- 1. Hiện báo nghiệp
- 2. Sanh báo nghiệp
- 3. Hậu báo nghiệp
- 4. Vô hiệu nghiệp
- 5. Nghiệp vô tận
Chúng ta thường hay nói ai gieo nhân ác thì gặp quả ác và mong muốn nhìn thấy họ lãnh hậu quả do việc họ làm ra ngay tức thì. Thế nhưng quá trình Nhân – Quả không chỉ diễn ra đơn giản như thế. Xét theo thời gian Nghiệp báo trổ Quả sẽ có: Hiện báo nghiệp, Sanh báo nghiệp, Hậu báo nghiệp, Vô hiệu nghiệp, Nghiệp vô tận.
1. Hiện báo nghiệp
Thường trong hiện tại, chúng ta phải đón nhận Qủa của Nghiệp từ quá khứ; nhưng nếu vừa có một Nghiệp mới tạo ra, có đủ điều kiện trả Quả, nó sẽ chen vào trong hiện tại ưu tiên xảy ra trước, nếu không trả Quả trong hiện tại, nó sẽ thành vô hiệu.
1.1 Quả lành trổ trong kiếp hiện tại
Hay câu chuyện trước đây từng kể lại hai vợ chồng nghèo khổ chỉ có một cái áo choàng nhưng đã phát tâm mạnh mẽ cúng dường đến Đức Phật. Việc làm của họ khiến đức vua cảm kích, cho hai vợ chồng được hưởng nhiều đặc ân về địa vị và tài lợi hơn những người khác.
1.2 Quả dữ trổ trong kiếp hiện tại
Hoặc vì một lý do nào đó, chúng ta la mắng một người khác thì lập tức họ cự cãi trở lại, thậm chí là dùng đến chân tay. Đó là nhân quả hiện đời.
Nhiều người thời trẻ ăn chơi, không chịu làm ăn nên dù được nhận nhiều của cải từ cha mẹ già nhưng không biết tiết kiệm, giữ gìn. Đến lúc tuổi già thì rơi vào hoàn cảnh nghèo khổ, thậm chí không có mái nhà che nắng, che mưa, phải ngủ gầm cầu, đi xin ăn từng bữa…
2. Sanh báo nghiệp
Sanh báo nghiệp là nghiệp trả Quả ở kiếp tiếp theo. Đây là những Nghiệp đưa đến kết quả trong đời sau, kế liền kiếp hiện tại. Sau khi lìa bỏ kiếp sống hiện tại, tái sanh vào kiếp tới, mới trả Nghiệp gây ra trong kiếp này. Trong 7 sát-na của tác hành tâm, 2 sát-na tâm cuối cùng thường trả quả trong kiếp kế tiếp, nếu không nó sẽ trở thành vô hiệu.
Thiện cực trọng nghiệp và bất thiện cực trọng nghiệp thuộc về sanh báo nghiệp này.
3. Hậu báo nghiệp
Hậu báo nghiệp là Nghiệp trả Quả sau kiếp tái sanh, cho đến khi chấm dứt vòng luân hồi sinh tử. Đó là những nghiệp không trả quả trong hiện tại, không trả quả trong kiếp sau, không trở thành vô hiệu thì chúng trả quả trong bất cứ kiếp nào, từ kiếp thứ ba trở đi, tuỳ theo sức mạnh của nghiệp ấy và điều kiện đủ duyên để quả trổ sanh.
Ai trong chúng ta cũng phải trải qua Hậu báo nghiệp nhưng không thể biết được cụ thể nhiều nghiệp hay ít nghiệp, nghiệp nặng hay nhẹ; chỉ có Phật và các vị đắc đạo có “Sinh tử thông” mới thấy được nghiệp báo nhân quả.
Trong thời gian ấy, nghiệp ác đã làm từ trước không có cơ hội trả quả. Tuy nhiên, sau khi hưởng hết phước ở cõi trời, Quả ác mà họ đã gây ra sẽ sinh ra Quả khiến cho người ấy tái sinh làm người nghèo khổ, bất hạnh hoặc đọa vào 4 đường ác.
4. Vô hiệu nghiệp
- Hiện báo nghiệp không trả quả trong hiện tại thì sẽ trở thành vô hiệu.
- Sanh báo nghiệp nếu không trả quả trong kiếp kế tiếp thì nó cũng trở nên vô hiệu.
- Hậu báo nghiệp không có cơ hội trả quả từ kiếp thứ ba trở đi cho đến khi Niết-bàn thì cũng trở nên vô hiệu.
Tuy nhiên, đôi khi một việc ác lớn hơn lại không thể trả Quả, ví như những viên đá to được chở trong chiếc thuyền lớn. Quả ác thường khó trổ sanh bởi những việc lành to lớn và liên tục lấn át. Ví dụ:
5. Nghiệp vô tận
Trong cuộc sống của chúng ta, Quả trổ ra rất nhiều lần, có khi nhẹ, có khi nặng, có khi trổ ngay trong đời này hoặc trổ ở đời sau. Đặc biệt Nghiệp vô tận sẽ theo ta từ kiếp này sang kiếp khác không biết khi nào mới dừng lại.
Tất cả chúng sanh đều có kho chứa Nghiệp vô tận này. Gặp hoàn cảnh hay cơ hội thuận tiện Nghiệp sẽ xuất hiện khiến ta nhận Quả tốt hay xấu do chính ta gây ra từ nhiều đời nhiều kiếp.
Lời Phật dạy về may mắn đã chỉ ra rằng những người từ nhiều đời về trước đã từng tu tập hạnh bố thí, cúng dường,… do đó khi sinh ra trong đời này, tuy không có tu tập và cũng không có làm một việc thiện lành, nhưng họ vẫn được hưởng sung sướng an nhàn từ những phước báo đã tích lũy trong đời trước.
Nhưng phước sẽ không còn đó mãi, nó cũng hao mòn, nếu “tiêu xài” nhiều mà không tích lũy thêm thì đến một ngày nào đó cũng hết phước và khi đó phải chịu cảnh khổ sở.
Chính vì điều này, mọi người nên biết tiếc phước, không nên hưởng hết thành quả đã tạo, vì hưởng hết ắt sẽ bần cùng. Quá khứ tạo nhân, hiện tại gặt quả.