Đức Phật thăm Tỳ kheo lâm bệnh để răn dạy học trò
Có chuyện kể lại về chuyến đi Đức Phật thăm Tỳ Kheo lâm bệnh khiến ai cũng phải ngỡ ngàng như sau:
Có lần, Đức Như Lai bảo A Nan khóa cửa phòng lại để đi thăm chỗ ở của chư Tăng. Hai thầy trò cùng tới căn phòng tồi tàn có một vị Tỳ Kheođang ốm bệnh và nằm trên cả phân tiểu của mình, không thể ngồi dậy. Ngài hỏi người bệnh:
Khi ấy, Thế Tôn dùng bàn tay mềm mại, sắc vàng óng ánh được kết tinh bằng vô lượng công đức xoa trên trán Tỳ Kheo, và hỏi:
Này các Tỳ kheo! Ví như các con sông Hằng, sông Diêu Phù Na, sông Tát La, sông Mê Hê chảy vào biển cả, liền mất tên cũ mà hòa chung thành một hợp thể, gọi là đại dương. Các ông cũng như vậy, ai nấy đều bỏ họ cũ mà cùng chung một họ mới là Sa môn Thích tử. Các ông không săn sóc cho nhau thì ai sẽ săn sóc?
Ví như các chủng tộc Sát lợi, Bà la môn, Phệ xá, Thủ đà la, mỗi người đều khác họ, rồi cùng vượt đại dương đi kinh doanh trên thương trường thì được gọi là người đi buôn trên biển. Cũng như thế đó, các Tỳ kheo, các ông mỗi người đều khác họ, khác nhà, vì niềm tin, bỏ nhà xuất gia, sống không nhà, đều cùng một họ là Sa môn Thích tử, nếu không săn sóc lẫn nhau thì ai săn sóc?
Từ nay về sau, nếy Tỳ kheo bệnh thì Hòa thượng bổn sư phải săn sóc. Nếu không có Hòa thượng bổn sư thì các Hòa thượng khác phải săn sóc. Nếu ai không săn sóc thì phạm tội Việt tì ni.
Nếu có thầy Giáo thọ thì thầy Giáo thọ phải săn sóc. Nếu ai không săn sóc thì phạm tội Việt tì ni. Nếu có người cùng phòng thì người cùng phòng phải săn sóc. Nếu không có người cùng phòng thì người ở phòng bên cạnh phải săn sóc. Nếu ai không săn sóc thì phạm tội Việt tì ni.
Nếu như người ở phòng bên cạnh cũng không có thì Tăng phải sai người chăm sóc. Tùy theo người bệnh cần bao nhiêu người thì phải sai bấy nhiêu người lo việc nuôi bệnh. Nếu như không săn sóc thì tất cả chúng Tăng đều phạm tội Việt tì ni.
Những người thành công luôn luôn tìm kiếm cơ hội để giúp đỡ người khác. Những người không thành công luôn luôn hỏi: Tôi được lợi gì? Brian Tracy |
Bài học: Thương người như thể thương thân
Sự thật là chúng ta “ngại” làm người tốt vì những lý do mà ta tự bao biện cho mình, ví dụ sự bẩn, sợ hôi thối, sợ lây bệnh,… Hoặc ta hay ra điều kiện như giúp họ thì tôi được gì? Thế nên từ lâu ra đã quên rằng giúp đỡ người khác cũng là giúp chính mình.
Những người ốm đau, bệnh tật như vị Tỳ kheo trên gần như không còn chút sức lực nào để tự giúp lấy mình, thế nhưng vì ông bị bẩn và những người xung quanh không có chút máu mủ, ruột rà nào nên họ thờ ơ, không có ý định giúp mà còn “máu lạnh” tới mức chuyển đi chỗ khác.
Họ chỉ nghĩ tới lợi ích duy nhất của chính bản thân mình, mặc cho người kia sống chết ra sao họ cũng không quan tâm. Có khi lỡ mà người bệnh qua đời, việc duy nhất có thể làm là thắp nén hương rồi giả vờ than khóc rằng: Sao anh lại khổ, lại ra đi sớm thể…
Hãy thử một lần nghĩ xem mình ở trong hoàn cảnh tương tự, cũng trong vai trò người bệnh ấy mà xung quanh mọi người thờ ơ, không quan tâm, không ai chăm sóc, hỏi han thì bạn sẽ như thế nào? Nỗi đau vì bệnh thì ít, nỗi đau vì bị bỏ rơi, xa lánh còn lớn hơn vạn lần.
Không chỉ ở thời Đức Phật mà cuộc sống hiện đại ngày nay cũng ta cũng phải chứng kiến không ít cảnh những người xung quanh lạnh lùng đến vô cảm trước hoàn cảnh khó khăn của người khác.
Lối sống ích kỷ, chỉ biết lo cho mình khiến ta đơn độc trong thế giới này mà không hiểu rằng vẻ đẹp cuộc sống có được khi chúng ta biết nương tựa lẫn nhau. Vì nếu ai cũng chỉ lo cho bản thân mình thì xã hội không còn tình nhân ái nữa.
Có thể bạn sẽ đưa ra hàng trăm lý do vì sao bạn không muốn thể hiện lòng tốt của mình, không thể giúp người, thế nhưng nên nhớ: “Thông minh là một loại thiên phú, lương thiện là một sự lựa chọn”.
Điều này có nghĩa là bạn có quyền chọn để làm người biết giúp đỡ người khác cho dù là sẽ không phải ai cũng mang ơn bạn hoặc thậm chí bạn có thể mang họa vào thân vì một điều ngoài dự kiến. Mà một khi bạn lựa chọn rồi thì kết quả ra sao thì cũng phải theo nó tới cùng.
Hãy nghĩ như thế, như đó là một lựa chọn của bạn mà thôi, khi đó, bạn mới có thể vô tư giúp người được.