- 1. Thần thông là gì?
- 2. Làm cách nào để có được Thần thông?
- 3. Góc nhìn khoa học về Thần thông
- 3.1. Thiên Nhãn Thông
- 3.2. Thiên Nhĩ Thông
- 3.3. Tha Tâm Thông
- 3.4. Thần Túc Thông
- 3.5. Thần Cảnh Thông
- 3.6. Lậu Tận Không
- 4. Chưa giác ngộ mà có được thần thông chỉ lợi bất cấp hại
1. Thần thông là gì?
Vậy Thần thông là gì? Thần thông là một lực phi thường không thể lường được, không có gì ngăn trở được hay còn gọi là thông lực.
2. Làm cách nào để có được Thần thông?
Đức Phật xưa kia nhờ Thiền định mới đạt quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, chúng ta ngày nay không thể giỏi hơn Ngài được, vì thế để đạt Lục Thông, không có gì hơn là phải Thiền.
Trước tiên ta phải giảm thiểu cho đến từ bỏ 5 ham muốn phàm phu (Ngũ uẩn hay Năm ấm) là: tài (tiền), dục (tình yêu), danh (địa vị), thực (ăn uống), thuỳ (ngủ). Kết hợp với quán chiếu tính Không của vạn vật: tất cả là vô thường, hư ảo, được hôm nay, mai lại mất, không nên vương vấn, có thì tốt, không có thì thôi, chịu khó làm là có.
3. Góc nhìn khoa học về Thần thông
3.1. Thiên Nhãn Thông
Thiên Nhãn Thông tăng khả năng nhìn của mắt, không bị trở ngại bởi khoảng cách, chướng ngại vật, thậm chí còn nhìn xuyên thời gian, nhìn thấy những sinh vật ở thế giới khác.
3.2. Thiên Nhĩ Thông
Thiên Nhĩ Thông tăng khả năng nghe của tai, không bị trở ngại của ngôn ngữ, giống loài, có thể nghe được mọi âm thanh trên thế gian, hiểu được tiếng muôn loài. Cơ sở khoa học tương tự Thiên Nhãn thông.
3.3. Tha Tâm Thông
Đây là khả năng biết được suy nghĩ của kẻ khác.
3.4. Thần Túc Thông
Là khả năng nhìn thấy được trăm ngàn kiếp quá khứ của mình và người khác.
3.5. Thần Cảnh Thông
Là khả năng di chuyển không hạn chế: phi thân, di chuyển tức thời. Thậm chí còn có thể tàng hình, hiện thân to, nhỏ tùy ý.
Nói thêm về khả năng di chuyển tức thời: khoa học ngày nay thừa nhận có sự tồn tại của chiều không gian thứ 4, người bước vào chiều không gian này có thể đi đến bất cứ đâu trong không gian 3 chiều (là nơi ta đang ở).
3.6. Lậu Tận Không
Đây là khả năng làm chủ bản thân tuyệt đối, ý nghĩ được kiểm soát, không còn vọng tưởng (suy nghĩ vẫn vơ), không còn nghi ngờ, không bị nhiễm ô dù trong hoàn cảnh nào, tâm thức tỉnh lặng, xóa bỏ mọi nghiệp chướng (tốt hoặc xấu). Người đạt Lậu Tận Thông sau khi chết (gọi là Viên Tịch hoặc Tịch Diệt) sẽ không còn luân hồi sinh tử, sẽ ở trong một trạng thái vô cùng trong sáng, thoải mái, mà Phật giáo gọi là Niết bàn.
Lậu tận thông là mục đích cuối cùng của bất cứ người xuất gia theo Đạo Phật nào. Năm thần thông kia (ngũ thông) thì quỷ (tà giáo), thần (người có phép mầu), tiên (người sống lâu), hoặc phàm phu (là người) chỉ cần luyện tập đều có thể đạt được. Còn bậc Thanh Văn, Bích Chi Phật, Phật Như Lai mới có Lậu Tận Thông.
4. Chưa giác ngộ mà có được thần thông chỉ lợi bất cấp hại
Còn khi có thần thông, nếu bị chọc tức là mình đủ sức để hại họ, vậy là gây nghiệp với người ta, tự mình phải lãnh chịu quả báo xấu ác. Như vậy, nếu mình không xác định được cái nào là chính, cái nào là phụ mà theo cái phụ bỏ cái chính thì cái chính trở thành phụ và cái phụ lại khiến cho mình dễ dàng tạo ác hơn và phiền não thêm chứ không giúp giải quyết được cội gốc đau khổ cho mình.
Tôn chỉ của Đức Phật là nhân rộng mô hình sống đạo đức, thiện lành trong xã hội. Do vậy, điều cốt lõi của người hoằng dương Chánh pháp là dùng mọi phương tiện, kể cả thần thông, để hướng dẫn những người đủ duyên kỹ năng sống hạnh phúc, mới đúng là “thừa tự pháp” của Phật.
Những ai thực hành đúng theo Chánh pháp, càng lúc càng bớt tham, bớt ràng buộc, thêm bình an và hạnh phúc thì không để vướng mắc vào những phép lạ của thần thông biến hóa hay những lời tung hô khen ngợi tầm thường ấy.
Đức Phật khẳng định những thứ này chỉ là vỏ cây, cành lá không đáng cho ta hài lòng chỉ với bấy nhiêu. Chỉ khi nào thành tựu giải thoát phạm hạnh mới là rốt ráo, là lõi cây, bền vững, tối thượng, đáng cho ta trân quý giữ gìn (Trung bộ kinh, số 29: Đại kinh ví dụ lõi cây).