- 1. Thời niên thiếu và duyên lành xuất gia
- 2. Sự tích về Tu Bồ Đề
- 3. Vì sao Tu Bồ Đề là Giải Không đệ nhất?
- 4. Tiền kiếp của Tu Bồ Đề
- 5. Ngài Tu Bồ Đề những ngày cuối đời
1. Thời niên thiếu và duyên lành xuất gia
Gia đình vô cùng hoang mang không biết đây là điềm lành hay điểm gở và họ đã vội mời thầy tướng đến xem. Nhà tướng số sau khi nghiên cứu kỹ càng quả quyết rằng:
Điều nầy rất là đại cát đại lợi và tương lai chú bé sẽ không bị danh văn lợi dưỡng thế gian ràng buộc. Hoặc chúng ta có thể gọi chú bé là Thiện Cát cũng tốt lắm vậy.
Sau những gì thầy tướng giải thích mọi người mới cảm thấy an tâm, bố mẹ cũng đặt tên cho đứa bé là Không Sanh hay Thiện Cát.
Đúng là kể từ khi cậu bé chào đời thì càng ngày gia đình lại càng giàu có. Khi cậu bé đến tuổi niên thiếu, cậu cũng cho thấy sự đặc biệt của mình khi luôn tìm cách để giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn khi có cơ hội. Bao nhiêu tiền bạc bố mẹ cho đều được cậu mang đi biếu tặng người khác.
Thậm chí có lần bắt gặp người ăn xin không có áo che thân nên cậu đã cởi ngay áo ngoài của mình tặng cho, còn cậu thì chỉ mặc áo lót quần cụt đi về nhà. Bố mẹ không ngờ khi biết rằng ngay cả bộ đồ trên người cậu cũng mang cho đi.
– Con có tiền mà không biết xài đúng cách, có quần áo cũng không chịu mặc lại còn ngang ngược. Nếu có tiếp tục như thế thì ta sẽ nhốt trong nhà, không được ra khỏi cửa.
Thế nhưng Tu Bồ Đề vẫn vậy, vẫn tiếp tục bố thí tất cả những gì mình có, vậy nên bố mẹ đã nhốt luôn trong nhà, không cho đi đây đi đó nữa.
– Này Không Sinh! Con thường tự cho mình có trí tuệ, hiểu rõ được chân lí đời người, nhưng theo cha thì đối với đức Phật, con vẫn còn thua rất xa. Đức Phật không những là bậc đại trí tuệ mà còn là bậc đại từ bi, lại là bậc đại thần thông nữa.
Từ hôm đức Phật đến địa phương ta giáo hóa, hầu hết người làng đều qui y theo Người. Cha định nay mai sẽ thỉnh Phật về nhà ta để cúng dường. Cha hi vọng rằng, lúc đó, ở trước mặt Người, tâm cuồng vọng của con sẽ tiêu mất.
Không đợi sang tới ngày hôm sau, vào buổi đêm hôm đó, chành trai trẻ đã một mình tìm đến chỗ Phật đang thuyết pháp. Lúc đó Ngài đang ngồi trên pháp tòa cao, bốn phía đèn đuốc sáng trưng, phía dưới là hàng ngàn dân làng đang ngồi.
Chàng trai nhận ra tướng mạo của Người vô cùng nghiêm trang, sáng chói. Mọi người xung quanh im lặng như tờ, họ cùng nghe Phật dạy:
2. Sự tích về Tu Bồ Đề
Sau khi xuất gia theo Phật, mỗi sáng sớm tôn giả đi vào làng khuất thực và chiều đến thì theo Phật nghe pháp, tham thiền. Ngài cùng các vị Tỳ Kheo theo thứ tự mà xin cho dù đi một mình hay đi với chúng tăng, bất luận nhà đó cho hay không thì họ phải tuần tự qua hết.
Nhưng Tu Bồ Đề lại thường chọn ra một đường riêng cho mình, chỉ tìm đến nhà giàu, nếu đi qua khu nào thấy nhà cửa nhỏ hẹp hoặc nhà nào kinh tế nghèo cùng thì tôn giả không ôm bát đứng trước cửa, không thì thà để bụng đói chớ không đi khuất thực.
Ban đầu các tỳ kheo không lưu tâm đến việc ấy, nhưng lâu ngày họ mới phát giác hành động của tôn giả có vẻ lạ thường.
3. Vì sao Tu Bồ Đề là Giải Không đệ nhất?
Trong số thập đại đệ tử của Đức Phật chỉ có Tu Bồ Đề là đệ nhất giải “Không”, có nghĩa là người duy nhất thấu hiểu lý Không của Bát Nhã.
Khi Ngài trở về, các đệ tử đều tranh lên trước để đón Ngài. Thậm chí, Thần thông đệ nhất trong các tỳ kheo ni là Liên Hoa Sắc còn biến thành hình dáng của Pháp Luân Thánh Vương để có thể thành người đầu tiên gặp được Đức Phật.
Trong lúc đang vá áo ở Kỳ Xà Quật trên núi Linh Thứu, tôn giả Tu Bồ Đề đã dùng trí quán chiếu biết Đức Phật du hóa phương xa sắp trở về. Ông định nhưng việc vá áo định đi đón Phật nhưng liền nghĩ rằng:
– Phật là bậc vô ngã, pháp thân không tịch vắng lặng, ngã và ngã sở đều không, tuyệt dứt đối đãi. Phật đã từng nói không ngã, không nhân, không chúng sanh, không thọ giả, các pháp rỗng lặng pháp tánh biến khắp không gian và thời gian. Pháp thân Phật ở đâu mà chẳng có, vì thế ta đi đón Phật có thể bị Phật quở trách là người hành tà đạo.
4. Tiền kiếp của Tu Bồ Đề
Thế nên chúng đến chùa, ép Ngài đưa tiền, nhưng vị sư cố gắng giải thích rằng ông không có đồng nào trong người, ông nuôi bọn trẻ bằng cách hàng ngày đi khất thực, có được bao nhiêu dùng hết bấy nhiêu cho chúng.
Nhưng bọn cướp không tin, dọa rằng nếu ông không đưa tiền ra, chúng sẽ giết bọn trẻ. Trong khi Tu Bồ Đề thuyết phục rằng mình không có tiền thì bọn cướp bắt đầu giết lũ trẻ thật. Điều này khiến Tu Bồ Đề vô cùng đau khổ nhưng không thể làm gì. Cho tới khi chúng giết hết bọn trẻ mới nhận ra là ông ta không có tiền. Sợ hãi vì sự thật này, chúng liền bỏ chạy.
Chỉ còn Tu Bồ Đề ở lại với nỗi đau đớn và oán hận của mình, ông phát ra tâm hận con người ác độc, thiếu niềm tin, tham lam…
Nhờ vậy, ông hàn gắn và chữa lành được dấu ấn sân hận trong dòng nghiệp của mình. Ông chứng được Không định – cảnh chứng rất cao quý và thanh tịnh…
5. Ngài Tu Bồ Đề những ngày cuối đời
Trong thời gian cư ngụ tại núi Kì Xà, có một hôm Tu Bồ Đề lâm bệnh nặng khiến cơ thể vô cùng mệt mỏi. Dù là bậc cao nhân nhưng khi mang thân người thì không thể tránh khỏi những khổ đau của sinh, già, bệnh, chết.
– Sự đau khổ về bệnh này từ đâu mà có? Ta phải làm thế nào để tiêu trừ được bịnh khổ này đây?
Tôn giả cứ quán niệm về các câu hỏi ấy rồi tự trả lời:
Nguyên nhân đưa đến bệnh khổ cho thân thể một phần là các nghiệp báo tích lũy từ thời quá khứ, một phần khác là do sự bất ổn trong mối quan hệ giữa các duyên trong đời hiện tại. Thuốc men chỉ có thể trị bịnh tạm thời mà không thể làm cho khổ đau tiêu trừ tận gốc rễ. Chỉ có sám hối tội nghiệp, tu tập thiền quán, thấy rõ nhân quả để tiêu trừ khổ đau nơi tâm ý thì cái khổ đau nơi thân thể mới không còn nữa”.