- 1. Tâm Đồ Đề là gì?
- 2. Phát Bồ Đề tâm là gì?
- 3. Lợi ích của Bồ Đề tâm
- 4. Cách thực hành tâm Bồ Đề
1. Tâm Đồ Đề là gì?
Theo Phật giáo Tây Tạng thì tam Bồ Đề có hai dạng, tương đối và tuyệt đối.
2. Phát Bồ Đề tâm là gì?
Phát tâm Bồ Đề, tâm giác ngộ cũng là phát tâm Phật, luôn vì lợi ích của muôn loài, có công năng thấy biết chân thật tánh tướng của vạn pháp, hiểu rõ đường lối dẫn dắt chúng sanh thoát khỏi khổ đau phiền não, vượt ra khỏi vòng luân hồi sinh tử.
Các công đức khi phát Bồ Đề Tâm rộng lớn tới mức có thể vượt qua phước báo của thế gian, vượt qua phước báo của cõi Trời.
Phát Bồ Đề tâm cũng là đặt ra mục tiêu tối hậu ngay từ lúc bắt đầu phát tâm của mình đó là hướng tâm đến lộ trình tu tập giác ngộ và giải thoát. Nhờ có nguyện này mà người tu hành có lòng tin kiên cố, không dễ bị lung lay trên con đường đi tới giác ngộ, thành tựu đạo quả.
Có rất nhiều cách, nhưng nhìn chung nguyện sẽ tu thành Phật Quả, cứu độ hết thảy chúng sinh. Có thể phát tâm bằng cách sau:
3. Lợi ích của Bồ Đề tâm
3.1 Công đức vô biên
Khi ta hành thiện như trên tất sẽ có phước báu, được tái sinh đến chỗ cao quý, có phước thì sẽ được hưởng phước. Thế nhưng đến khi thọ hưởng hết phước báu rồi thì bị đọa lạc.
Công đức từ hành động thiện lành chúng ta từng làm được dùng tới cụm từ: “Không thể nghĩ lường”, thế nhưng so với người phát tâm Bồ Đề thì không bằng một phần ngàn. Thế mới thấy việc phát tâm Bồ Đề sẽ tạo nên công đức lớn vô biên, không tính nổi.
Thế nên, ngược lại, khi ta làm việc tốt mà không phát tâm Bồ Đề cũng giống như việc ta tạo ra công đức, tạo phước để kiếp sau sẽ được giàu có, hưởng vinh hoa bất tận, thế nhưng công đức chỉ dừng lại ở đó, không kéo dài mãi. Việc này được so sánh như kẻ cày ruộng không gieo giống hay hình ảnh hoa quỳnh nở một lần rồi thôi.
Vì thế chúng ta nên phát tâm sâu rộng làm lợi ích cho chúng sanh, để ta biết biết rung động, thương yêu, cứu giúp chúng sanh bằng trọn cả một tấm lòng tha thiết mong mỏi chúng sanh hết khổ.
3.2 Mạnh mẽ vượt qua chướng ngại cuộc đời
Thế nhưng với một người có tâm Bồ Đề sẽ đồng nghĩa với việc phát tâm gắn liền đời mình vào mục đích tu tập để đạt được mục tiêu giác ngộ, giải thoát, thành Phật thì dù trên đường đi có gặp nhiều nghịch duyên ngăn chặn cản trở họ vẫn cảm thấy an yên.
Nhờ thế mà những người này có thể dũng mãnh mà hành giả có thể vượt qua vô lượng chướng ngại, vô lượng đau khổ, chinh phục được bất cứ hoàn cảnh nào xảy ra trong cuộc đời mình.
Phong ba bão tố cuộc đời luôn hiện hữu, nhưng nhờ tâm Bồ Đề mà ta có thể đứng vững, hiên ngang, không một chút sợ hãi, thậm chí còn có thể ra tay cứu giúp chúng sinh đang yếu thế hơn mình.
Việc phát tâm Bồ Đề thường được so sánh giống như chiếc áo giáp của người chiến sĩ mặc khi ra trận. Áo càng dày thì càng vững tin bước lên phía trước vì áo có thể hoàn toàn chống chịu được trước những mũi tên đang bắn vào mình.
Không ít người thực hành bố thí nhưng không phải ai cũng hiểu Bố thí ba la mật là gì? Tìm hiểu khái niệm này sẽ mở ra cho bạn một cách nhìn hoàn toàn mới trong
3.2 Tâm Bồ Đề là nhân để thành Phật
Phát Bồ đề tâm có lợi ích trong rất nhiều kiếp về sau. Khi ấy, chúng ta không làm các việc ác, không gần những kẻ có ác tâm, không bị xui khiến làm các việc ác, không có nhân duyên làm việc ác ở nhiều kiếp sau, mà sẽ biết làm việc thiện giúp chúng sinh được hạnh phúc.
Những gì ở thế gian này đều là hư dối, tạm bợ, tương đối. Hết buồn đến vui, hết vui lại khổ, mọi thứ đều không bền lâu. Đó là vì ta mãi cứ trong luân hồi mãi trong sáu nẻo. Hiểu về luân hồi chúng ta sẽ hiểu rằng con người sẽ lại tái sinh lên cõi Trời, Người, Atula, Ngạ quỷ, Súc sinh, Địa ngục.
Trong khi giải thoát và thành Phật mới là cứu cánh của chúng ta, vì thế ngay khi có cơ hội thành Phật thì chớ sai lầm để cơ hội qua mất.
Thế nên, chỉ có con đường duy nhất là tu hành thành Phật thì mới vĩnh viễn lìa khỏi đau khổ. Đó là mục tiêu lớn nhất của đạo Phật. Thế nên trở thành Phật để được đầy đủ tất cả các công đức, được chân thật hạnh phúc, chân thật giải thoát.
3.3 Cẩn thận kẻo hành động như Ma Vương
Kinh Hoa Nghiêm có ghi lại rằng: “Nếu quên mất tâm Bồ Đề mà tu hành các thiện pháp, đó là nghiệp ma”.
Câu này có nghĩa là chúng ta làm nhiều việc Thiện nhưng không có mục tiêu cầu thành Phật để lợi mình, thì Quả mà ta nhận được từ những việc Thiện mình làm sẽ là hưởng phước làm Người hay sanh lên cõi Trời. Thế nhưng vẫn chưa thoát khỏi Luân hồi sinh tử.
Vì cuộc đời vẫn bị chìm đắm trong đường sanh tử, vẫn có nguy cơ làm việc xấu, tạo nghiệp ma, hành động như Ma Vương, lại gánh chịu khổ đau muôn trùng.
Ví dụ như ở trên cõi trời Tha Hóa Tự Tại, đa phần là chư Thiên nhưng lại là Thiên Ma, Ma Ba Tuần. Ma Ba Tuần rất có phước, do trước đó nó làm nhiều việc thiện nhưng vì chấp trước, kiêu mạn cho nên sinh làm Ma.
Thế nên, chỉ khi phát tâm Bồ Đề lúc làm việc Thiện mới có cơ hội giác ngộ giải thoát. Mỗi người nên không ngừng nỗ lực chuyên cần gieo trồng hạt giống công đức hầu trưởng dưỡng tâm Bồ Đề liên tục cho đến khi nào trọn thành Phật Đạo mới không uổng phí công sức của mình.
4. Cách thực hành tâm Bồ Đề
– Mỗi khi thấy cảnh khổ, thất bại, khó khăn của người khác mỗi người cần khởi động lòng thương. Đừng vì sự kém cỏi của họ mà chê bai, mắng nhiếc hãy thay vào đó bằng tình thương. Đó là tình cảm như của người mẹ thấy con của mình đang rơi vào cảnh khổ vậy.
– Nuôi dưỡng lòng từ bi bên trong để thấy ai đang đối mặt với an nguy đều xứng đáng được giúp đỡ, ta vẫn sẽ liều mình cứu người khác thoát nạn.