận được tin Phật và tăng đoàn đã ra phố xin ăn nên đã đến tận nơi để chứng kiến.
Vua cha Tịnh Phạn không khỏi phân vân: Tại sao tại sao Đức Phật đi khất thực? Xuất gia tìm Đạo, đến khi thành Phật rồi đi ăn xin sao? Đến khi diện kiến Đức Phật, tại Hoàng cung, vua Tịnh Phạn hỏi: Con tu hành đã thành Phật, sao còn phải đi… khất thực?
Đức Phật mỉm cười, rồi giải thích cho vua cha rằng: Người xuất gia đâu cũng là nhà, còn chư Tăng khất thực, tuy là kẻ ăn xin đích thực – nhưng khác với người ăn xin là không phải tìm cái ăn để sống vất vưởng qua ngày, mà ngoài việc nuôi thân để sống và tu tập.
Ngoài ra việc này còn một ý nghĩa sâu xa – đó là sự gieo duyên với chúng sinh trong “bát cơm ngàn nhà”, bởi cảm nhận tình người qua việc bố thí của chúng sinh, là tiếp cận giá trị hạnh phúc giữa cuộc đời.
2.2 Phật gặp Bà la môn lớn tuổi đi xin ăn
Người này từ xa nhìn thấy Đức Thế Tôn nên cho rằng: Ngài chống gậy bưng bát, đi khất thực từng nhà. Ta cũng chống gậy ôm bát đi khất thực từng nhà. Ta cùng Ngài đều là Tỳ kheo.
Vượt lên sự chi phối của tham sân phiền não mới gọi là Khất sĩ, Tỳ kheo. Một Tỳ kheo thực sự sẽ được người cung kính, xứng đáng để nhận thí, họ đã tạo ra cả ruộng phước tốt cho đời gieo trồng.
2.3 Đức Phật gặp tên cướp Angulimāla
Tên cướp thấy lạ vì bình thường có thể đuổi kịp con voi, con ngựa, con nai và cả chiếc xe đang chạy, mà bây giờ không thể đuổi theo kịp một kẻ bình thường.
– Ông đi mà lại nói: Ta đã dừng rồi, còn tôi dừng, thì ông nói “sao tôi không dừng” nghĩa là sao?
– Thưa Ngài, tội lỗi của tôi thật tày trời. Tôi có thể quay đầu bằng cách nào?
Nghe xong, Angulimala liền quăng bỏ kiếm và khí giới xuống vực sâu, đảnh lễ Đức Phật, xin được xuất gia. Từ đó, tên sát nhân khét tiếng thành Savatthi đã trở thành đệ tử xuất gia của Đức Phật. Dưới sự hướng dẫn của Đức Phật và chúng Tăng, chẳng bao lâu, Angulimala chứng đạt trạng thái giải thoát hoàn toàn.
Vì sao Đức Phật nhận định: Phụ nữ ở địa ngục nhiều hơn đàn ông?