1. Tứ Đại Bồ Tát gồm những ai?
Tứ Đại Bồ Tát hay còn gọi là Tứ Đại Quan Âm bao gồm 4 vị Bồ Tát bao gồm Văn Thù Bồ Tát, Bồ Tát Phổ Hiền, Bồ Tát Quán Âm và Bồ Tát Địa Tạng cứu giúp nhân loại trên thế giới này thoát khỏi biển khổ sinh tử. Họ những vị Bồ Tát có sức mạnh và lòng từ bi bao trùm chúng sinh.
Tuy các Ngài đã chứng đắc quả vị Phật từ lâu, phúc trí đã viên mãn nhưng vì vẫn muốn cứu giúp chúng sinh đang phải chịu khổ trong ba cõi sáu đường nên các Ngài phát nguyện hiện thân Bồ tát để gần gũi, cứu giúp chúng sinh. Mỗi vị đảm nhiệm nhiều vai trò, từ việc giáo dục chúng sinh đến việc cứu vớt những linh hồn trong địa ngục.
Từ “Đại” ở đây không chỉ thể hiện sự lớn lao mà còn là nói về công đức và oai lực vô song của các Bồ Tát. Bốn vị Bồ Tát như bốn ngọn cột lớn, chống đỡ và hướng dẫn chúng sinh trong cõi khổ.
2. Tìm hiểu các vị Bồ tát trong Tứ Đại Quan Âm
- Bồ tát Văn Thù đại diện cho trí tuệ vô thượng
- Bồ tát Phổ Hiền đại diện cho hạnh nguyện vô biên
- Bồ tát Quán Âm đại diện cho từ bi vô lượng
- Bồ tát Địa Tạng là biểu tượng cho hiếu đạo vô cùng.
2.1. Địa Tạng Vương Bồ Tát
Hình tướng: Đầu đội mũ Ngũ Phật, mặc áo cà sa đỏ – vàng, tay trái cầm trượng, tay phải cầm viên ngọc sáng. Trong đó trượng để đập tan địa ngục, còn viên ngọc để soi sáng đưa đường dẫn lối cho chúng sinh.
Xuất phát từ lời nguyện chưa thành Phật khi địa ngục chưa hết chúng sinh nên Địa Tạng được xem là vị Bồ Tát của chúng sinh dưới địa ngục hay giáo chủ cõi U Minh. Chính vì lời nguyện khi nào Ngài độ hết chúng sinh thoát khỏi hẳn địa ngục, tất cả chúng sinh thành Phật thì Ngài mới thành Phật mà cho đến mãi ngày nay Ngài vẫn làm một vị đại Bồ Tát, lăn lộn trong cõi khổ để cứu vớt chúng sinh.
Ngoài cứu vớt chúng sinh ở địa ngục còn biết đến là người con có tấm lòng hiếu thảo. Cho nên Kinh Địa Tạng Bồ Tát của Ngài thường được dùng để siêu độ cho người đã khuất, cũng được xem là một bộ hiếu kinh trong Đạo Phật.
Địa Tạng Bồ Tát được thờ trong chính điện của các chùa cùng với Phật Thích Ca Mâu Ni – tượng trưng cho Trí, Quán Thế Âm Bồ Tát – tượng trưng cho Bi và Ngài Địa Tạng Vương – tượng trưng cho Dũng.
2.2. Quán Thế Âm Bồ Tát
Quán Thế Âm Bồ Tát tượng trưng cho Thủy, ở Phổ Đà Sơn. Quán Thế Âm Bồ Tát được biết đến là một trong hai thị giả của Phật A Di Đà, làm nhiệm vụ tiếp dẫn chúng sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc.
Quán Thế Âm Bồ Tát thường có nhiều tên gọi như Quán Âm Bồ Tát, Mẹ Quán Âm, Bạch Y Bồ Tát,… Ngài tượng trưng cho tâm hạnh từ bi, an ủi, nhắc nhở, khuyên lơn, đem lại nguồn an vui cho tất cả chúng sanh. Ở đâu có tiếng than, có nỗi khổ, Ngài đều đến để cứu vớt.
2.3. Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
Văn Thù tượng trưng cho Khí, ở Ngũ Đài Sơn. Đây là vị Bồ Tát tượng trưng cho kinh nghiệm giác ngộ và ánh sáng của học vấn, đạt được thành quả tu hành bằng phương tiện tri thức.
Ngài được ví như một người thầy thuốc của tâm hồn, phương thuốc là trí tuệ, chữa khỏi mọi loại bệnh căn phiền não trên đời.
Văn Thù Bồ Tát cùng với Phổ Hiền Bồ Tát là thị giả theo hầu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, được xưng Hoa Nghiêm Tam Thánh. Ngài là vị có trí tuệ bậc nhất, theo hầu cận ở vị trí bên trái của Phật tổ để duy trì, ủng hộ Phật pháp, đưa ánh sáng Phật pháp soi tỏa khắp phương khắp cõi.
2.4. Phổ Hiền Bồ Tát
Phổ Hiền Bồ Tát tượng trưng cho Hỏa, ở Nga Mi Sơn. Trong Phật Giáo, Ngài là biểu hiện cho 3 thứ gồm Lý, Ðịnh, Hành. Ngài cũng là một thị giả thân cận của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
Phổ Hiền Bồ Tát cùng với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát được phong là Hoa Nghiêm Tam Thánh – ba vị có sức mạnh lớn, trí tuệ tỏa sáng và tấm lòng đức độ cứu khổ cứu nạn chúng sinh.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: