Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan Ngọ

Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan Ngọ
By Tâm Linh
Th1 11

Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan Ngọ

(Lichngaytot.com) Những câu hỏi Tết Đoan Ngọ là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ với người dân Việt Nam ta như thế nào?… là những thắc mắc nhiều người quan tâm.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);
Theo sách Phong Thổ ký thì Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Dương. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là giữa trưa, Đoan Ngọ là bắt đầu lúc giữa trưa; còn Dương là mặt trời, là khí dương Đoan Dương nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh. 
Tết Đoan Ngọ là gì? Sở dĩ Tết này được gọi là Tết Đoan Ngọ, chính vì tháng 5 âm lịch là tháng bắt đầu nắng to, khi dương đang thịnh như mặt trời vào lúc giữa trưa. Theo địa bàn thì phương Nam là chính Ngọ, mà Ngọ là ngôi dương, cho nên tết này là Tết Đoan Dương. Hơn nữa, tháng Năm cũng lại là tháng Ngọ trong một năm.

1. Tìm hiểu nguồn gốc Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ diễn ra không chỉ có riêng ở Việt Nam mà còn có cả Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc. Có thể nói, Tết Đoan Ngọ không của riêng nước nào mà là phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với biến đổi thời tiết trong năm.

1.1. Trung Quốc với truyền thuyết Khuất Nguyên:

Khuất Nguyên, họ Tam Lư làm chức Tả Đồ nước Sở dưới Triều vau Hoài Vương, là vị trung thần có tài và liêm chính. Bạn đầu ông rất được vu Hoài Vương yêu mến nhưng vì nịnh thần xúi giục nên mỗi khi ông bàn về quốc sự đều bị vua bài bác. Về sau ông bị nhà vua truất bỏ. Để tự tả nỗi oán than ông viết bài thơ “Ly Tao”.
Khi vua Sở Hoài Vương sang Tần, ông hết lời can ngăn nhưng Hoài Vương không nghe, rồi bị chết ở đất Tần. Vua Tương Vương kế nghiệp vua Hoài Vương không những không chịu nghe lời ông lại còn bắt ông đi đày.
 
Ông làm bài thơ “Hoài Sa” và uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn ngày mùng 5 tháng Năm âm lịch.
 
Được tin đó là vua rất hối hận và thương tiếc, làm cỗ ra tận bờ tận bờ sông cúng ông và ném cỗ xuống sông nhưng cỗ bị cá tôm ăn hết. Nhờ báo mộng nên nhà vua biết được rằng khi ném cỗ xuống phải lấy lá bọc lại, buộc bằng chỉ ngũ sắc, cá tôm sẽ không ăn được. Theo lời báo mộng, vua ra lệnh cho nhân dân làm theo.
Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, rồi lấy lá bọc lại, buộc ngũ sắc ném xuống dòng nước để cúng ông Khuất Nguyên.
Riêng tại sông Mịch La, người nước Sở mở hội rất vui, ngoài việc cúng lễ Khuất Nguyên còn tổ chức các cuộc đua thuyền, tượng trưng cho ý muốn vớt thây Khuất Nguyên.

arfAsync.push(“knye9xke”);
 

1.2. Truyền thuyết Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam:

Khi mọi người đang ăn mừng vì trúng mùa thì bị sâu bọ ăn và phá hết cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Trong lúc chưa tìm ra cách để ngăn chặn tình hình thì có ông lão tên Đôi Truân chỉ cho mọi người cách giải được nạn sâu bọ.
 
Theo hướng dẫn của ông, mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó các thành viên trong nhà cùng ra trước nhà tập thể dục. Không ngờ một lúc sau đã thấy được hiệu quả và sâu bọ chết và bỏ đi. Ông lão căn dặn đúng thời điểm này trong năm, sâu bọ sẽ đến hoành hoành nhưng chỉ cần làm những bước như trên sẽ bớt được rất nhiều thiệt hại.
Từ đó, vừa làm theo lời ông lão và vừa để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày “Tết diệt sâu bọ”. 
Vì thế, có thể nói, không thể quan niệm Tết Đoan Ngọ của người Việt bắt nguồn từ Trung Quốc như một số người vẫn lầm tưởng như hiện nay.
 

1.3. Tết Đoan Ngọ với Phật giáo

Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng, Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ kinh Phật, có liên quan mật thiết tới Phật Giáo. 
 

2. Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan Ngọ còn gây nhiều tranh cãi. Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch) được nhớ với cái tên “Tết giết sâu bọ”. Đây cũng là lúc các gia đình thờ cúng tổ tiên. Đây là giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối. Vì vậy, người dân Việt Nam thực hiện các nghi lễ diệt sâu bọ và dâng hương cầu tai qua nạn khỏi, được mùa.
Theo quan niệm xưa, vì trong ngày hôm ấy trong người, nhất là trong bộ phận tiêu hóa, thường có sâu bọ. Sâu bọ này nếu không bị trừ đi sẽ sinh sản ngày càng nhiều và gây tại hại cho người, nhưng giết sâu bọ không phải là một chuyện dễ dàng và không phải là bất cứ lúc nào cũng giết chúng cũng được. Quanh năm chúng ẩn sâu trong bụng, duy chỉ có ngày mồng 5 tháng Năm là chúng ngoi lên. Nhân dịp chúng ngoi lên, người ta cần giết chúng.
 
Sáng ngày mồng 5 tháng Năm, khi sâu bọ ở bụng dưới ngoi lên bụng trên. Ăn rượu nếp vào cho chúng say, sau đó những trái cây làm cho chúng chết. Mỗi trái cây đều là một vị thuốc giết sâu bọ. Trong đông y, Thuốc Nam cũng như thuốc Bắc, các vị thuốc phần lớn đều lấy ở loài thảo mộc, các trái là kết tinh của loài thảo mộc cho nên có tính chất giết được sâu bọ.
 
Hơn nữa, người ta quan niệm rằng, đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái và cúng tổ tiên để mong một mùa bội thu.
Sau lễ cúng là các tục lệ giết sâu bọ. Cả nhà quây quần ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro… để diệt trừ sâu bọ, xua đuổi hết bệnh tật… 

Học cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết đoan ngọ đầy sáng tạo tránh nhàm chán
Mâm cỗ cúng Tết đoan ngọ rất quan trọng trong dịp này nhưng với các công đoạn chuẩn bị cầu kỳ khiến nhiều bà nội trợ xem rằng đây là gánh nặng chứ không còn là


Ngoài việc cúng lễ trong ngày Tết Đoan Ngọ, xưa và cả nay ở một vài địa phương, người Việt ta có nhiều tục lệ được mọi người cùng theo. Những tục lệ có khi ta bắt chước theo người Trung Hoa, có khi chính là tục lệ riêng của nước ta:
  • Tục giết sâu bọ,
  • Tục nhuộm móng chân móng tay,
  • Tục đeo bùa tui bùa túi,
  • Tục tắm nước lá mùi,
  • Tục khảo cây lấy quả,
  • Tục hái thuốc vào giờ Ngọ,
  • Tục treo ngải cứu để trừ tà,
  • Tục đi siêu.
Tuy nhiên, phần lớn các tục lệ này nay đã được bãi bỏ, chỉ còn giữ lại tục tắm nước lá và tục đi hái lá thuốc.
Tục hái thuốc mồng 5 âm lịch cũng bắt đầu từ giờ Ngọ, đó là giờ có Dương khí tốt nhất trong cả năm, lá cây cỏ thu hái được trong giờ đó có tác dụng chữa bệnh tốt, nhất là các chứng ngoại cảm, các chứng âm hư. Người ta hái bất kỳ loại lá gì có sẵn trong vườn, trong vùng, miễn sao đủ trăm loại, nhiều ít không kể, nhất là lá ích mẫu, lá cối xay, lá vối, ngải cứu, sả, tử tô, kinh giới, lá tre, lá bưởi, cam, chanh, quýt, mít, muỗm, hành, tỏi, gừng, chè, ổi, trầu không, sài đất, sống đời, bồ công anh, sen, vông, lạc tiên, nhọ nồi… đem về ủ rồi phơi khô, để sau đem nấu uống cho rằng uống thế thì lành.
Lại có nhiều người đi lấy lá ngải cứu, năm nào thì kết hình con thú nǎm ấy như năm Tý thì kết con chuột, năm Sửu kết con trâu, năm Dần kết con hổ… treo ở giữa cửa, để trừ ma quỷ và về sau ai có bệnh đau bụng thì dùng làm thuốc sắc uống.
 
Theo truyền thống của từng miền, vào ngày này, ngoài hoa quả, những món ăn cũng khác nhau. Tại Hà Nội và một số vùng của miền Bắc ngày này, rượu nếp, đặc biệt là rượu nếp cẩm, và bánh tro tính mát ăn dễ tiêu giúp thanh nhiệt lợi tiểu, thải độc cho cơ thể… nên thường được dùng trong dịp Tết Đoan Ngọ. 
 
Với món cơm rượu, có người sử dụng gạo nếp trắng nhưng phần lớn là nếp cẩm vì mùi thơm nồng hơn hẳn. Ở nông thôn, hầu như người phụ nữ nào cũng biết ủ cơm rượu nên cứ đến dịp Tết Đoan Ngọ là mùi cơm rượu thơm nồng lại tỏa khắp xóm làng. 
Còn ở Đà Nẵng, món không thể thiếu trên mâm cơm cúng là bánh ú tro. Ngoài ra, theo truyền thống của người miền trong, thịt vịt cũng là một thứ không thể thiếu cho ngày lễ này. Tại TP.HCM, vịt quay, heo quay ngày này thường tăng hơn so với ngày thường.

Xem thêm  Phật dạy trên đời có 3 kiểu người có chăm chỉ bái Phật cũng là vô ích, vận mệnh lắm chông gai, làm gì cũng gập ghềnh

 Những bài viết cùng chủ đề Tết Đoan Ngọ, có thể bạn quan tâm:

Những kiêng kị phong thủy cần biết trong tết Đoan Ngọ
8 mẹo phong thủy xua tan tà khí trong ngày Tết Đoan Ngọ

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!