Đức Phật làm gì khi gặp việc khó?
Trong khi đó, Đức Phật biết cặp vợ chồng Bà la môn này có căn duyên với Phật pháp, nếu được nghe pháp đúng thời, đúng cơ duyên thì sẽ giác ngộ. Khi gặp họ, nghe họ trình bày về ý nguyện muốn gả con gái, Đức Phật đã từ chối và nói pháp cho họ nghe.
Thậm chí, với vốn hiểu biết nông cạn, chỉ nghe những câu đầu tiên, cô gái ngay lập tức nghĩ rằng vị Sa môn trẻ tuổi và đẹp trai kia chê bai cô là “túi da chứa đầy đồ bất tịnh”.
Cô cảm thấy bị tổn thương nặng nề và nghĩ rằng mình đã bị xúc phạm, tai cô ù đi và không còn nghe hay hiểu phần tiếp theo của toàn bộ cuộc hội thoại. Cũng từ đó nàng có ác cảm đặc biệt với Đức Phật, trong khi cha mẹ đã phát tâm xuất gia.
Cha mẹ cô đành gửi toàn bộ tài sản và cô con gái cho ông chú tên là Cula-Magandiya chăm sóc. Nhân cơ hội này, người chú của Magandiya dẫn cô vào cung “mai mối” cho vua Udena của xứ Kosambi. Ít lâu sau, cô đã được đưa lên vị trí thứ phi vì vua Udena đã có Hoàng hậu.
Thời cơ trả thù đã tới, mỗi lần nghe tin Đức Phật và đệ tử Ananda đến Kosambi hoằng pháp, thứ phi Magandiya đã thuê người đến lăng mạ và phỉ báng hai người không tiếc lời.
Đức Phật và ngài Ananda chỉ nhận được những lời phỉ báng, lăng mạ vô cớ, chưa có thể tiếp cận thêm một ai để chia sẻ giáo lý nhà Phật. Thậm chí còn bị ném đồ bẩn, chuối lên người họ.
Một hôm, tôn giả Ananda không thể chịu đựng được những hằn học vô cớ của những người trong thành nữa nên đã thưa với Phật rằng:
– Bạch Đức Thế Tôn, có vẻ như dân chúng thành Kosambi chưa đủ nhân duyên tìm tới chánh pháp của chúng ta. Họ tỏ ra bất kính, hành xử côn đồ như thế này thật tội nghiệp… Hay là chúng ta hãy đi đến một nơi khác để giáo hóa.
– Thế Ananda, con định đi đâu lúc này?
– Bạch Thế Tôn chúng ta chỉ cần đổi địa điểm, đến một thị trấn khác là được.
– Ananda nếu ở đó cũng có người lăng mạ, quấy rối chúng ta thì sao?
Đức Phật ôn tồn đáp lời đệ tử:
– Ananda, ta không thể vì một chuyện không vui mà vội bỏ đi. Con nghĩ sao nếu ta là người đi chữa bệnh cho người khác nhưng chỉ treo biển: “Tôi chỉ chữa bệnh cho các bệnh nhân bị bệnh nhẹ hay vừa mà thôi”. Vị lương y đó có phải là một thầy thuốc giỏi không?
– Thưa, vị lương y đó không thể là thầy thuốc giỏi. Một lương y giỏi thì sẽ chữa bệnh cho tất cả mọi người, không phân biệt nặng hay nhẹ. Nhất là những ca khó chữa trị nhất cũng có thể đảm nhiệm.
– Này Ananda, Như Lai là một lương y giỏi. Hiện nay, người trong thành đang mang bệnh tà kiến, căn bệnh này nặng, khó chữa. Vậy nên, Như Lai cần phải có mặt ở đây một thời gian để đem chánh kiến đến với họ. Hơn nữa, những chuyện như thế này với một bậc Toàn Giác (Sammasambuddha) không thể kéo dài quá bảy ngày…
Đúng như những gì Đức Thế Tôn đã nói, chỉ sau bảy ngày, sự việc đã được Ngài khéo léo dàn xếp ổn thỏa.
Thậm chí, bất ngờ hơn là không lâu sau, tại thành Kosambi đã có một tu viện nổi tiếng để mỗi lần Đức Phật và chư Tăng đến có nơi để nghỉ ngơi và hoằng pháp. Đó là tu viện Ghosikarama, được cúng dường bởi quan đại thần giàu có Ghosika.
Lời bàn: Phải thừa nhận rằng, hầu hết chúng ta chọn cách xử lý như Ananda trong hoàn cảnh tương tự. Đối diện với việc khó chịu như trên thì mấy ai đủ bản lĩnh để đối đầu như Đức Phật cơ chứ?
Thực tế là khó khăn luôn hiện hữu, nhưng cũng đừng vì thế mà trốn tránh nó. Qua câu chuyện trên ta đã biết đức Phật làm gì khi gặp việc khó, thay vì cùng đệ tử chuyển sang địa điểm khác để hoằng pháp thì Ngài ở lại cùng tìm cách để xử lý. Không những thế, Ngài còn có thể khiến sự việc trở nên tốt hơn cả mong đợi.
Đức Phật biết chịu thiệt để hưởng phúc vì khái niệm phúc của Ngài không đơn giản là tiền bạc, của cải hay cuộc sống sung sướng mà đó là có được sự an ổn trong
Gian khổ sẽ dành phần ai?
Việc dễ thì ta bảo: “Dễ ợt” làm roẹt cái là xong việc, thế nhưng gặp việc khó hơn ta lại lần lữa, trì hoãn hoặc tìm cách để bỏ cuộc. Có thể nói, những nỗi lo sợ những việc gì khó dường như đã choán mất tâm trí khiến bản thân khó có thể đưa ra quyết định một cách khôn ngoan.
Thấy khó là chán nản, tiêu cực, đổ lỗi là tâm lý thường thấy của hầu hết chúng ta. Nhưng để có một cuộc đời khác biệt, có được thành công vượt trội thì đừng ngại khó, ngại khổ bạn nhé.
Người ta thường nói: Trời không tuyệt đường người (nghĩa là ông Trời không tuyệt đường sống của ai bao giờ), vì không có hoàn cảnh khó khăn nào mà không vượt qua được. Vì thế, hãy tự tin lên, nhớ rằng, ta cũng chính là người nắm trong tay vận mệnh của chính mình.
Hãy suy nghĩ tích cực như thế vì suy nghĩ tiêu cực sẽ tạo thành chướng ngại cho cuộc đời. Bạn có thể lựa chọn tiêu cực, nhưng bạn nên biết nếu không cố gắng, thì bất cứ người nào cũng không tài nào giúp đỡ được bạn.
Khó khăn lại là cơ hội để thử sức
Cuộc sống này có nhàm chán quá không nếu mọi thứ cứ diễn ra đều đều. Đôi khi tưởng là an ổn nhưng lại có sóng ngầm không chừng.
Ta không dại dột tới mức đâm đầu vào chỗ khó nhưng nếu có khó khăn đến thì bình tĩnh đón nhận và tìm cách xử lý.
Vậy nên, hãy cứ tin tưởng vào điều tốt đẹp mình đang làm, luôn chấp nhận những thách thức như là một trong những cách để bản thân được mau chóng trưởng thành, mạnh mẽ hơn. Vượt qua những trải nghiệm tồi tệ mới càng khiến con người chúng ta trở nên tuyệt vời hơn.
Can đảm giúp bạn có được cuộc sống giàu ý nghĩa và biết sống hết mình. Dũng cảm đối mặt với khó khăn, chính là không đánh mất hy vọng cho ngày mai. Thay đổi người khác, không bằng thay đổi chính mình, với niềm tin thay đổi số phận.
Hãy quý trọng từng giây phút đang diễn ra trong cuộc đời mình, biến những oán giận thành nỗ lực, hãy vững tin vào ý chí của chính mình cho đến phút cuối cùng.