Trả nợ Tào Quan là gì? Có nên cố công cố sức trả nợ Tào Quan hay không?

Trả nợ Tào Quan là gì? Có nên cố công cố sức trả nợ Tào Quan hay không?
By Tâm Linh
Th1 17

Trả nợ Tào Quan là gì? Có nên cố công cố sức trả nợ Tào Quan hay không?

(Lichngaytot.com) Liệu bạn đã hiểu đúng và hiểu đủ về trả nợ Tào Quan là gì và loại lễ âm này có thực sự làm thay đổi cuộc sống của mình theo cách bạn muốn hay không, hãy tự tìm ra câu trả lời sau khi đọc bài viết sau nhé.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);
Mục lục (Ẩn/Hiện)
  • 1. Trả nợ Tào Quan là gì?
  • 2. Tiền Tào Quan là gì?
  • 3. Tại sao phải làm lễ trả nợ Tào Quan
  • 4. Những ai phải trả nợ Tào Quan?
  • 5. Xem tuổi trả nợ Tào Quan
  • 6. Làm lễ trả nợ Tào Quan vào ngày nào? 
  • 7. Hướng dẫn cách làm lễ trả nợ Tào Quan  
  • 8. Văn Khấn khóa lễ Tào Quan
  • 7. Có nên làm lễ trả nợ Tào Quan không?

1. Trả nợ Tào Quan là gì?

Theo quan niệm dân gian, Tào Quan hay Quan Công Tào là ông quan xử lý công việc dưới âm phủ, họ là các vị trông giữ các bạ tịch của các sinh linh trong ba cõi. Trả nợ Tào Quan có nghĩa là ta phải trả khoản tiền đã từng nợ do hoang phí, kiếm tiền không hợp pháp từ những kiếp trước, hoặc đã mua gian bán lận…
Theo đó, dưới địa phủ có một ngân hàng tên là Ngân Hàng Địa Phủ, khi ta trả nợ Tào Quan tức là phải hoàn trả số tiền nợ cho ngân hàng này sau khi được tái sinh làm người thông qua lễ trả nợ.

Người ta tin rằng, khi đang còn nợ, cuộc đời rất lận đận, bất hạnh, nhiều điều khổ lụy. Chỉ sau khi trả được nợ thì cuộc sống của ta mới được thanh thản, hanh thông hơn.

  
Tra no Tao Quan la gi

Khái niệm trả nợ Tào Quan là gì?

2. Tiền Tào Quan là gì?

Tiền Tào Quan có nghĩa là tiền được trao đổi qua lại ở âm phủ, sẽ được nạp khố địa phủ, còn vong linh không sử dụng được.

Chúng không giống với loại tiền thuộc loại vàng mã từng đốt cho người đã khuất. Loại tiền này có hình ảnh biểu trưng của địa phủ trên mặt tiền để giúp chúng ta phân biệt với các loại tiền khác. 

Tiền đó có thể quy đổi bằng công đức của việc ngừng sát sinh, làm việc thiện, cúng tế, đốt vàng mã (kim ngân, kim xuyến, voi, ngựa, mũ mão, tiền vàng), hình nhân thế mạng…. 
 
Lượng tiền được xác định bằng những đồng tiền trong quá khứ mình đã từng tiêu xài hoang phí vào những việc không có chủ đích hoặc dùng tiền làm điều bất chính, tham lam,…

Tuy nhiên, tiền này mang đi đốt không phải tiền hối lộ để trốn tránh, thoát tội cho mình. Nhất là những ai phạm lỗi lớn như hại người, gây thiệt mạng… thì không biết phải trả bao nhiêu mới đủ.

Ngoài ra, trả tiền Tào Quan cũng là cách để chuộc lại lỗi lầm của mình gây ra trong kiếp này, nhằm tránh những thứ đáng tiếc không nên xảy ra với bản thân, sống thanh thản và tuổi thọ được kéo dài hơn, dễ được may mắn, khi xuống âm phủ không phải chịu tội nặng nề.

 

3. Tại sao phải làm lễ trả nợ Tào Quan?

 
Theo quan niệm dân gian, chúng ta có thể có 2 khoản nợ: Nợ khi làm người và nợ khi hồn lìa khỏi xác.

Nợ khi làm người: Cứ mỗi tháng âm lịch, vào ngày 23, những tội lỗi của chúng ta gây ra sẽ được Táo Quân ghi chép lại đầy đủ, sau đó chuyển thông tin tới Nam Tào, từ đó tính toán để trừ đi dương thọ tương ứng. Thêm vào đó, những thông tin tội lỗi sẽ được gửi xuống âm phủ cho đại vương Diêm La xét tình tiết nặng hay nhẹ để sau này khi thụ hình tại âm phủ.

 
Nợ khi đã chết: Thuận theo quy định của Thiên Quy – Thiên Giới, sau khi hồn lìa khỏi xác, linh hồn của chúng ta sẽ vào cõi tâm linh, vô hình. Ở đây, mỗi vong linh được đặt một tên riêng và xét duyệt để đi tu tập. Lúc này, linh hồn sẽ được cung cấp vở (Kinh) và tiền (tiền Tào Quan) từ Ngân Hàng Địa Phủ để thuận lợi cho việc sinh hoạt và trao đổi mua bán nơi địa phủ.
 
Mỗi vong linh trong thời gian tu tập sẽ đạt được thành tựu nhất định, nhờ vậy mà đủ điều kiện tiến lên cảnh giới cao hơn. Kết quả sẽ như sau:
  • Vong linh nhờ tu tập tốt được miễn luân hồi sinh tử. Không còn nợ tiền Quan Tào nữa, họ được xóa nợ hoàn toàn. 
  • Vong linh không chịu tu tập, không có tiến triển chút nào do quá nặng nghiệp trong quá khứ. Họ sẽ tiếp tục tái sinh sang kiếp khác, nếu được làm người họ lại tiếp tục trả nợ để sửa chữa những sai lầm quá khứ. 
Có thể thấy, hầu hết chúng ta đều mắc nợ nhưng số tiền đó ít hay nhiều là còn tùy thuộc vào cách làm việc thiện hay ác của từng cá nhân. Vì thế, việc làm lễ Tào Quan được xem là cách gia tăng công sức cõi người để xóa bớt đi những nghiệp chướng trong tiền kiếp mà mình từng mắc phải. 
 

4. Những ai phải trả nợ Tào Quan?

Tuy hầu hết chúng ta mắc nợ ở kiếp trước, trong quá khứ nhưng không phải ai cũng phải trả nợ Tào Quan. Người nào nặng nghiệp kiếp này hoặc có nghiệp kiếp trước chưa trả hết sẽ phải làm lễ trả nợ mà thôi.

Căn cứ vào khái niệm trả nợ tào quan là gì, ta có thể hiểu, người cần làm lễ trả nợ Tào Quan là người thấy cuộc sống của mình gặp quá nhiều những điều không may mắn, thường xuyên rơi vào tình trạng khó khăn, trắc trở, buồn phiền. Họ có thể là những ai đang ở tình trạng:

Xem thêm  Ngày Rằm mùng 1 dâng hương lễ bái thế nào để hưởng phúc?
  • Muộn vợ, muộn chồng: Có thể là do họ từng nợ tình, thề thốt ước nguyện chung đôi nhưng cuối cùng phản bội…
  • Làm ăn bị vỡ nợ, phá sản: Có thể là do người đó trong kiếp trước có nợ người, nợ tiền, quỵt tiền, ăn cắp tiền của người mà không trả… 
  • Mất việc, không xin được chỗ làm: Bởi họ từng nợ danh như làm cho người bị mất danh, bóc lột sức lao động của người khác…
  • Bị người hại: Bởi từng nợ mạng, sát hại, làm người mất mạng… 
Những ai không phải trả nợ Tào Quan? Đó là số ít người thuộc con nhà Thánh (đã mở phủ trình đồng), hay người tu hành theo Phật pháp hoặc bất kỳ đạo nào hướng con người sống thiện, làm lành sẽ không phải trả nợ Tào Quan. 
 
Những người trên được xem là đã tu tập đạo giáo, tu dưỡng tinh thần và tích đức, tích phúc đủ lớn nên nghiệp của họ được giảm đi. Ngược lại, những người nợ mã Tứ Phủ hay một số trường hợp khác đều phải bắt buộc trả nợ vì sự tu tập không thành.  

5. Xem tuổi trả nợ Tào Quan

Theo Lục Thập Hoa Giáp thì mỗi con giáp có từng vị cai quản riêng, và mỗi vị lại có một cái kho riêng. Tiền nạp vào từng kho sau đó đều sử dụng cho các việc công sự. Tuổi trả nợ Tào Quan được tính như nhau: 

  • Giáp Tý: phải trả 2 vạn 3 Tào Quan và 30 quyển Kinh. Nộp trả tại kho số 3 – Tào Quan tính danh tư quân. Số tuổi có thể thọ là 75 tuổi.
  • Ất Sửu: phải trả 38 vạn Tào Quan và 54 quyển Kinh. Nộp trả tại kho số 30 – Tào Quan cát điền tư quân. Số tuổi có thể thọ là  80 tuổi. 
  • Bính Dần: phải trả 6 vạn Tào Quan và 74 quyển Kinh. Nộp trả tại kho 13 – Tào Quan tính Mã tư quân. Số tuổi có thể thọ là 78 tuổi.
  • Đinh Mão: số tiền Tào Quan phải trả 2 vạn 3 nghìn và 11 quyển Kinh. Nộp trả tại kho 11 – Tào Quan tính hứa tư quân.
  • Mậu Thìn: phải trả 2 vạn Tào Quan và 30 quyển Kinh. Nộp trả tại kho 11 – Tào Quan tính danh tư quân. Số tuổi có thể thọ là 79 tuổi.
  • Kỷ Tỵ: số tiền Tào Quan phải trả 7 vạn 3 nghìn + 28 quyển Kinh. Nộp trả tại kho 3 – Tào Quan tính Cao tư quân.
  • Canh Ngọ: số tiền 10 vạn Tào Quan + Kinh 12 quyển. Nộp trả tại kho số 9 – Tào Quan tính Lý tư quân. Hình nhân 3 Tướng. Số tuổi có thể thọ là  85 tuổi.
  • Tân Mùi: số tiền Tào Quan 10 vạn 3 + Kinh 17 quyển. Nộp trả tại kho 10 – Tào Quan tính thường an tư quân. Hình nhân 2 Tướng nữ. Số tuổi có thể thọ là 90 tuổi.
  • Nhâm Thân: phải trả 4 vạn 2 Tào Quan + Kinh 11 cuốn. Nộp trả tại kho 16 – Tào Quan tính phả tư quân. Số tuổi có thể thọ là 74 hoặc 89 tuổi.
  • Quý Dậu: phải trả 5 vạn 2 Tào Quan + Kinh 5 quyển + 3 cây cột chùa bằng giấy. Nộp trả tại kho số 1 – Tào Quan tính Thành tư quân.
  • Giáp Tuất: số tiền Tào Quan 5 vạn + Kinh 6 cuốn + 3 bộ xà chùa. Nộp tại kho 10 Tào Quan tính Quyền tư quân. Số tuổi có thể thọ là 91 tuổi.
  • Ất Hợi: số tiền tào quan 4 vạn 8 Tào Quan và 130 cuốn Kinh. Nộp tại kho số 5 Tào Quan tính Duyệt tư quân. Số tuổi có thể thọ là 69 hoặc 79 tuổi. 
  • Bính Tý: phải trả 2 vạn 4 Tào Quan và Kinh 27 cuốn cùng 3 bộ nóc chùa. Nộp tại kho số 9 Tào Quan tính Vương tư quân. Số tuổi có thể thọ là 79 tuổi.
  • Đinh Sửu: số tiền Tào Quan 2 vạn 2 cùng 25 cuốn Kinh và 2 hình nhân Tướng. Nộp tại kho số 2 Tào Quan tính Quyền tư quân. Số tuổi có thể thọ là 80 tuổi
  • Mậu Dần: số tiền Tào Quan  6 vạn và 21 cuốn Kinh. Nộp tại kho số 1 Tào Quan tính Na tư quân. Số tuổi có thể thọ là 80 tuổi.
  • Kỷ Mão: 8 vạn Tào Quan và 1 cuốn Kinh cùng 2 hình nhân Tướng. Nộp tại kho số 2 Tào Quan tính Gia tư quân. Số tuổi có thể thọ là 80 tuổi.
  • Canh Thìn: phải trả lại 5 vạn 7 Tào Quan và 37 cuốn Kinh. Nộp tại kho nào cũng được. Số tuổi có thể thọ là 60 tuổi.
  • Tân Tỵ: tiền Tào Quan phải trả 5 vạn 7 cùng 70 cuốn Kinh và 3 Kinh Tam bảo (Kinh thật). Nộp tại kho số 2 hoặc 11 Tào Quan tính Cao tư quân. Số tuổi có thể thọ là 65 tuổi.
  • Nhâm Ngọ: phải trả 11 vạn Tào Quan và 30 cuốn Kinh. Nộp tại kho số 24 Tào Quan tính Đào tư quân. Số tuổi có thể thọ là 90 tuổi. 
  • Quý Mùi: gửi trả 5 vạn 2 Tào Quan cùng với 21 cuốn Kinh. Nộp tại kho 42 Tào Quan tính Tiên tư quân. Số tuổi có thể thọ là 80 tuổi.
  • Giáp Thân: số tiền Tào Quan là 70 vạn và 30 cuốn Kinh. Nộp tại kho 56 Tào Quan tính Phạm tư quân. Số tuổi có thể thọ là 80 tuổi
  • Ất Dậu: phải trả 40 vạn Tào Quan và 24 cuốn Kinh cùng 18 hình nhân Tướng. Nộp tại kho số 2 Tào Quan tính An tư quân. Số tuổi có thể thọ là 73 tuổi  
  • Bính Tuất: phải trả 8 vạn Tào Quan và 25 cuốn Kinh cùng 10 hình nhân Tướng và Lập đàn giải oan (cát kết ). Nộp tại kho số 6 Tào Quan tính Cô tư quân. Số tuổi có thể thọ là 90 tuổi
  • Đinh Hợi: Tiền Tào Quan 3 vạn 9 và 13 cuốn Kinh cùng 13 hình nhân Tướng. Nộp tại kho số 13 Tào Quan tính Bối tư quân. Số tuổi có thể thọ là 90 tuổi.
  • Mậu Tý: Tiền Tào Quan 1 vạn 3 và 20 cuốn Kinh và hoàn Tam bảo 3 cột Chùa cùng 1 hình nhân Tướng. Nộp tại kho số 6 Tào Quan tính Hộ tư quân. Số tuổi có thể thọ là 88 tuổi.
  • Kỷ Sửu: Tiền Tào Quan 2 vạn và 25 cuốn Kinh. Nộp tại kho số 7 Tào Quan tính Đồng tư quân. Số tuổi có thể thọ là 83 đến 87 tuổi.
  • Canh Dần: phải trả 5 vạn 1 Tào Quan và 60 cuốn Kinh. Nộp tại kho số 5 Tào Quan tính Trạch tư quân. Số tuổi có thể thọ là 80 tuổi.
  • Tân Mão: phải trả 8 vạn Tào Quan và 16 cuốn Kinh. Nộp tại kho số 4 Tào Quan tính Trương tư quân. Số tuổi có thể thọ là 90 tuổi.
  • Nhâm Thìn: Tiền Tào Quan 5 vạn 4 và 30 cuốn Kinh. Nộp tại kho số 3 Tào Quan tính Tiêu tư quân. Số tuổi có thể thọ là 78 tuổi.
  • Quý Tỵ: Tiền Tào Quan  2 vạn 9 và 43 cuốn Kinh. Nộp tại kho số 5 Tào Quan tính Cấn tư quân. Số tuổi có thể thọ là 86 tuổi.
  • Giáp Ngọ: Tiền Tào Quan 4 vạn và 43 cuốn Kinh. Nộp tại kho số 1 Tào Quan tính Ngọ tư quân. Số tuổi có thể thọ là 90 tuổi.
  • Ất Mùi: Tiền Tào Quan 3 vạn và 10 cuốn Kinh cùng 10 cây cột Chùa. Nộp tại kho số 2 Tào Quan tính Hoàng tư quân. Số tuổi có thể thọ là 80 tuổi.
  • Bính Thân: Phải trả 3 vạn 3 Tào Quan. Nộp tại kho số 17 Tào Quan tính Phó tư quân. Số tuổi có thể thọ là 75 tuổi.
  • Đinh Dậu: phải gửi lại 10 vạn Tào Quan và 33 cuốn Kinh. Nộp tại kho 12 Tào Quan tính Tính tư quân. Số tuổi có thể thọ là 87 tuổi.
  • Mậu Tuất: Tiền Tào Quan  2 vạn và 13 cuốn Kinh cùng 3 cột Chùa. Nộp tại kho 36 Tào Quan tính Dục tư quân. Số tuổi có thể thọ là 72 tuổi.
  • Kỷ Hợi: phải trả 5 vạn 1 Tào Quan. Nộp tại kho 13 Tào Quan tính Bốc tư quân. Số tuổi có thể thọ là 90 tuổi.
  • Canh Tý: Tiền Tào Quan  12 vạn và 16 cuốn Kinh. Nộp tại kho số… Tào Quan tính Lý tư quân. Số tuổi có thể thọ là 80 tuổi.
  • Tân Sửu: Tiền 10 vạn Tào Quan và 45 cuốn Kinh cùng với 12 hình nhân người thường . Nộp tại kho số 18 Tào Quan tính Cáo tư quân. Số tuổi có thể thọ là 84 tuổi.
  • Nhâm Dần: Tiền Tào Quan 2 vạn 7 và 21 cuốn Kinh cùng 3 cột Chùa. Nộp tại kho số 10 Tào Quan tính Diệu tư quân. Số tuổi có thể thọ là 80 tuổi.
  • Quý Mão: Tiền Tào Quan 2 vạn 7 và 11 cuốn Kinh cùng 3 cột Chùa. Nộp tại kho 10 Tào Quan tính Huyền tư quân. Số tuổi có thể thọ là 75 tuổi.
Xem thêm  Rùng rợn bùa ngải từ xác người

6. Làm lễ trả nợ Tào Quan vào ngày nào? 

Nghi le tra no Tao Quan
 

Thời gian được chọn để thực hiện nghi lễ trả nợ Tào Quan trong các tháng âm lịch như sau: 

  • Ngày 8/1 vía Ngũ Diện Diêm La Vương;
  • Ngày 1/2 vía Nhất Điện tần Quảng Vương;
  • Ngày 8/2 vía Tam Điện Tống Đế Vương;
  • Ngày 18/2 vía Tứ Điện Ngũ Quan Vương;
  • Ngày 1/3 vía Nhị Điện Sở Giang Vương; 
  • Ngày 8/3 vía Lục Điện Biện Thành Vương;
  • Ngày 27/3 vía Thất Điện Thái Sơn Vương;
  • Ngày 1/4 vía Bát Điện Bình Đẳng Vương;
  • Ngày 8/4 vía Cửu Điện Đô thị Vương;
  • Ngày 17/4 vía Thập Điện Chuyển luân Vương;
  • Ngày 18/4 vía Tử Vi Đại đế;
  • Ngày 4/6 vía Chư Phật giáng lâm;
  • Ngày 30/7 vía Địa Tạng Vương Bồ tát; 
  • Ngày 8/10 vía Hải Hội Phật. 
Ngoài ra, bạn cũng có thể làm nghi lễ trả nợ Tào Quan này vào dịp đại lễ cầu an, lễ di cung hoán số và cầu tài cầu lộc, cũng như giải hạn sao hoặc ngày 1, ngày rằm tại các chùa để tiết kiệm chi phí.
 

7. Hướng dẫn cách làm lễ trả nợ Tào Quan
 

Để làm lễ trả nợ Tào Quan bạn cần chuẩn bị mâm lễ cúng cũng như lễ vật cần thiết.
 
– Mâm lễ: Bao gồm hương hoa, đèn, nến, xôi, rượu, thịt, hoa quả, bánh kẹo, nhang lễ, giấy sớ đầy đủ.

– Kinh: Kinh âm, kinh dương, Kinh Thọ sinh, kinh Trường thọ diệt tội bào hộ Đồng tử Đà ra ni, kinh Nhân quả, kinh Kim cang thọ mạng, Kinh Phật đảnh tôn thắng.

– Lồng chim, chậu cá, mâm gạo, tiền mâm, đường, muối.

 
– Mâm sớ văn, mâm cúng thí thực (để riêng).
 
Đối với giấy sớ lưu ý mỗi thành viên trong gia đình cần chuẩn bị một lá riêng, có bao nhiêu thành viên làm lễ thì cần chuẩn bị ngần ấy bộ giấy sớ.

Bộ giấy sớ bao gồm điệp dương công cứ, điệp âm, điệp âm thông hành, phật tài quan, đền hoàn, cầu an. Trong sớ ghi rõ địa chỉ, tên, hành canh (tuổi), nộp vào khố.

Hướng hợp cho lập đàn là Hướng Bắc.

8. Văn Khấn khóa lễ Tào Quan

 
Nam Mô A Di Đà Phật 
Kính lạy: 
Nam mô Phật – Nam mô Pháp – Nam mô Tăng  
Nam mô Huyền khung cao Thượng Đế – Ngọc Hoàng hựu tội tích phước Đại Thiên tôn 
Nam mô Diêu trì Kim Mẫu vô cực Đại từ tôn 
Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật  
Đức U Minh Giáo chủ Địa Tạng Vương Bồ tát  
Ngài Di Lặc Phật Vương  
Đại Thánh nam Tào, lục tự duyên thọ tinh Quân  
Đại Thánh Bắc đẩu cửu hoàn giải ách tinh Quân  
Nam mô Hương Vân cái Bồ tát Ma ha tát 
Nam mô kính lạy các Ngài Phán Quan sở trực  
Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị tôn Thần 
 
Các ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn Thần, Bản Cảnh Thành Hoàng tôn Thần và các vị Thần minh cai quản trong khu vực này
 
Hôm nay là ngày tháng năm Tín chủ của chúng con là:….
 
Ngụ tại:…
 
* Trầm thủy thuyền Lâm , hương phúc ức 
Triên đàn tuệ uyển cựu tài bồi  
Giời đao tiêu tựu túng sơn hình 
Nhiệt hướng tâm lô trường cúng dạng
 
* Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát ma ha tát (3 lần )
 
Đại chúng dĩ lập
 
* Nhất thiết cúng kính lễ thường trụ Tam bảo  
Như Lai diệu sắc thân  
Thế Gian vô dư đẳng 
Vô tỷ bất tư nghì.
 
Như Lai sắc vô tận 
Trí tuệ diệc phục nhiên 
Nhất thiết thường trụ pháp 
Thị cố ngã quy y.
 
Nam mô lu cấu địa Bồ tát ma ha tát (3 lần)
 
Ngũ phận pháp thân hương phúc ức 
Hương huân trí huệ thậm thâm môn 
Thành tâm hiến cúng chư Linh quan 
Ngã dĩ chúng sinh đồng thụ dụng
 
Nam mô tam mãn đa một đà lẫm án phạ nhật la vật, Nhi sa hạ (7 lần)
 
* Nam mô hương cúng dàng Bồ tát ma ha tát 
 
* Thiết dĩ hoa đàn băng khiết , bảo chiện yên phù 
 
Dĩ thử Chân ngôn thân triệu thỉnh 
Từ tốn Thánh chúng tất văn chi 
Nhất biến gia trì triệu thập phương 
Văn tập Đạo tràng phổ cúng dàng 
 
Nhất tâm phụng thỉnh Tòng Phật sở giáo, hưng thế tùy duyên 
Duy nguyện bằng tam bảo lực giáng phó pháp duyên công đức  
Duy nguyện bằng tam bảo lực giáng phó pháp duyên công đức  
Duy nguyện bằng tam bảo lực giáng phó pháp duyên công đức  
Duy nguyện bằng tam bảo lực giáng phó pháp duyên công đức  
Duy nguyện bằng tam bảo lực giáng phó pháp duyên công đức 
 
* Nam mô hương cúng dàng Bồ tát ma ha tát 
 
(Bấm ấn giờ) 
 
Gia trì biến thực nam tư nghì 
Biến thử thực tám cam lộ vương 
Nhất tài nhật thực lương vô biên 
Nhất thiết hiền Thánh gia sung túc 
 
Tự nhiên trù thực (Tý)  
Vô lương diệc vô biên (Ngọ) 
Tùy niệm gia sung túc (Mão)
 
Liệt vị Linh quang phổ đồng cúng dàng  
(Niệm chú biến thực cam lồ cúng dàng) 
Án phạ phật ma ha (Hương hoa đăng trà quả thực phụng hiến)
 
Án tác phạ đát tha nga đa phạ (3 lần).
 

7. Có nên làm lễ trả nợ Tào Quan không?

 

Không ít người đang gặp vận rủi, cuộc sống cảm giác như đang bế tắc, người lúc nào cũng nặng trịch buồn phiền… sẽ thường được các thầy pháp khuyên nên làm lễ trả nợ Tào Quan.

Nhưng sự thật là không ai biết là kiếp trước bạn nợ con số chính xác là bao nhiêu. Chưa kể trước đó bạn trải qua bao nhiêu kiếp, gây ra bao nhiêu là tội lỗi thì không thể trả một lần mà hết được. Thế nên cố công dành hết thời gian đi trả nợ liệu có ích chăng?

Đó là chưa kể việc có những người lợi dụng sự bế tắc của bạn để lừa tiền bạc, yêu cầu bạn dùng số tiền lớn để làm lễ. Không ít người vì mê tín, vội vàng tin theo những lời khuyên này trong lúc đầu óc thiếu sáng suốt nên phải mượn nợ, chạy vạy khắp nơi để làm được cái lễ mong rằng cuộc sống sớm an ổn. An đâu chưa thấy đã thấy gia tăng nợ nần.

Sau khi trả nợ Tào Quan cũng không có nghĩa là việc buôn bán, kinh doanh, sự nghiệp có thể khởi sắc hay tiến bộ ngay lên được. Giống như việc bạn trả nợ ở đời thường, hết nợ chỉ có nghĩa là bạn cũng đang ở bước khởi động, muốn giàu có phải tiếp tục chăm chỉ làm lụng.

Theo quan điểm đạo Phật, không có chuyện trả nợ Tào Quan nhưng xác nhận có tiền kiếp, nhân quả. Chúng ta tạo việc lành sẽ nhận quả lành, tạo nghiệp ác sẽ trả quả ác tương ứng, không thể trốn chạy, không thể làm lễ là tội lỗi được xóa bỏ. 

 
Đó còn phụ thuộc vào một phần nghiệp quả người đó đã làm tại kiếp trước ra sao. Nếu trong quá khứ tiền kiếp họ từng làm điều ác hay những điều bất lương, trộm cắp, giết người thì sẽ phải nhận lại những quả nặng nề cho việc làm đó.
 
Và nợ này là giữa người này với người kia, nợ oan gia trái chủ chứ không liên quan tới bất cứ ai cả. Vì thế, việc đốt hình nhân thế mạng, vàng mã thì không giúp ích được gì. 

Theo đó, chúng ta trả nợ nghiệp, chuyển nghiệp bằng cách sám hối, tu tập, gieo điều thiện lành tới mọi người. Theo Đạo Phật đó mới là cách phù hợp để chúng ta chuyển hóa khổ đau của chính mình chứ không phải ở những nghi lễ. Muốn đạt được hạnh phúc, an vui đích thực thì phải thay đổi từ chính trong tâm cho tới hành động của mình.
 
Vậy nên làm gì khi gặp điều bất hạnh đây? Trước những biến cố trong đời, Đức Phật dạy nên làm lành tránh ác để vun bồi phước đức. Phước đức tăng thêm thì đồng thời nghiệp lực giảm đi. Khi nghiệp lực và tội chướng được chuyển hóa thì mọi chuyện sẽ thuận lợi, hanh thông, tốt đẹp mà không cần nhờ cậy bất cứ ai. 
 
Nhìn chung việc này hoàn toàn xuất phát từ quan niệm tâm linh riêng của mỗi người nên việc làm lễ hay không làm lễ sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào ý kiến chủ quan của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, nếu làm cũng nên cho người uy tín và không nên quá lạm dụng vấn đề này, dễ trở thành người mê tín, dị đoan.

Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục:

Trình đồng mở phủ là gì? Nếu không mở phủ có được không?
Những lưu ý mà người đang có ý định hầu đồng nhất định phải biết

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!