Tại sao Đức Phật được cúng dường cơm lại mang cho chó ăn?

Tại sao Đức Phật được cúng dường cơm lại mang cho chó ăn?
By Tâm Linh
Th1 09

Tại sao Đức Phật được cúng dường cơm lại mang cho chó ăn?

Tamlinhthanbi.com Chúng ta có quan điểm rất chung chung rằng cúng dường cho Phật sẽ nhận phước báu, nhưng đó mới chỉ là xuất phát từ cái tâm nhỏ hẹp, thiếu tầm nhìn xa trông rộng của bản thân mà thôi.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);

Đức Phật mang cơm được cúng dường cho chó ăn

Trong cuốn “Đại trí độ luận” có ghi lại rằng khi ngài Xá Lợi Phất thành tâm đem bát cơm của mình tới cúng dường Phật thì ông rất bất ngờ với hành động của Ngài.

Đức Thế Tôn mới nhận xong bát cơm liền đem cho chó ăn. Sau đó, Ngài ôn tồn hỏi:

 
– Này Xá Lợi Phất! Ông đem bát cơm cúng dường ta, nhưng ta lại mang cho chó ăn. Như vậy, một trong hai người là ông và ta thì ai có phước hơn ai?
 
Ngài Xá Lợi Phất đáp:
 
– Phật bố thí cho chó ăn có phước hơn là con cúng dường Phật ạ.
 
Phật dạy:
 
– Ai cũng cho Phật là ruộng phước (phước điền) vào bậc nhất, lại thường cho con chó là ruộng ác (ác điền), nên hôm nay ta mới đem bát cơm này cho chó ăn để người đời biết rõ là tâm sinh phước, chẳng phải là ruộng (điền) sinh phước.

Bài học: Mọi người tin rằng chư Phật được coi là phúc điền lớn nhất nên muốn tích được nhiều phúc đức thiện báo thì ưu tiên chọn cúng dường Phật. Thế nên, cho dù hiện nay Ngài đã không còn nữa nhưng chúng ta vẫn thường xuyên thực hiện việc cúng dường ở lễ chùa như là một cách thay thế.

Đúng là cúng dường Phật giúp tâm ta được hướng tới những điều cao đẹp, có động lực để tích đức hành thiện hơn, thế nhưng qua câu chuyện trên ta hiểu thêm rằng, ta cũng có thể cúng dường, giúp ích cho vô số loài xung quanh mình cũng đã mang lại phước báu rồi.

Theo lời Đức Phật chỉ dạy qua câu chuyện trên, sự việc không đơn giản là đối tượng ta cúng dường mà chúng còn xuất phát ở cái tâm của ta.

Không ít người phô trương hình thức bên ngoài bằng việc cúng dường mâm cao cỗ đầy nhưng trong tâm thì đầy toan tính, như thế họ cũng đã làm mai một đi phước báu của mình ít nhiều mà bản thân không hề hay biết.

 
Hay thậm chí tệ hại hơn, nhiều người mượn hình thức tốt đẹp để phục vụ cho mục đích cá nhân. Họ có cố che đậy thế nào thì cũng chỉ càng gieo thêm nhân xấu mà thôi.

Ví dụ, nếu kẻ nào mượn danh đi làm từ thiện nhưng mục đích là phục vụ lợi ích cá nhân, lấp liếm tội lỗi, tư lợi hoặc mượn danh công lý, tự xem mình là người tốt nhưng lại để trả thù riêng… thì không thấy phước báu đâu chỉ thấy tội lỗi chất chồng.

Xem thêm  Nếu có niềm tin tâm linh, nhớ áp dụng các cách THOÁT HIỂM trong gang tấc
 
Có phải cứ cúng dường cho Phật sẽ nhận phước báu
 

Có phải cứ cúng dường cho Phật sẽ nhận phước báu?

 
Lợi ích của bố thí cúng dường thì ai cũng biết nhưng đâu cứ phải chỉ cúng dường cho Phật mới mang về mình nhiều lợi lạc nhất? Nếu thế thật thì người người chỉ cần lũ lượt dâng hương, dâng hoa lên Ngài và chẳng cần làm gì cũng có thể ung dung hưởng phước.

Thực ra, ngay khi chúng ta có chủ tâm rằng phải cúng dường Phật để được phước báu cao nhất có thể mà quên đi những cảnh đời đói khổ xung quanh mình, không nghĩ tới việc giúp đỡ họ thì đã cho thấy bạn không vô tư trong suy nghĩ. Vì thế, bạn tưởng rằng mình được hưởng nhiều phước nhưng thực ra lại được chút ít hoặc chẳng có gì.

Theo lý thuyết đúng là cúng dường cho Phật sẽ nhận phước báu vì Đức Phật là bậc phước điền đệ nhất, thế nhưng không có nghĩa là mọi trường hợp cúng dường cho Ngài đều được phước vô lượng như nhau. Nếu mọi thứ diễn ra dễ dàng như thế thì chắc ai trong chúng ta cũng có hạnh phúc, an vui ngay lập tức sau khi cúng dường. Nhưng thực tế đâu có diễn ra như vậy.

Một người có được phước hay không, phước nhiều hay ít còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó đáng bàn nhất là tâm ý của người cúng nữa. Nếu cúng Phật với tâm thanh tịnh thì được phước, nhưng nếu cúng để mong cầu điều gì đó như tiền tài, danh vọng, xuất phát từ tâm tham thì có khi sẽ không được gì.

Phật dạy chúng ta không nên có tâm phân biệt với bất cứ ai, bất cứ loài nào, mỗi chúng ta đều có thể trở thành một vị Phật trên thế gian. Vậy nên việc cúng dường những người nghèo khổ với tấm lòng yêu thương thì công đức cũng bằng cúng dường không phải chỉ cho một vị Phật mà cho hằng hà sa chư Phật.

Điều này có nghĩa là dù bạn không phải là Phật tử tại gia hay tu ở chùa, bạn chỉ là một người bình thường, không cúng chùa, chỉ lo bố thí cho người nghèo với tâm thương yêu thật sự cũng được phước lộc lớn mà ít ai sánh kịp. 

Kinh Tứ Thập Nhị Chương có câu: “Cúng dường cho một ngàn ức tam thế chư Phật ăn, không bằng cúng dường cho một vị vô niệm, vô tu, vô chứng ăn”. Nghĩa là đừng chỉ chăm chăm cúng mỗi Phật hay Thần nào đó mà ta kính ngưỡng, ngay trong đời thường, cứ thấy ai khó khăn ta cứ vui vẻ giúp đỡ, đừng tính toán quá nhiều thiệt hơn, còn cân đo đong đếm giúp người này sẽ tốt hơn người kia sẽ khiến tâm ta khó an.

Nếu đi đường thấy một người đang đói, ta nhường phần cơm của mình cho họ, thấy người ta lạnh, ta cho họ tấm áo ấm,… không cần cầu kỳ, màu mè hay cần sự công nhận của ai, ta làm điều tốt cũng đã thể hiện tâm Phật rồi. Chính những điều giản đơn đó cũng là ta đã tự tạo phước chứ không cần phải thủ tục cúng dường gì cả.
  

arfAsync.push(“knye9xke”);
Ngược lại, cái tâm so đo tính toán, thấy người nào kém hơn là dè bỉu, chê bai người ta thấp hèn sẽ chỉ làm hao tổn phước báu của mình mà thôi. Hãy luôn ý thức việc giúp đỡ chúng sinh dù họ là ai đi chăng nữa.

Xem thêm  Chuyện lạ khó tin nhưng có thật: Người chuyển kiếp thành... chó

Thực tế là ngày nay, nhiều người cũng đi chùa, cúng dường hay làm từ thiện… tưởng rằng lòng tốt đang được lan rộng nhưng không phải ai đến đó cũng bằng tâm thanh tịnh. Họ thường mưu cầu một điều gì đó cho bản thân.

Thậm chí, có những người đi đến những ngôi chùa lớn, cúng dường cho những vị có tiếng tăm để quảng bá thương hiệu của họ, hoặc để cho cộng đồng biết họ cũng là người tốt.

Rất nhiều người cũng có động cơ riêng khi làm từ thiện, chứ không phải làm với lòng trắc ẩn, với tình thương, với lòng từ bi cứu khổ cứu nạn. Dù hình thức là làm việc tốt nhưng động cơ tâm ý không tốt cho nên Đức Phật dạy là không được phước bao nhiêu.

 

Phật dạy: Một việc đơn giản này nếu không làm được, dù có cúng dường Phật nhiều đến đâu cũng vô ích
Phật dạy phương pháp cúng dường cao quý nhất không phải là càng nhiều vàng bạc châu báu, những thứ vật chất tiền tài hiện hữu, vật quý giá thì càng tốt, mà

Không phải thứ gì lấp lánh cũng là vàng

 
Tâm con người không ai thấu tỏ
 
Việc bố thí, cúng dường luôn được Đức Phật khuyến khích nhưng không chỉ dừng lại ở hình thức vì quả báo việc này không chỉ ở đối tượng được bố thí mà còn phụ thuộc cả vật phẩm bố thí và tâm của người đang bố thí:
 
1. Đối tượng được bố thí: Bố thí cho người có phẩm hạnh càng lớn thì quả báo nhận được càng lớn. 

2. Chủ thể bố thí: Người đi bố thí cúng dường phải có tâm thiện, việc làm hướng thiện sẽ có phước báu nhiều hơn người bố thí với tâm hẹp hòi, hoặc họ đang làm các nghề bất thiện, thường có những hành vi bất thiện.

 
3. Vật phẩm bố thí: Dù là hoa quả, vật phẩm mang đi cúng dường cũng phải được mua từ đồng tiền kiếm ra từ việc làm ăn chân chính sẽ có phước báu lớn hơn. Nếu làm việc xấu hại người để có tiền làm giàu, sau đó dùng tiền này mua lễ vật có hoành tráng thế nào thì cũng chưa chắc đã có chút công đức.
 
Không phải thứ gì lấp lánh cũng là vàng, không phải cứ cúng dường với mâm cao cỗ đầy cho những vị cao tăng đắc đạo mới là tốt còn xem thường việc nhỏ như chuẩn bị một bữa cơm cho người nghèo.

Xem thêm  Muốn người khác nhất nhất nghe theo, đừng bỏ lỡ bài viết này

Vì thế, không chỉ dâng hương hoa hay vật phẩm tới Phật mới được xem là cúng dường đạt hiệu quả mà từ trong cuộc sống hàng ngày, nếu không màng đến phước báu lớn nhỏ cho riêng mình, luôn sẵn lòng cứu người trước mắt, thì rõ ràng tâm bố thí đó rất lớn lao, cao đẹp.

Chúng ta nên luôn có tâm lượng vị tha để cúng dường hồi hướng cho toàn thể chúng sinh, hơn là chỉ cầu mong điều tốt đẹp cho riêng bản thân và gia đình. Vì thực tế, đứng trên mặt tổng thể để tính phước báu, thì phước báu khi cho kẻ bất thiện lúc đang đói chưa chắc đã ít hơn khi cúng dường một vị đại tăng. 

Ngay cả việc các Phật tử thuyết pháp cũng vậy, với đầy đủ công nghệ như hiện nay, thật dễ dàng để tiếp cận các giáo lý nhà Phật, nhiều người sử dụng lời dạy của Đức Phật để đi thuyết Pháp, có vẻ họ thuộc đấy nhưng hãy xem lại cái tâm của người đó. Không phải cứ biết hết là họ có thể thực hành đúng được như vậy.

Không ít người sử dụng Phật pháp chỉ vì danh tiếng và lợi lộc riêng, đem cái đẹp đẽ của Phật ra để mưu cầu lợi ích cho bản thân. Thế nên mới có chuyện những bậc tu hành sắm xe đẹp, có tài sản tiền tỷ như hiện nay.

 
Những hình thức tốt đẹp thường bị người ta lợi dụng để phục vụ nhu cầu thấp hèn của cá nhân, vậy nên ta đừng vội vàng đánh giá một người nào đó khi ta chưa biết rõ. Những thứ lấp lánh mà ai ai cũng nhìn thấy chưa thể nào phản ánh cái chân thực bên trong.

Quan trọng nhất chính ở cái tâm, ở động cơ của người đó – thứ mà không phải ai cũng thấu tỏ nhưng Trời biết, Đất biết, họ biết là đủ, vì dù sao một người làm sai thì cũng không thể nào tránh khỏi quy luật của Nhân Quả.

Đừng vội oán giận, hãy nghe Đức Phật lý giải về người đối xử tệ với ta
Nghe giáo huấn của Đức Phật, vị đệ tử xấu hổ vì lãng phí trong việc ăn mặc

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!